Nhảy đồng diễn trên phố – trào lưu sẽ khiến giới trẻ Việt “mê mẩn”
Clip đồng diễn cực sung của Amsers dưới sân trường trong “Ngày hội Anh tài”, gần đây nhất là màn nhảy đồng diễn của 200 bạn trẻ trên đường phố Sài Gòn… – trào lưu Flash Mob bắt đầu xâm nhập vào đời sống giới trẻ Việt.
Flash Mob – Nhảy múa ngẫu hứng
Flash mob, dịch sát nghĩa là “một cuộc huy động chớp nhoáng”. Hiểu một cách đơn giản, Flahs Mob là một hình thức nhảy múa ngẫu hứng. Một nhóm các bạn trẻ tụ tập nhau (có thể liên lạc trước qua tin nhắn trên mạng, spam hay tin nhắn điện thoại…) nhảy nhót ở nơi công cộng, và sau khi nhảy xong, họ tự động giải tán.
Flash Mob được cho là xuất hiện lần đầu tiên năm 2003, theo sáng kiến của Bill Wasik, Trưởng ban Biên tập của tờ báo Harper’s Magazine. Vào thời đó, các mạng xã hội chưa thịnh hành như bây giờ và để huy động đám đông, anh đã phát tán một email hướng dẫn cho tất cả những người mà anh quen biết.
Hơn 100 người đã đáp lời kêu gọi của anh và đã cùng xuất hiện tại cửa hàng Macy’s ở New York. Họ tụ họp lại một cách bất ngờ, để rồi chớp nhoáng rút lui sau khi đồng loạt vỗ tay reo hò thật lớn.
Flash Mob được cho là xuất hiện lần đầu tiên năm 2003, theo sáng kiến của Bill Wasik, Trưởng ban Biên tập của tờ báo Harper’s Magazine. Vào thời đó, các mạng xã hội chưa thịnh hành như bây giờ và để huy động đám đông, anh đã phát tán một email hướng dẫn cho tất cả những người mà anh quen biết.
Hình thức này đặc biệt được fanclub của những nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng trên thế giới yêu thích. Họ hẹn nhau ở một địa điểm công cộng, cùng nhau nhảy theo một bản nhạc yêu thích của thần tượng mình.
Tại châu Á, sức ảnh hưởng của các nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc như 2PM, Brown eyed girls, Suju… đã dẫn đến trào lưu Flash mob của fanclub của họ tại nhiều nước như Hàn, Indonesia, Malaysia hay Singapore… Có thể tìm thấy dễ dàng hàng trăm clip “Flash mob” từ quy mô nhỏ đến lớn…
Màn trình diễn “Flash Mob” có sự tham gia của chính Brown Eyed Girls
Màn trình diễn Flash Mob của các fans 2PM tại Hàn Quốc. Clip này đã rất đình đám trên Youtube
Tại sao flash mob lại được yêu thích đến vậy?
Video đang HOT
Rất đơn giản – đó chính là khả năng lôi kéo đám đông và tính ngẫu hứng của hình thức tụ tập này.
Thường bắt đầu từ một nhóm nhỏ, nhưng chỉ cần sau một vài động tác, rất nhiều bạn trẻ xung quanh sẽ nhanh chóng “bị” lôi kéo vào điệu nhảy này. Chưa kể đến sự chú ý của rất nhiều người đi đường xung quanh. Phần lớn ai cũng cảm thấy rất thú vị trước những màn nhảy nhót lôi cuốn và “thần tốc” của các bạn trẻ.
Hơn nữa, chẳng cần bạn phải là một dancer chuyên nghiệp hay phải có vũ đạo thật chuẩn, thật nhuần nhuyễn bài nhảy, bạn hoàn toàn có thể tham gia “múa may” cùng, miễn là thật “lửa”, thật hết mình, thật cuồng nhiệt.
Những “cơn bão nhỏ” đầu tiên tại Việt Nam
Cách đây hơn một tháng, hàng chục teen 12 Amsers đã rủ nhau xuống sân trường nhảy ngẫu hứng, cực thú vị và sôi động. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ “Ngày hội Anh tài 2010″ của teen Amsers.
