“Nhện góa phụ giả dạng” có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh
Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài “nhện góa phụ giả dạng” có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.
Nhấn để phóng to ảnh
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà động vật học và vi sinh học từ NUI Galway, tập trung vào các phản ứng do nhện cắn được báo cáo bởi những người sống ở Ireland và Anh trong thập kỷ qua.
Chỉ riêng ở Vương quốc Anh đã có hơn 650 loài nhện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 10 loài phổ biến ở Tây Bắc Châu Âu có răng nanh đủ mạnh để đâm vào da của con người và tiết nọc độc của chúng. Và chỉ một loài trong số đó khiến các bác sĩ lâm sàng phải tiếp nhận bệnh nhân bị nhện cắn. Đó là “Nhện góa phụ giả dạng”.
“Nhện góa phụ giả dạng” có bụng màu nâu, xen kẽ các mảng màu vàng nhạt. Nhện cái có thể dài đến 1,5cm. Chúng chỉ cắn người khi bị khiêu khích và hoảng sợ.
Đối với hầu hết các bệnh nhân của loài nhện này, vết cắn như vậy sẽ gây đỏ và đau, nhưng một số có biểu hiện nghiêm trọng và suy nhược do tình trạng “ăn da” có thể khó kiểm soát.
Trong trường hợp điều này xảy ra, trước đây người ta cho rằng vi khuẩn xâm nhập vào vết cắn do nhiễm trùng thứ cấp, rất có thể do bệnh nhân gãi vào vùng bị ảnh hưởng.
Để làm rõ, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng về vi khuẩn gây bệnh trên các “nhện góa phụ giả dạng” và một số loài nhện châu Âu khác.
Kết quả cho thấy hai loài nhện bản địa, Amaurobius similis và Eratigena atrica, có khả năng truyền vi khuẩn trong vết cắn của chúng. “Nhện góa phụ giả dạng” cũng được phát hiện mang 22 loài vi khuẩn có khả năng lây nhiễm sang người. Trong số các vi khuẩn, Pseudomonas putida, Staphylococcus capitis và Staphylococcus edaphicus có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất.
Các nhà nghiên cứu hi vọng nghiên cứu mới sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho các bác sĩ điều trị những vết cắn gây do “Nhện góa phụ giả dạng” gây ra. Đặc biệt vết nhện cắn không chỉ mang vi khuẩn có thể truyền sang người mà một số trong số chúng sẽ kháng kháng sinh.
Tiến sĩ Aoife Boyd từ NUI Galway, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: “Sự đa dạng của các vi sinh vật không bao giờ ngừng làm tôi ngạc nhiên. Sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mọi môi trường ở đây bởi sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc ngay cả trong nọc độc của nhện. Kháng thuốc (AMR) là một vấn đề cấp bách và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Phương pháp kết nối sức khỏe con người, động vật và môi trường là cách duy nhất để giải quyết vấn đề”.
Nhện đực trói nghiến bạn tình đề phòng bị ăn thịt sau khi ân ái
Trong thế giới tự nhiên, việc nhện cái xơi tái nhện đực sau khi giao phối là điều quá bình thường, trừ loài Thanatus fabricii.
Theo Science Alert, một nhóm các nhà khoa học ở Séc đã nghiên cứu loài nhện Thanatus fabricii ở Israel để tìm hiểu những hành vi khác thường của chúng.
Ở động vật giáp xác nói chung, con đực thường liều mạng mời gọi con cái giao phối bất chấp việc chúng có thể bị xơi tái. Tuy nhiên, ở một số loài thì con đực cưỡng ép con cái làm việc đó để tránh bị ăn thịt, một trong số đó là loài nhện Thanatus fabricii.
Nhện Thanatus fabricii
Trong thế giới tự nhiên, con giáp xác cái thường to lớn hơn con đực.
Chính vì vậy, hành vì cưỡng ép giao phối của con đực với con cái khác hiếm gặp, đặc biệt là trong thế giới loài nhện. Với loài Thanatus fabricii, con đực chỉ làm chuyện đó khi con cái bị cắn và rơi vào tình trạng bất động.
Trong nghiên cứu, nhóm tác giả thu thập nhện T. fabricii đực và cái từ một khu vực ở Israel và đặt chúng cùng một chỗ trong phòng thí nghiệm để quan sát hành vi giao phối của loài này. Họ nhận thấy đầu tiên, nhện đực sẽ cắn vào chân con cái. Nhện cái sau đó co chân lại gần cơ thể, trở nên hoàn toàn bất động.
"Đôi khi, những con nhện mất hàng giờ quyến rũ nhện cái để tán tỉnh, nhưng con đực của loài này chỉ cần tới gần và cắn", Lenka Sentenská, thành viên nhóm nghiên cứu ở Đại học Masaryk tại Cộng hòa Czech, cho biết.
Nhóm nghiên cứu cho rằng nhện đực sử dụng chiến thuật cưỡng ép để tránh bị bạn tình lớn hơn ăn thịt, đồng thời để đối phó với sự kháng cự. Nhện cái nằm bất động sẽ đem lại lợi thế lớn nếu con đực có nguy cơ bị bạn tình tấn công và ăn thịt trong lúc giao phối.
Tuy nhiên, 11% con nhện đực Thanatus fabricii vẫn bị nhện cái xơi tái.
Phát hiện hơn 12.000 loài vi khuẩn hoàn toàn mới Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy 12.556 loài vi khuẩn và vi khuẩn cổ mới chưa từng được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng một kỹ thuật đặc biệt gọi là metagenomics. Các loài vi sinh vật có thể nuôi cấy trong đĩa petri như chúng ta vẫn biết chỉ là một phần nhỏ...