Nhếch nhác vì ‘văn hóa mặt tiền’
“Kinh tế vỉa hè” cũng “góp phần” làm cho TP. HCM còn nhiều nơi nhếch nhác, không mang dáng dấp của một đô thị văn minh hiện đại.
Vỉa hè còn được chủ tận dụng làm nơi bán chỗ ngủ qua đêm cho khách. Ảnh: Tá Lâm/ VNE
Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển từ đô thị Sài Gòn – Bến Nghé, cứ lớn dần lên, nối kết với các trung tâm khác là Chợ Lớn và Gia Định. Tốc độ đô thị hóa của Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh trong giai đọan lịch sử nào cũng rất nhanh.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng hiện nay quy hoạch của nhà nước không theo kịp tốc độ phát triển của thành phố, và việc xây dựng tự phát là do người dân chưa có ý thức cao trong việc tuân thủ quy họach của nhà nước. Kết quả là sự tùy tiện phát triển các khu dân cư xen lẫn thương mại, khu sản xuất… là rất rõ.
“ L àng trong phố”
Có thể dùng cụm từ “làng trong phố” để hình dung về tính chất văn hóa nhiều khu đô thị mới. Đây chính là địa bàn thuận tiện cho lao động phi chính thức phát triển: từ việc buôn bán trong những chợ “chồm hỗm”, “chợ đuổi”… đến một “nền kinh tế vỉa hè”: buôn bán cố định/ di động, sản xuất, dịch vụ… Do cơ chế quản lý chưa phù hợp, “kinh tế vỉa hè” cũng “góp phần” làm cho thành phố còn nhiều nơi nhếch nhác, không mang dáng dấp của một đô thị văn minh hiện đại.
Việc sử dụng vỉa hè, lòng lề đường, để kinh doanh, buôn bán, thậm chí sản xuất, làm các dịch vụ như giữ xe… còn xuất phát từ chính nhận thức của người dân. Nhiều người dân thành phố có quan niệm vỉa hè, lòng lề đường thuộc sở hữu của chủ nhà có mặt tiền đường. Và để có một chỗ buôn bán nhỏ lẻ ở vỉa hè trước mặt nhà không phải của mình đều phải được sự cho phép của chủ nhà, và phải đóng một khoản tiền “thuê chỗ” hàng tháng.
Những năm gần đây, thành phố có chủ trương phát triển nhiều trung tâm để phân tán mức độ tập trung. Ở nhiều quận, do chưa hình thành các khu mua bán lớn, lại bị phân tán theo các trục đường và lề đường.
Quy hoạch khu hành chính, trường học, chợ, cửa hàng… đều không theo khu vực “ô phố”, đặc trưng của đô thị, mà vẫn phân tán theo mặt tiền một số con đường chính nên làm việc gì người dân cũng phải “xuống đường”. Và thực tế, loại hình kinh tế phi chính thức phổ biến nhất ở TP Hồ Chí Minh là buôn bán trên vỉa hè từ nhiều năm qua đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua – bán nhanh, tiện lợi với các loại hàng hóa giá rẻ. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để các hoạt động kinh tế vỉa hè có điều kiện nảy sinh và tồn tại.
Cùng với đó, “ Văn hóa mặt tiền” trở thành “đặc trưng” mới của đô thị Việt Nam, từ thành phố lớn đến thị trấn hẻo lánh. Có lẽ không có nước nào mà dân cư lại có thói quen, nhu cầu và “đua nhau” ra sống cạnh mặt đường lớn, nhỏ như ở nước ta! Trong khi đó, ở các nước, mặt tiền vỉa hè là không gian công cộng, cần tuân thủ những quy định chung của thành phố, không được tùy tiện sử dụng theo ý muốn cá nhân.
Thói quen này dẫn đến nhiều hệ lụy:
Thứ nhất, quy hoạch và quản lý kiến trúc mặt tiền các con đường trở nên khó khăn, thậm chí làm cho hình thức kiến trúc xấu, không đồng bộ dù tốn kém rất nhiều kinh phí để xây dựng hay cải tạo đường xá. Đường Nam Kỳ khởi nghĩa từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình.
Video đang HOT
Thứ hai , những đường cao tốc mới xây dựng lại không thể lưu thông với tốc độ cao vì rất nguy hiểm khi dân cư trú ngay hai bên đường, không có khoảng lùi an toàn và cảnh quan cần thiết, làm giảm hiệu quả xây dựng và đầu tư.