Màn nhảy nhót của teen Ams dù chỉ trong khuôn viên trường nhưng cũng đã gây ra cơn sốt nho nhỏ với cộng đồng teen Hà Nội. Cụm từ “flash mob” cũng được phổ biến hơn.
Flash Mob “made by teen Ams”
Cơn bão lớn hơn và được chú ý hơn vừa diễn ra vào cuối tuần qua tại công viên 23/9 (ngay trước cổng chợ Bến Thành), TP.HCM. Một màn đồng diễn ngẫu hứng độc đáo, rất lôi cuốn đã thu hút 200 bạn trẻ tham gia và hang trăm người dân hiếu kì đã dừng lại xem và cổ vũ.
Flash Mob diễn ra cuối tuần vừa rồi tại TP.HCM
Các bạn trẻ cuồng nhiệt với những điệu nhảy của mình
Trong thời gian tới, chắc chắn flash mob sẽ còn khiến teen Việt bị thu hút mạnh, giống như teen của rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, các buổi tụ họp này có thể gây ra những hậu quả khó lường, nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng về thời gian, địa điểm… Gây tắc đường, mất trật tự nơi công cộng hoặc gây ra những va chạm không cần thiết! Nếu bạn đang “lăm le” hưởng ứng theo trào lưu này thì nhớ chuẩn bị thật kĩ càng nhé.
Theo PLXH
Những bộ sưu tập kỳ quặc
Có thể là đam mê hoặc chỉ là một chút ngẫu hứng nào đó, có người sưu tập được đến hàng nghìn chiếc máy quay, 30.000 bao thuốc lá...
Ông Dimitris Pistiolas hiện đang sống ở Athena, Hy Lạp đang sở hữu bộ sưu tập máy quay phim khổng lồ: 937 chiếc.
Từ năm 2003, anh Wang Guohua, người Trung Quốc, đã tích lũy được khoảng 30.000 bao thuốc lá với 100 thương hiệu khác nhau ở 10 nước.
Bộ sưu tập thú nhồi bông của Lisa Courtney được công nhận trong Kỷ lục Guinness với 12.113 con.
Tầng 1 trong căn nhà của Ron Hood ở Lewiston, Maine, Mỹ trưng bày rất nhiều kẹo Pez. Anh cho biết có khoảng 3.000 hộp. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, anh khiêm tốn nói rằng: "Bộ sưu tập của tôi rất nhỏ mà thôi".
Heinrich Kath, một nông dân Anh, đã sưu tập được khoảng 20.000 cốc bia. Hiện ông đang sống ở Cuxhaven, Đức. Mặc dù không uống bia nhưng ông đã sưu tập vật dụng này từ năm 1997.
Valli Hammer đang nắm giữ kỷ lục thế giới vì bộ sưu tập vịt cao su khổng lồ nhất. Người phụ nữ California này hiện đang có 2.469 con vịt và không con nào giống con nào. Con số này chỉ kém người đang giữ kỷ lục thế giới vài trăm con.
Pam Barker, một phụ nữ đang sống ở Leeds, Maine, Mỹ đang có khoảng hơn 18.000 con cú làm từ các nguyên liệu khác nhau.
Ron Tyler đã sưu tập những chiếc chìa khóa như thế này được 41 năm rồi.
Sharon Badgley hiện đang có khoảng 6.000 búp bê ông già Noel. Phải mất đến 3 tuần, cô mới trưng bày được hết đồ vật xinh xắn này.
Theo Time
Sốc với clip nữ sinh đánh bài phanh áo Ngày hôm nay (26/4), cư dân mạng Việt Nam lại được một phen hoảng hốt khi xuất hiện clip nữ sinh Việt đánh bài phanh áo. Từng chiếc khuy được cởi ra theo chiều thua bài của cô nữ sinh. Đoạn clip có độ dài 2 phút 56 giây, được tung lên trang mạng nước ngoài cách đây 5 tháng, nhưng mới đây...