Nhẹ dạ cả tin nên “sập bẫy” từ các cuộc gọi lừa đảo
Sau khi có được thông tin cá nhân khách hàng, các đối tượng liên tục dùng những số điện thoại lạ để gọi điện và mạo danh nhân viên ngân hàng chào mời cho vay tiền với hình thức nhanh gọn, không thế chấp, lãi suất ưu đãi.
Vì nhẹ dạ, cả tin nên nhiều người, chủ yếu là phụ nữ, đang cần tiền vốn làm ăn, kinh doanh đã sập bẫy lừa các đối tượng…
Thời gian gần đây, Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên-Huế) nhận được nhiều đơn thư trình báo của người dân về việc bị các đối tượng gọi điện thoại, đóng giả làm nhân viên ngân hàng để chào mời cho vay vốn với nhiều ưu đãi hấp dẫn; sau đó yêu cầu chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) chuyển vào Zalo của chúng để làm hồ sơ vay vốn.
Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt, vay vốn không tín chấp, được giải ngân nhanh, có nhiều người tin tưởng làm theo và bị lừa lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng.
Đối tượng Lại Thị Ngọc Trang (người thứ 2 từ trái sang) và các đối tượng trong đường dây lừa đảo qua mạng Internet.
Điển hình, chị Lê T. T. (trú tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) làm nghề kinh doanh buôn bán tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà. Chị T. cho biết, do đang cần gấp 40 triệu đồng để trả tiền mua hàng hóa nên khi nhận được điện thoại của một nhân viên tự xưng cán bộ ngân hàng, đang cho vay vốn qua kênh online với thủ tục đơn giản, không thế chấp nên chị làm theo hướng dẫn của đối tượng này. Chị đã chụp ảnh CCCD, sổ hộ khẩu chuyển qua Zalo cho đối tượng để làm hồ sơ qua online vay vốn 40 triệu đồng.
“Ban đầu cứ tưởng sẽ sớm được vay vốn, nhưng những ngày sau, người tự xưng là cán bộ ngân hàng này lại thông báo tôi phải đóng khoản phí mở tài khoản, phí nâng khoản tín dụng… Vì tin tưởng, nhẹ dạ nên tôi đã nhiều lần chuyển cho các đối tượng 43 triệu đồng, trong khi 40 triệu đồng vay vốn tôi chưa nhận được một đồng nào. Sau đó tôi mới hay là mình mắc bẫy lừa và đã làm đơn trình báo cơ quan Công an”, chị T. trình bày.
Thượng tá Nguyễn Việt Phương, Trưởng Công an thị xã Hương Trà cho hay, từ đơn thư trình báo của người dân, Công an thị xã đã vào cuộc và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế làm rõ đường dây lừa đảo qua mạng Internet do Lại Thị Ngọc Trang (SN 1991, trú tại phường Bình Thuận, quận 7, TP Hồ Chí Minh) cầm đầu.
Video đang HOT
Để thực hiện các phi vụ gọi điện lừa đảo, Trang mở công ty tư nhân và thuê Nguyễn Văn Trường (SN 2002, trú quận 7, TP Hồ Chí Minh) cùng một số đối tượng khác mua thông tin khách hàng, gồm họ tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên lạc, nghề nghiệp và phân công người gọi điện thoại, đóng giả nhân viên ngân hàng để mời mọc, đưa ra các gói vay vốn tín dụng không thế chấp. Từ đó buộc người vay làm theo hướng dẫn để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người vay.
Với thủ đoạn tinh vi này, cơ quan Công an xác định, đã có hàng nghìn người dân khắp cả nước, trong đó có chị T. và nhiều người ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sập bẫy lừa của các đối tượng với tổng số tiền hàng tỷ đồng. Hiện Công an thị xã Hương Trà đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lại Thị Ngọc Trang và Nguyễn Văn Trường về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet; đồng thời tiếp tục điều tra làm rõ các đối tượng trong đường dây lừa đảo này.
