Nhếch nhác “làng container” ở Trung Quốc
Với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, hàng triệu người dân nghèo ở các miền quê đã tìm tới các thành phố lớn hy vọng có được cơ hội đổi đời. Nhưng do giá đất tăng cao, nhiều gia đình không có đủ tiền mua nhà, phải chấp nhận sống trong những chiếc container cũ, rẻ tiền để trụ lại thành phố vật lộn với cuộc mưu sinh.
Cảnh nhếch nhác tại những khu nhà container xập xệ ở Thượng Hải
130 triệu dân sống trong khu ổ chuột
Anh Chen Shaoyun là chủ doanh nghiệp nhỏ ở Thượng Hải, với thu nhập trung bình khoảng 1.200 USD/tháng. Nhưng anh vẫn phải sống tại một khu nhà ổ chuột ở Thượng Hải. Đối với Chen, một căn nhà đàng hoàng ở một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc vẫn nằm ngoài tầm với của anh.
Video đang HOT
Cũng giống như Chen, khoảng 130 triệu dân Trung Quốc đang sống trong các khu ổ chuột trên khắp nước này. Theo khảo sát của Chính phủ Trung Quốc, hàng năm vẫn có 13 triệu người di cư ra các thành phố lớn và con số này có thể lên tới 400 triệu người vào năm 2025. Nhu cầu nhà ở tăng dẫn đến giá nhà đất tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu thuê chỗ ở giá rẻ của các công nhân nghèo, nhiều chủ nhà trọ đã tận dụng những chiếc container cũ để làm nhà cho thuê.
Chẳng hạn như tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Nhiều công ty thậm chí còn nhập những chiếc container về để làm nhà ở cho nam công nhân xây dựng hay những nữ công nhân làm việc trong các nhà máy với mức lương thấp. Mỗi nhà container rộng 3m, dài 6m, nặng 2,6 tấn, có một cửa chính, hai cửa sổ, bếp và vật ngăn để giảm tiếng ồn. Mỗi nhà trọ được trang trí viền xanh và sơn mặt trước màu da cam, điện nước đầy đủ. Nếu người thuê nhà nào khấm khá thậm chí có thể lắp điều hòa nhiệt độ và mắc điện thoại cố định, mặc dù phần lớn người thuê nhà ở đây thường sử dụng điện thoại di động rẻ tiền.
Để tận dụng tối đa diện tích, chủ nhà trọ thường thuê cần cẩu sắp xếp container, tạo thành dãy nhà hai tầng. Mỗi container có thể được sử dụng làm phòng ở, nhà bếp, nhà vệ sinh… tùy ý người thuê. Cũng có những
container được sửa sang và bài trí để tạo thành văn phòng làm việc. Giá thuê nhà khoảng 500 NDT/tháng. Do các ngôi nhà được sơn giống nhau, nên người lạ chỉ có thể nhận ra đây là nhà thuê với số điện thoại và giá cho thuê màu đỏ in trên tường nhà. Nếu đủ điều kiện, những người đi thuê cũng có thể mua đứt ngôi nhà với giá 10.000NDT (1.540USD).
Giấc mơ xa vời
Cách trung tâm tài chính Thượng Hải 20 phút xe chạy, hàng chục dân di cư đang chuẩn bị phải rời bỏ những nhà container giá rẻ nhưng chật chội. Chính phủ Trung Quốc mới đây đã khởi xướng một chương trình dẹp bỏ nhà ổ chuột và thay thế bằng nhà ở xã hội. Mục tiêu của chương trình là đến năm 2015 xây mới 36 triệu căn nhà ở xã hội có trợ giá với tổng chi phí dự kiến khoảng 800 tỷ USD. Nhưng những người lao động nhập cư thường không đạt tiêu chuẩn để mua nhà ở xã hội.
“Tôi kiếm sống bằng mở cửa hàng nhỏ trong container còn người hàng xóm cạnh nhà tôi đi nhặt rác. Mỗi tháng, tôi kiếm được 2.000-3.000NDT (tương đương 322-483USD) nên phải sống như thế này. Họ không chỉ đến rồi bảo tôi rời đi. Tôi còn có nhiều hàng hóa cần bán. Những thứ này cũng đáng giá ít nhất hàng chục nghìn NDT đấy. Nếu họ muốn chúng tôi rời đi, họ phải thông báo trước 10 ngày để chúng tôi còn sắp xếp chứ”, Li Yanxin, người tỉnh An Huy đến Thượng Hải mở một cửa hàng tạp hóa ở ngay trong nhà container của mình bức xúc nói. Ông cho biết, số tiền bán hàng kiếm được cũng giúp ông chi trả tiền học phí cho con. “Không phải ai cũng có đủ tiền sống trong những tòa nhà cao tầng. Đây là mảnh đất tôi thuê lại và làm nhà container cho thuê. Giờ họ bảo nhà ở bất hợp pháp”, Zhang Baofa, người cho thuê nhà container ở Thượng Hải chia sẻ. Hay tại Xinzhuang ở Bắc Kinh có khoảng 10.000 người dân sinh sống.