Thứ ba, buôn bán vỉa hè, lòng đường, mặt tiền đường phố, và phương tiện giao thông cá nhân có mối quan hệ mật thiết của “cung và cầu”. Xe cá nhân còn phát triển thì người sử dụng còn nhu cầu mua bán ngay ở vỉa hè lòng đường. Tình trạng tắc đường kẹt xe lại có thêm một nguyên nhân. Các nhà quản lý và điều phối giao thông thấy được điều này nhưng khó mà giải quyết.
Hạn chế tiêu cực của “kinh tế vỉa hè”
Ở các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nếu phương tiện giao thông công cộng phát triển, tiện lợi, phù hợp nhu cầu, tạo điều kiện cho người dân có thói quen sử dụng xe công cộng, thay vì xe cá nhân, nhu cầu “mua bán nhanh tiện lợi” sẽ chuyển đến các đầu mối giao thông, như bến tàu xe, trạm xe bus, ga xe điện ngấm, bãi giữ xe hơi… Có nghĩa là những trung tâm mua bán, dịch vụ… sẽ được thiết lập ở đó.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi có được những yếu tố giao thông mang tính chất “giao thông đô thị”, bằng cách nào hạn chế mặt tiêu cực của “kinh tế vỉa hè” tác động đến nếp sống văn minh đô thị?
Nên chăng cần tổ chức những con đường, khu vực theo ô phố – đặc thù quy hoạch đô thị, để duy trì và phát triển kinh tế vỉa hè, vừa giải quyết nhu cầu sinh sống của người bán, người mua, vừa đảm bảo mỹ quan và trật tự đô thị, vừa bảo tồn được nét độc đáo, cần thiết giữ gìn và có thể khai thác nó như một di sản văn hóa phi vật thể. “Văn minh đô thị” sẽ có bộ mặt mới.
Mặt khác cũng cần thấy rằng, những loại hình dịch vụ và buôn bán nhỏ hiện nay còn phù hợp với tập quán tiêu dùng, tiện ích, khả năng chi trả… của phần lớn người dân thành phố. Hơn nữa, nó còn được xem giải pháp mưu sinh hữu hiệu của rất nhiều hộ dân nghèo, hộ thu nhập thấp, vì vậy cần tổ chức và tăng cường mạng lưới cửa hàng nhỏ lẻ trong các khu vực tập trung dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất… nhằm đáp ứng nhu cầu của đa số dân cư.
Cũng vậy, việc hạn chế và lọai bỏ các loại xe thô sơ 3, 4 bánh – phương tiện mưu sinh của hàng ngàn hộ gia đình, cũng cần có tính toán thấu đáo khả năng chuyển đổi nghề nghiệp để không đẩy người dân vào chỗ khó khăn.
Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố, đô thị khác trong cả nước đang xây dựng nếp sống văn minh hiện đại. Không thể không bắt đầu từ yếu tố kinh tế: các ngành nghề của dân cư, loại hình kinh tế cần được phát triển cân đối, đảm bảo quyền lợi của nhân dân nhưng cũng đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố. Trong việc này vai trò quản lý và điều phối của nhà nước là chủ đạo, không thể trông chờ người dân tự giải quyết mà chỉ có thể kêu gọi ý thức chấp hành luật pháp và ý thức cộng đồng.
Do đó, người nhập cư và vấn đề việc làm – kinh tế phi chính thức cần được nhìn nhận xem xét ở một góc độ lịch sử – văn hóa sâu rộng hơn, bên cạnh góc độ kinh tế, góp phần tìm ra giải pháp cải thiện đời sống của cư dân, và phát triển những lợi ích của khu vực kinh tế phi chính thức.
Theo xahoi
Nhếch nhác ở tuyến đường thường xuyên đón khách quốc tế
Để xảy ra việc trên, trước tiên cơ quan quản lý phải chịu trách nhiệm, bởi việc cấp phép quảng cáo còn chưa chặt chẽ.
Nhiều ngày nay, bạn đọc báo ANTĐ gọi điện thoại, phản ánh về việc, trên tuyến đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài có "sự cố" kéo dài nhiều ngày nay mà chưa thấy cơ quan chủ quản khắc phục.
Trong phản ánh của bạn đọc có đoạn: "Tôi thấy đây là cây cầu của tình hữu nghị Việt- Xô, lại mang tầm vóc quốc tế bởi luôn đón những đoàn khách quốc tế từ sân bay Nội Bài về Thủ đô Hà Nội. Để gửi những thông điệp cho bạn bè quốc tế có dịp qua cửa ngõ này, đơn vị quản lý cầu đã treo 2 lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng rất trân trọng ở đầu cầu phía Hà Nội. Tuy nhiên, những ngày gần đây biểu tượng thiêng liêng bên cầu đã bị rách, gây mất mỹ quan đô thị mà không thấy ai thay thế...".
