Nhện khổng lồ dùng chất độc thần kinh tiêu diệt con mồi bằng… tơ
Các nhà khoa học từ Đại học bang São Paulo ở Brazil đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy tơ loài nhện khổng lồ (Nephila clavipes) có chứa một loại protein giống độc tố như một chất độc thần kinh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Khi con mồi mắc vào lưới tơ nhện cũng đồng nghĩa với việc sẽ trúng độc thần kinh và chất độc sẽ từ từ làm tê liệt con mồi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những quan điểm cho rằng mạng nhện chỉ đơn thuần là một tấm lưới giúp loài này giăng bắt con mồi dường như là chưa đủ. Với phát hiện mới thì tơ nhện không chỉ là đóng vai trò một tấm lưới dính mà còn là một vũ khí giúp làm tê liệt con mồi bằng chất độc thần kinh.
Ý tưởng nghiên cứu bắt đầu sau khi các nhà khoa học nhận thấy một số côn trùng săn mồi bị mắc kẹt trong mạng nhện của loài nhện khổng lồ Nephila clavipes có các biểu hiện kỳ lạ với cơ thể run rẩy, không cử động bình thường.
Video đang HOT
Để nghiên cứu sâu hơn về điều kỳ lạ này, nhóm nghiên cứu đã chiết xuất một số chất được tìm thấy trên tơ của nhện Nephila clavipes và áp dụng các nồng độ khác nhau của chất chiết xuất cho ong mật, vốn là con mồi tự nhiên của nhện Nephila clavipes. Họ nhận thấy những con ong bắt đầu di chuyển ngày càng chậm hơn, trước khi bị tê liệt.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các protein giống chất độc thần kinh được tìm thấy trên mạng nhện tương tự như protein được tìm thấy trong nọc độc của vết cắn của nhện.
“Thành phần hóa học của chất tiết ra mà nhện áp dụng trên mạng nhện có chứa các hợp chất giúp loại bỏ lớp sáp bảo vệ khỏi cơ thể con mồi, mở ra khả năng tiếp xúc các chất độc thần kinh để khuếch tán vào cơ thể con mồi gây tê liệt.
Các chất độc thần kinh có thể ngăn chặn một số loại thụ thể thần kinh điều khiển các xung thần kinh đến chân của con mồi”, giáo sư Mario Palma, tác giả nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Côn trùng tại Đại học Bang São Paulo, giải thích.
Những chất độc thần kinh của nhện Nephila clavipes thực tế không mạnh lắm vì mục đích chỉ để gây tê liệt cho con mồi. Điều quan trọng hơn là nhện chỉ ăn những con mồi còn sống. Nếu chất độc thần kinh quá mạnh, con mồi có thể chết và nhện không thể ăn được sau này.
“Chúng tôi vẫn chưa thử nghiệm những tác hại của nó với con người, tuy nhiên, dựa trên xem xét các thành phần hóa học đã biết và một lượng nhỏ quan sát được trong điều kiện tự nhiên, có lẽ nó sẽ không gây nguy hiểm cho con người”, Palma nhấn mạnh.
Phát hiện loài cú khổng lồ thời tiền sử có 'bàn chân săn mồi' sát thủ
Trong nghiên cứu được công bố mới đây, các nhà cổ sinh vật học xác định được một hóa thạch cú 55 triệu năm tuổi có móng vuốt giống như một con chim ưng.
Con cú này có tên Primoptynx poliotauros, dài gần 50 cm, có kích thước tương đương với những con cú tuyết hiện đại.
Hóa thạch trên được khai quật từ khu vực Bighorn Basin, bang Wyoming (Mỹ) năm 1990 và là một trong những hóa thạch hoàn chỉnh nhất của loài cú từ thời đại Paleogen từng được tìm thấy.
"Các con cú ngày nay có bốn 4 chân với móng vuốt có kích thước tương đương để bắt những con mồi tương đối nhỏ và giết chúng bằng mỏ. Primoptynx có ngón chân thứ nhất và thứ 2 dài hơn, tương tự như ở diều hâu và thành viên khác trong gia đình họ ưng. Những ngón chân phát triển này được sử dụng để ghim con mồi", nhà cổ sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu, Thierry Smith cho hay.
Bộ xương của Primoptynx poliotaurus. (Ảnh: Viện nghiên cứu Senckenberg)
Theo ông Smith, trong nghiên cứu mới đây, ông và các cộng sự ban đầu quan sát rất kỹ hình dạng xương của con vật.
Tuy nhiên, chính những ngón chân săn mồi của Primoptynx đã thực sự thu hút sự chú ý họ bởi những con cú hiện đại tiêu diệt con mồi bằng mỏ của chúng
Primoptynx có thể đã săn bắt các loài linh trưởng hoặc động vật có vú từ cỡ nhỏ đến trung bình sống trên cây và trên mặt đất.
Hóa thạch, kết hợp với những phát hiện khác cho thấy sự đa dạng của các loài cú và cách chúng phát triển sau thời kỳ khủng long.
Theo Tiến sĩ Gerald Mayr, tác giả chính của nghiên cứu, mặc dù tỷ lệ ngón chân cho thấy Primoptynx poliotaurus săn mồi bằng chân, không rõ điều gì đã thay đổi trong quá trình tiến hóa của chúng khiến loài cú hiện nay săn mồi bằng mỏ.
Ông Mayr việc phải cạnh tranh với chim săn mồi là lý do cho đặc điểm tiến hóa này cũng như thói quen về đêm của loài cú.
Nhện mặt quỷ bện tơ thành vợt lưới để săn mồi Khi săn mồi, nhện mặt quỷ thường treo mình trên không chờ đợi con mồi xuất hiện rồi nhanh chóng dùng chiếc vợt tự chế để tóm gọn con mồi. Nhện mặt quỷ (Deinopidae) còn được gọi với cái tên khác là nhện đan lưới. Loài nhện này sở hữu một trong những kỹ năng săn mồi đặc biệt nhất trong thế giới...