Theo chủ nhà trọ Dong Gang (có khoảng 30 phòng cho thuê) ở Xinzhuang, nếu muốn sống trong một căn hộ thoải mái hơn, người thuê sẽ phải trả khoảng 2.000NDT/tháng. Tuy nhiên, số tiền này quá cao so với những người thu nhập thấp.
Theo ông Tom Miller, tác giả cuốn “Đô thị 1 tỷ người Trung Quốc”, những khu nhà lụp xụp này giúp giá lao động Trung Quốc không tăng cao. Nhưng các quan chức địa phương thì tỏ ra quyết tâm dẹp “những ngôi làng trong phố” sau khi họ cảm thấy “mất mặt” vì những bức ảnh về làng container được lan truyền trên mạng internet. Cửa hàng của ông Li Yanxin, sau 4 năm hoạt động, cách đây vài ngày, họ tuyên bố cửa hàng hoạt động không phép và yêu cầu đóng cửa.
Chính phủ Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, trong đó những khu nhà ổ chuột sẽ bị xóa bỏ. Nước này có ý định chi khoảng 6 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng, trong đó có việc xây nhà ở cho khoảng 400 triệu cư dân đô thị trong thập kỷ tới. Những mảnh đất tại các khu nhà ổ chuột sau khi dọn sạch được chính quyền giao cho các chủ đầu tư chủ yếu để xây dựng các tòa nhà căn hộ đắt tiền.
Trong hai thập kỷ qua, chính quyền địa phương tại Trung Quốc có lẽ đã lờ đi vấn đề xây dựng nhà ở cho người nhập cư do những khu nhà ở tư nhân đáp ứng khoảng 40%, số còn lại sống trong các khu tập thể nhà máy hoặc các lán trại tạm bợ tại các công trường xây dựng. Trong số 1,35 tỷ người Trung Quốc, 690 triệu người được cho là sống tại các thành phố, nhưng chỉ khoảng một nửa trong số này có hộ khẩu thành phố. Như vậy, nếu những khu nhà container cũ bị xóa bỏ, nhiều người di cư lại phải tìm mọi nơi để ở vì không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. Xem ra, giấc mơ có được căn hộ đàng hoàng với họ vẫn còn rất xa vời.
Theo ANTD
Quân chính phủ Mali liên tiếp thắng lợi
Ngày 31.1, liên quân Pháp - Mali tiến vào thành phố Kidal, cách thủ đô Bamako của nước này khoảng 1.500 km về phía bắc, theo AFP.
Từ rạng sáng, các binh sĩ Pháp đã chiếm sân bay Kidal nhưng bị kẹt lại do bão cát. Đây là thành phố lớn cuối cùng còn thuộc quyền kiểm soát của phe nổi dậy miền bắc. Trước đó, Kidal rơi vào tay của lực lượng nổi dậy Hồi giáo MIA và nhóm các tay súng người Tuareg MNLA. AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết liên quân chính phủ Mali đang tìm cách đàm phán với người Tuareg để hướng đến một giải pháp chính trị. Ngoài ra, quân đội chính phủ Mali và các nước đồng minh cũng thắng lợi khá dễ dàng ở 2 thành phố lớn khác của miền bắc là Gao và Timbuktu.
Trong một diễn biến liên quan, Anh vừa đề nghị gửi thêm 240 chuyên viên hỗ trợ Pháp huấn luyện binh sĩ Mali và các nước Tây Phi.
Theo TNO
Cho thuê... đầu hói, kiếm hơn 6 triệu/ngày Anh chàng 27 tuổi người Mỹ Brandon Chicotsky vừa trình làng dịch vụ kinh doanh độc đáo: cho thuê chiếc đầu hói của mình để làm biển quảng cáo với giá 320 USD/ngày. Giống như một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu cuộc đời cho bạn một trái chanh, hãy pha ngay một ly nước chanh" - đó chính xác là những gì mà...