Nhảy xuống bể bơi cạn nước bị gãy cổ
Không để ý bể bơi cạn nước, người đàn ông 55 tuổi ở Hải Phòng nhảy theo tư thế cắm đầu, đụng xuống sàn bể.
Sau tai nạn, ông đau chói và hạn chế vận động cột sống cổ, vào bệnh viện được sơ cứu nẹp cố định cột sống cổ, chuyển tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tại Hà Nội vào tuần trước.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân chấn thương cột sống cổ. Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bệnh nhân bị gãy phức tạp đốt sống C1, cần phải phẫu thuật cố định, làm vững cột sống.
Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã tiến hành phẫu thuật cố định chẩm – cổ. Cột sống cổ C2 C3 C4 được cố định bằng vít qua cuống cùng với vít xương chẩm, ghép xương phía sau. Đây là kỹ thuật bắt vít có tác dụng cố định vững chắc nhất về lực.
Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó, ít được thực hiện trong chuyên ngành phẫu thuật thần kinh – cột sống do tính chất phức tạp. Để thực hiện được, yêu cầu phẫu thuật viên cần phải có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ.
Sau phẫu thuật, hiện bệnh nhân ổn định, đi lại bình thường.
Video đang HOT
Phim X-quang chụp sau khi bệnh nhân được cố định, làm vững cột sống. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu không may xảy ra tai nạn giống trường hợp trên, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách bằng cố định nẹp cổ. Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và can thiệp kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa, nhằm tránh những biến chứng tổn thương tủy sống thứ phát gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tàn phế suốt đời.
5 dấu hiệu bất thường đi kèm triệu chứng đau cột sống cổ cho thấy bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần đi khám ngay
Hiện nay, nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới điều hòa, gập đầu ra trước nhiều, ít vận động, dễ gặp phải tình trạng đau cột sống cổ.
Tình trạng này có thể sẽ tự hết, tuy nhiên nếu nó đi kèm với 5 dấu hiệu bất thường này thì đừng nên chủ quan.
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hiện tượng đau cột sống cổ có có nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý răng hàm mặt (tuyến dưới hàm, đau răng), trào ngược dạ dày thực quản, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm...
Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
" Về nguyên tắc, sau tai nạn chấn thương cột sống cổ hoặc cơn đau cột sống cổ kéo dài trên 2 tuần thì chúng ta nên đi khám ", BS. Khánh nhận định.
" Theo nhiều nghiên cứu y khoa, khi xuất hiện triệu chứng đau cột sống cổ thì đa phần là do các bệnh lý về cột sống, do đó, đầu tiên chúng ta nên ưu tiên đi khám ở khoa cột sống trước ".
Tại chuyên khoa cột sống, các bác sĩ sẽ khám triệu chứng, chụp X-quang và cộng hưởng từ cột sống cổ để xem xét rằng liệu bạn có bị thoái hóa hay không, thoái hóa đĩa đệm nào, thoát vị hay không, tổn thương tủy cổ...
Nếu khám chuyên khoa cột sống mà không phát hiện ra hiện tượng bất thường nào thì chúng ta cần đi khám ở chuyên khoa nội tiết để các bác sĩ loại trừ khả năng bị bệnh tuyến giáp; chuyên khoa răng hàm mặt để tìm ra bệnh lý về răng miệng.
5 triệu chứng đi kèm với đau cột sống cổ cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Khi có hiện tượng đau cổ mà kèm theo các dấu hiệu sau thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang khá nguy hiểm:
- Tê bì tứ chi hoặc tê bì 2 tay.
- Yếu tứ chi hoặc yếu 2 tay.
Ảnh minh họa: Secret China
- Giảm khả năng "tinh tế" của bàn tay, chẳng hạn như cầm đĩa gắp viên lạc, cài cúc áo, viết chữ khó khăn.
- Đi không vững, đi sợ ngã.
- Táo bón, đi ngoài khó, són tiểu.
Ngoài ra, BS. Khánh cũng cảnh báo một bệnh thường xuyên gặp ở nhân viên văn phòng, đó là hội chứng đau vai gáy hay trong thời đại 4.0 người ta còn gọi là "hội chứng cổ tin nhắn" (text-neck) do ngồi điều hòa nhiều, xem điện thoại nhiều, cúi gập đầu về đằng trước và ít vận động dẫn đến vùng cơ cổ bị co rút, gây đau nhức mỏi. Nếu tình trạng đau mỏi này kéo dài hơn 2 tuần cũng cần đi khám bởi một số trường hợp thì người đó sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng lại có bệnh nhân gặp phải tình trạng bệnh nặng dù triệu chứng không quá mức độ chịu đựng.
Luyện tập thể thao đúng cách giảm bệnh viêm cột sống dính khớp Viêm cột sống dính khớp không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thường ngày. Theo chuyên gia y tế, luyện tập thể thao đúng cách sẽ giúp người bệnh duy trì cử động và chức năng của các khớp. Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mạn tính kéo...