Nhạy cảm “thưởng Tết” giáo viên
Đề cập đến vấn đề “thưởng Tết” của giáo viên, quản lý nhiều trường học xin phép không nhắc đến. Thực tế con số ít hay nhiều thì cũng là vấn đề… tế nhị.
Cuối năm, khi nhắc đến “thưởng tết” giáo viên, hiệu trưởng nhiều trường học ở TPHCM xin phép không ý kiến, không đề cập. Nhiều người không biết phải nói gì, con số “thưởng Tết” bao nhiêu cũng có phần tế nhị, nhạy cảm. Ít thì xót mà nhiều thì ngại, không hẳn là điều vui để có thể thoải mái chia sẻ như nhiều ngành nghề khác.
Về việc nhiều người e dè nói đến “thưởng Tết” của giáo viên, một hiệu trưởng ở Q.8, TPHCM cho biết, về “danh chính ngôn thuận”, giáo viên không có tháng lương 13 và cũng không có thưởng Tết. Nên hiển nhiên ai cũng “ngại” là điều dễ hiểu.
Giáo viên tiểu học ở TPHCM trong lễ hội Xuân của trường (Ảnh minh họa)
Tiền mọi người gọi là “thưởng Tết” lâu nay, vị hiệu trưởng chia sẻ đó là tiền thu nhập tăng thêm, chia ra từ kết dư từ các khoản của nhà trường căn cứ vào Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Có thể hiểu, hàng năm ngân sách rót về theo số học sinh tính toán trên mọi hoạt động của trường, trường nào tiết kiệm, dùng không hết hay có nơi có thêm các nguồn thu… tạo thành khoản kết dư để chi tăng thêm cho đội ngũ.
Khoản này thường được chi vào cuối năm nên được phổ thông hóa cách hiểu, gọi thành “thưởng Tết”.
Vì đó là tiền tiết kiệm từ ngân sách, hay từ các nguồn thu nên các trường khác và cùng một trường mỗi năm cũng khác nhau. Các năm trước, ở TPHCM có nơi chỉ vài trăm nghìn, có nơi có thể lên đến vài chục triệu đồng.
Hay có trường đang cao vọt nhưng năm sau có thể rớt thảm không tránh được những xáo động, nghi kỵ.
Con số cao hay thấp tùy thuộc vào khả năng tiết kiệm, quản lý tài chính cũng như quan điểm về đầu tư cho giáo dục của chính đội ngũ quản lý nhà trường. Tại một ngôi trường, tiền thu nhập tăng thêm của giáo viên năm nay với năm kia có thể là trên trời dưới vực chỉ cần thay hiệu trưởng.
Có hiệu trưởng “mạnh tay” trong các hoạt động giáo dục hoặc không có khả năng quản lý tài chính thì không có tiền tiết kiệm, không dư nhiêu thì… thu nhập tăng thêm của giáo viên không có hoặc thấp.
Video đang HOT
Ngược lại, có nơi làm mọi cách tiết kiệm, chi tằn tiện cho trong các hoạt động giáo dục, từ chối các hoạt động giáo dục dù hiệu quả nếu… tốn kém thì “thưởng Tết” lại cao.
Chưa kể, không ít trường có nhiều chiêu thức “vận động” để phụ huynh tham gia đóng góp vào đủ các hoạt động giáo dục trong trường. Vậy nên, một thực tế diễn ra, thứ gì ở trường học cũng… đến tay phụ huynh dù rằng trường hoạt động theo nguồn chi ngân sách.
Có nhiều giáo viên không tránh được chút mủi lòng khi tiền “thưởng Tết” ít, nhưng được nhiều có khi họ cũng tan nát cõi lòng, vui không nổi.
Hiệu trưởng biết “liệu cơm gắp mắm”, biết chi tiêu tài chính một cách tiết kiệm mà vẫn hiệu quả, hợp lý hẳn không nhiều. Vì suy cho cùng, đây cũng không phải là chuyên môn của họ, họ cũng không được đào tạo bài bản.
Tồn tại nghịch lý vô cùng chua chát là tại TPHCM đã xảy ra trường hợp, giáo viên “tố” hiệu trưởng vì “thưởng Tết” quá thấp, hay năm sau giảm mạnh so với các năm trước.
Trong khi, chưa hẳn “thưởng Tết” thấp là trường hoạt động không hiệu quả, chất lượng giáo dục không tốt. Và ngược lại, có nơi thưởng Tết cao chưa chắc nơi đó đầu tư cho giáo dục được chăm chút, quan tâm. Trường công lập hoạt động theo nguồn chi ngân sách không phải là đơn vụ kinh doanh có thu chi.
“Thưởng Tết” có sự nhập nhằng như vậy nên hiệu trưởng các trường và ngay cả giáo viên đều rất ngại khi nhắc đến vấn đề này. Nhiều người mong có chính sách tiền thưởng Tết hoặc tháng lương 13 trong ngành giáo dục để giáo viên có thể đường đường chính chính bàn về tiền thưởng Tết.
Thưởng Tết giáo viên: Từ hàng chục triệu đồng, khả năng rớt thảm...
Những khoản thu nhập cuối năm đồng loạt giảm, tiền thưởng Tết của giáo viên tại TPHCM đứng trước nguy cơ giảm mạnh so với những năm gần đây.
Cô T.M.A, giáo viên một Trường THCS ở Q.1, TPHCM cho biết, năm nay, cô chưa nhận các khoản tiền cuối năm nên chưa biết cụ thể. Nhưng chắc chắn, khoản tiền cuối năm cô nhận được sẽ giảm nhiều so với hai năm gần đây.