Tương tự, sau khi nghe cuộc gọi từ các số điện thoại có đầu số 081, 089, 070… với những người tự xưng là nhân viên ngân hàng và cán bộ Viện Kiểm sát, bà N.T.P. (SN 1964, trú ở TP Huế) bị các đối tượng này thông báo có liên quan đến một vụ án mua bán ma túy số lượng lớn và rửa tiền. Các đối tượng yêu cầu bà P. cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để xác minh; nếu không phối hợp làm theo thì các đối tượng sẽ có lệnh bắt giữ.
Lo sợ nên bà P. đã cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản tại các ngân hàng và nhiều lần ra ngân hàng để rút tiền tiết kiệm, chuyển vào tài khoản các đối tượng. Tổng số tiền bà P. đã chuyển vào 3 tài khoản do các đối tượng cung cấp là hơn 1,3 tỷ đồng. Liên quan vụ án này, hiện Công an TP Huế đang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục điều tra làm rõ.
Ngoài các trường hợp trên, theo Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, còn có rất nhiều người ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sập bẫy lừa đảo qua mạng Internet với thủ đoạn rất tinh vi.
Thông qua các trang mạng xã hội và thực hiện trao đổi, mua bán thông tin cá nhân, khách hàng, các đối tượng đã lấy những thông tin này để gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Ngân hàng, Viện Kiểm sát, hoặc các cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước để thực hiện hành vi lừa đảo. Bên cạnh đó, do ngày càng có nhiều người dân thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua các app, tài khoản online, ví điện tử nên các đối tượng tìm cách đánh cắp thông tin cá nhân, mật mã giao dịch… để chiếm đoạt tài sản trong tài khoản của người dân.
Trước tình hình trên, cơ quan Công an đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền về thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet đến người dân. Khi nhận được các cuộc gọi điện thoại từ số máy lạ, hoặc các đường link liên hệ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… người dân tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng mà sớm trình báo đến cơ quan Công an để được điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
"Tôi dự định cầm sổ đỏ đất quê để mua nhà thành phố"
Không muốn bán đất quê nhưng vẫn thích có nhà thành phố, nhiều người trẻ buộc phải tiết kiệm chi tiêu và sẵn sàng trả lãi vay ngân hàng gần hết thu nhập, bỏ qua rủi ro tài chính.
Ảnh minh họa.
Mục tiêu sống của nhiều người xa quê sau nhiều năm mưu sinh tại TP HCM là mua được nhà ở thành phố và được trở thành một người dân đúng nghĩa của thành phố mang tên Bác. Họ phấn đấu 15-20 năm làm việc, thậm chí là 30 năm để thỏa mãn được mục tiêu này. Những người có mục tiêu rõ ràng như vậy thường có xu hướng chi tiêu rất rạch ròi, khoản nào tiêu dùng thường ngày, khoản nào dùng cho tiết kiệm và mua nhà.
Hy, chàng trai 26 tuổi đang làm truyền thông - marketing cho một trường học quốc tế, cũng có quyết tâm như vậy. Quê ở Tây Nguyên, Hy sẵn sàng làm tất cả mọi việc, dù trái hay thuận nghề miễn không vi phạm pháp luật để có thể đạt được mục đích mua được căn nhà ở TP HCM như nguyện vọng. Hy là một người rất quan trọng về chuyện ở, chuyện nhà. Cậu quan niệm nhà là nơi để về sau ngày làm việc vật vã nên nó cần được đầu tư mạnh nhất, khác với nhiều người khi nghĩ nhà là nơi để ở không hơn không kém.
Giá đất quê gần đây tăng giá khá mạnh do xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi thành phố. Nhiều người đã chọn bán đất quê mua nhà đô thị. Ảnh minh họa: Dy Khoa.