Hình ảnh lá cờ rách te tua thế này ở cửa ngõ Thủ đô rất gây phản cảm
Ngay sau khi nhận được phản ánh trên, chúng tôi đã kiểm chứng, quả thực 2 lá cờ đã bị rách xơ xác nhìn rất phản cảm. Một chiến sỹ CSGT đội số 6- CATP Hà Nội, làm nhiệm vụ dưới cột cờ này, chỉ tay lên hướng về căn phòng nhỏ trên cầu và bảo: "Bốt gác của nhân viên quản lý cầu kia. Thỉnh thoảng vẫn thấy họ hạ cờ rách xuống thay cờ mới. Nhưng chẳng hiểu sao đợt này không thấy...".
Chúng tôi đến căn phòng nọ, thấy cửa khóa. Liên hệ theo số điện thoại để tìm hiểu, thì được đầu dây trả lời không rõ việc ấy bên nào làm...(!?)
Cảnh tượng nhếch nhác mất mỹ quan đô thị do những biển quảng cáo, tờ rơi, pha nô... cũng xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt cửa ngõ vào thành phố. Thậm chí nhiều cơ quan trên địa bàn Hà Nội trưng biển "Chúc mừng năm mới 2011, Đón chào năm Nhâm Tý"... cách đây cả năm rồi mà... vẫn chưa hạ.
Tấm biển "ngã" ra đường nhiều tháng nay mà chưa có ai dựng lại
Như vậy để thấy sự cẩu thả, sự tắc trách không đáng có trong một số công ty, cơ quan. Sở dĩ như vậy, cũng xuất phát từ việc nhiều người nghĩ "việc nhỏ" nên chẳng cần quan tâm. Điển hình là trên tuyến cao tốc Thăng Long- Nội Bài, ngoại trừ việc lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng bị rách te tua còn có những tấm biển quảng cáo cỡ lớn rách nham nhở hai bên tuyến đường từ sân bay về đến nội thành Hà Nội.
Dù chỉ là những tấm biển quảng cáo "ế khách", hay hoen ố, gỉ sét cũng có thể gây mất mỹ quan, gây ấn tượng không tốt đối với du khách nếu như chúng ta phó mặc tất cả. Để xảy ra tình trạng làm xong không dùng thì bỏ mặc, hoặc chẳng ai quan tâm, điều trước tiên phải khẳng định trách nhiệm của cơ quan quản lý là Sở GTVT, sở VHTT và Du lịch. Bởi đây là đơn vị cấp giấy phép để bên kinh doanh làm.
Tuy nhiên, những cam kết "hoàn thổ" giữa đơn vị quản lý và đơn vị được cấp phép quảng cáo là chưa chặt chẽ. Vì thế mới xảy ra tình trạng như đang diễn ra tại một số cửa ngõ vào nội thành Hà Nội. Nếu như ngay từ ban đầu, hai bên cam kết thưởng phạt nghiêm khắc, rõ ràng, không dùng phải trả lại nguyên trạng không gian thì việc làm đâu bỏ đấy sẽ không xảy ra ở bất cớ nơi nào, như đang có.
Riêng về việc lá cờ trên cầu Thăng Long bị rách gây phản cảm, đề nghị cơ quan quản lý cần sớm thay thế bởi đó không chỉ đơn thuần là tuyến đường mà còn là bộ mặt của cửa ngõ Thủ đô Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh gây mất mỹ quan trên tuyến đường Thăng Long- Nội Bài.
Quảng cáo "ế" khách gây mất mỹ quan
Biển quảng cáo... te tua
Như hạt "sạn" trong mắt du khách
Tuyến đường này thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế, quốc nội
Lá cờ rách gây phản cảm ở cửa ngõ Thủ đô
Theo VNE
Hàng rong chiếm cả lòng đường Thời gian gần đây, đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn trước Công viên Lê Thị Riêng (giáp ranh giữa quận 10 và quận 3 - TPHCM) có rất nhiều người buôn bán hàng rong hoạt động nhộn nhịp. Họ bày bán nhiều mặt hàng, từ bánh tráng trộn, nước mía, trái cây, xôi, bánh mì... đến quần áo, giày dép khách mua chính...