Nhiều khoản đồng loạt giảm, tiền "thưởng Tết" của giáo viên khả năng sẽ giảm sâu (Ảnh minh họa)
Cô M.A. chia sẻ, hai năm trở lại đây, tính cả tiền thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03, tiền tiết kiệm ngân sách từ nhà trường , chăm sóc Tết cô nhận được tổng gần 25 triệu đồng.
"Với giáo viên lương không cao, nhất là những giáo viên không có nguồn thu bên ngoài, không dạy thêm thì đây là một khoản rất lớn khi Tết đến. Nhờ khoản tiền này mà tôi lo toan được hơn cho bố mẹ, con cái", cô A. nói.
Tuy nhiên, theo cô A. tính toán, tiền thu nhập tăng thêm của thành phố điều chỉnh hệ số giảm; tiền thu nhập tăng thêm của trường từ tiết kiệm ngân sách thậm chí không có hoặc chỉ là tượng trưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm nay, tiền cuối năm của giáo viên sẽ giảm rất mạnh.
Những ngày qua, nhiều giáo viên tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM không khỏi rầu lòng trước thông tin khoản tiền cuối năm nay chẳng được bao nhiêu, có những khoản có thể không có.
Giáo viên tiểu học ở TPHCM trong chương trình hội xuân (Ảnh minh họa)
Tết 2020, giáo viên tại trường nhận được tổng số tiền ở mức từ 15 - 32 triệu đồng, tùy vị trí công việc. Các khoản này bao gồm khoản thu nhập tăng thêm do tiết kiệm thu chi tài chính của trường ở mức 3 - 4 triệu đồng/người, tiền chăm lo Tết Nguyên đán 3 triệu đồng/người và thu nhập quý 4 theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM.
Năm nay, ông Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng nhà trường cho biết, các khoản đồng loạt giảm cho ảnh hưởng của dịch bệnh. Có thể không có khoản tiền tăng thêm từ tiết kiệm ngân sách, tiền chăm lo Tết chỉ còn khoảng 1,4 triệu/người. Còn thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 đã giảm từ đầu năm nay.
Cần nói rõ, giáo viên không có lương tháng 13 và cũng không có tiền thưởng Tết. Tuy nhiên, một số khoản thu nhập tăng thêm của giáo viên thường được chi vào cuối năm nên thường được hiểu là "thưởng Tết".
Từ năm 2018, với Nghị quyết 03 của thành phố , giáo viên nhiều trường đón Tết ấm với những khoản thu nhập tăng thêm "khủng", ghi nhận có nơi có giáo viên có thể nhận được trên 50 triệu đồng cho tất cả các khoản. Từng có trường, tiền thu nhập tăng thêm từ các khoản kết dư của nhà trường, mỗi giáo viên có thể được nhận từ 20 - 30 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm nay, con số đó chỉ là... dĩ vãng. Quản lý nhiều trường cho biết, vẫn cố vun vén Tết cho giáo viên nhưng trên tình thần giảm so với mọi năm, không muốn nói là giảm nhiều, giảm mạnh.
Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM về chi thu nhập tăng thêm được áp dụng từ 1/4/2018 với lộ trình ban đầu chi thu nhập tăng thêm năm 2018 là 0,6 lần, năm 2019 là 1,2 lần và năm 2020 là 1,8 lần.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 4/2020, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, TPHCM có thông báo về việc điều chỉnh hệ số thu nhập giáo viên theo Nghị quyết 03 , áp dụng tính từ ngày 1/1/2020.
Thu nhập của giáo viên giảm mạnh do điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm của Nghị quyết 03 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, đối với cán bộ công chức, viên chức có hệ số lương trên 3,00 điều chỉnh hệ số thu nhập tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020.
Đối với cán bộ công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,00 trở xuống điều chỉnh hệ số thu nhập tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020.
Hiệu trưởng một trường học ở Q.9, TPHCM cho biết, cuối năm giáo viên mong nhiều nhất vào khoản tăng thêm từ Nghị quyết 03 và kết dư ngân sách thường được chi cùng thời điểm, giúp họ có một cái Tết ấm.
Năm nay, trường chưa có con số cụ thể nhưng cả hai khoản này đều giảm nên chắc chắn "thưởng Tết" của giáo viên sẽ "hụt" sâu.
Với áp lực về giá cả, các khoản lo toan cuối năm, giáo viên sẽ vất vả, chật vật hơn.
"Có nhiều giáo viên công tác ở trường, sau nhiều năm đi dạy, năm vừa rồi do có các khoản tăng thêm, mới có điều kiện để đưa con về quê đón Tết. Năm nay, khó khăn trở lại, thầy cô lại phải tính toán các phương án chi tiêu thắt chặt hơn", vị hiệu trưởng này bộc bạch.
Hỗ trợ đồng nghiệp khó khăn vui Tết
Công đoàn ngành giáo dục TPHCM vừa thông báo đến các quận huyện, đơn vị giáo dục về vận động hỗ trợ đồng nghiệp khó khăn, ngoại thành vui Tết Tân sửu 2021.
Theo đó, từ nay đến 25/1/2021, vận động cán bộ, đoàn viên, giáo viên, nhân viên các đơn vị có điều kiện, hỗ trợ chia sẻ với đồng nghiệp các đơn vị khó khăn, các đơn vị ở xã vùng sâu ngoại thành.
Cô giáo 20 năm đi dạy, thưởng Tết được 300.000 đồng Ngoài những trường ngoài công lập có "của ăn của để", giáo viên có cái Tết "ấm" hơn, những giáo viên trường công lập, giáo viên miền núi không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến con số thưởng Tết. Thưởng Tết: Gói mì chính, chai dầu gội "Giáo viên thì làm gì có chuyện thưởng Tết", tôi còn nhớ lời của nguyên Bộ...