Nam thanh niên chưa đến 30 nhưng đã có gần 10 năm kinh nghiệm bôn ba kiếm tiền tại đất khách giờ đã để dành được 1 tỷ đồng, mốc mà cậu đã từng quyết tâm nếu có đủ sẽ "nghĩ ngay tới chuyện mua nhà ". Hy tìm kiếm một căn hộ chung cư Nhà Bè hoặc Bình Chánh để có thêm nhiều lựa chọn bởi giá nhà ở các quận của TP HCM khiến những người như Hy ngày càng khó khăn hơn trong việc sở hữu nhà riêng. Căn hộ Hy dự định mua trong dự án đang triển khai có giá khoảng hai tỷ đồng, như vậy về tài chính, phần còn cần phải sắp xếp lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Vay bằng sổ đất quê 500 triệu đồng
Trong trường hợp của Hy nhiều người sẽ chọn vay tín chấp ngân hàng theo bảng sao kê lương hằng tháng và hợp đồng lao động. Bản thân của tôi cũng khuyên Hy như vậy vì thu nhập mỗi tháng công ty của cậu ấy khoảng hơn 20 triệu đồng là đủ điều kiện cho vay. Số tiền vay trên giá trị tài sản vay cũng không quá nhiều. Thậm chí, có thể vay theo hình thức thế chấp tài sản tương lai (là căn hộ chưa xây xong). Hình thức và gói vay rất tiện lợi.
Tuy nhiên, Hy chọn theo cách khác. Cậu dự kiến nhờ mẹ khoản tiền còn lại bằng cách vay ngân hàng trên tài sản đảm bảo là cuốn sổ đỏ miếng đất quê. Mảnh đất quê này đang được các cò gạ giá hơn gần 3 tỷ đồng do có thông tin khu vực này sẽ thành phố thương mại. Cậu và gia đình không muốn bán mảnh đất này. "Em muốn sau này có chán thành phố thì còn về quê chứ anh. Bán rồi thì chỉ biết ru rú ở thành phố", cậu nói với giọng tếu táo.
Nếu tính toán sai có thể dẫn đến mất an toàn tài chính, mất luôn cả chì lẫn chài, khi đụng đến đất quê. Ảnh minh họa: Dy Khoa.
Miếng đất quê ấy được ngân hàng đồng ý cho vay 500 triệu đồng, trong 3 năm, lãi suất ưu đãi 10%/năm. Tính ra mỗi năm Hy sẽ thanh toán gần 183 triệu đồng, số tiền được đóng theo quý là 45,75 triệu đồng, mỗi tháng hơn 15 triệu đồng. Theo Hy đây là mức tiền hoàn toàn nằm trong khả năng.
Tuy nhiên, đây là bài toán cần phải được tính toán kỹ lưỡng bởi không khéo sẽ mất luôn cả chì lẫn chài. Đặt trường hợp lương mỗi tháng và các khoản thu nhập ngoài lương của Hy cao gấp 2-3 số tiền phải đóng cho ngân hàng thì có thể chọn phương án này. Tuy nhiên, nếu lương và thu nhập chỉ trên dưới 20 triệu đồng thì rất gay go bởi chi tiêu tại TP HCM đang bước vào cơn sóng tăng giá. Đóng 15 triệu đồng thì cậu chỉ còn xấp xỉ 5 triệu đồng, số tiền này gần như rất khó đến không thể sống được ở đô thị lớn nhất nước.
Ngoài ra, vấn đề an toàn tài chính đã bị Hy đã bỏ qua. Hy dành tất cả tài sản tiền mặt để mua nhà và mẹ Hy cũng vậy, không hề tính tới những trưởng hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Nếu dự án có thanh khoản tốt, sang tay ngay khi cần được thì quá mừng. Nhưng trường hợp xấu nhất là gia đình rơi vào mất an toàn tài chính, có thể không trả được nợ ngân hàng, mất cả chì lẫn chài.
Với Hy, tôi nghĩ cậu nên hạ tiêu chuẩn căn hộ xuống còn khoảng 1,5 tỷ, xin mẹ 300 triệu đồng, vay 200 triệu và gia đình còn lại 200 triệu đồng dự phòng rủi ro. Trong thời gian ở, giá nhà sẽ lên theo nên nếu thấy có lợi thì bán, chuyển sang căn hộ lớn hơn.
Nhờ người tình bẫy "đối thủ" đến rồi dùng kiếm Nhật đâm Trao đổi với PV Báo CAND sáng 9/5, Thượng tá Nguyễn Đức Thành, Phó trưởng Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, sau cuộc truy xét từ Nha Trang đến TP Hồ Chí Minh, các trinh sát hình sự đơn vị này đã bắt được nhóm côn đồ truy sát đối thủ bằng hung khí. Theo Thượng úy Đoàn Ngọc Quang,...