Nhạy bén trong phát triển du lịch
Phát huy lợi thế về hệ sinh thái của địa phương, nhiều cá nhân, đơn vị trên địa bàn tỉnh An Giang đã nhạy bén, phát triển các loại hình dịch vụ tham quan, du lịch (DL).
Dù quy mô không lớn, nhưng các loại hình dịch vụ này thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó, làm đa dạng các sản phẩm DL của địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Khai thác tiềm năng thiên nhiên
Là huyện miền núi, Tịnh Biên được thiên nhiên ưu đãi, ban cho nhiều lợi thế về cảnh quan tự nhiên và sự đa dạng sinh học từ rừng nguyên sinh đến hồ, suối, núi, đồng ruộng… Điều này đã tạo thuận lợi cho DL địa phương phát triển.
Tắm suối Tà Lọt là một trong những trải nghiệm thú vị
Nhắc đến Tịnh Biên, du khách không thể không nhắc đến Thiên Cấm Sơn với các địa danh nổi tiếng, như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm, điện Bồ Hong… Ngoài ra, còn nhiều điểm DL khác của huyện thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, hành hương, như: Miếu Bà chúa xứ Bàu Mướp, rừng tràm Trà Sư, chợ Tịnh Biên…
Bên cạnh các điểm DL nổi tiếng từ lâu, được đầu tư bài bản… nhiều cá nhân, đơn vị đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển thêm các điểm DL mới, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan. Một trong những địa điểm được biết đến trong thời gian gần đây là suối Tà Lọt (ấp Tà Lọt, xã An Hảo).
Mặc dù ở nơi “thâm sơn, cùng cốc” nhưng suối Tà Lọt những ngày cuối tuần lại thu hút rất đông du khách đến tham quan. Để đến đây, du khách phải “băng rừng, lội suối”, vượt qua những con dốc quanh co. Theo người dân địa phương, suối này có từ rất lâu. Hiện nay, chủ đất cải tạo vườn, tận dụng đá cuội tự nhiên để xây dựng hồ bơi sạch, mát, gần gũi thiên nhiên. Ngoài ra, chủ vườn còn xây dựng thêm các chòi, tum, xích đu… để du khách nghỉ chân, thưởng thức món ăn, chụp ảnh lưu niệm…
Video đang HOT
Ngoài cảnh quan sẵn có, khách được thoải mái tắm, thuê tum nghỉ ngơi với giá 50.000 đồng/tum. Mức phí này dùng để thuê người dọn dẹp vệ sinh khu vực quanh suối. Ngoài ra, du khách có thể ăn các món gà hấp, chân gà nướng, các món giải khát… Men theo suối bắt cua, ngồi ăn dã ngoại…
Bạn Lê Thị Thanh Hoa (thị trấn Nhà Bàng) cho biết, điều ấn tượng khi tham quan suối Tà Lọt là không khí ở đây rất trong lành, được thả mình vào làn nước mát và lưu giữ những kỷ niệm với bạn bè trong chuyến đi thú vị này.
Những góc “check-in” đẹp
Cũng như Tịnh Biên, huyện Tri Tôn có nhiều địa danh được du khách gần xa biết đến. Đặc biệt, thời gian gần đây, khu vực xung quanh hồ Soài Chek (xã Núi Tô), trở thành điểm tham quan, “check-in” quen thuộc của giới trẻ trong và ngoài địa phương.
Điểm nhấn của khu vực này là con đường quanh co chạy ngang những cánh đồng lúa, rau màu nằm lọt giữa bốn bề rừng núi, tạo nên khung cảnh thiên nhiên vô cùng độc đáo. Bên cạnh đó, khu vực này còn có đồi Tà Pạ với lòng hồ và chùa Tà Pạ, là một trong những địa điểm tham quan phổ biến của du khách gần xa…
Cà phê Ruộng thời gian gần đây được du khách tìm đến để tham quan, “check-in”
Tận dụng địa hình này, nhiều quán giải khát, ăn uống mọc lên với cách trang trí ấn tượng. Trong đó, cà-phê Ruộng, một trong những địa chỉ “hot” thời gian gần đây. Mặc dù trang trí khá đơn giản, nhưng bao quanh là những cánh đồng lúa rộng lớn tạo cho du khách cảm giác hòa mình với thiên nhiên. Quán cà-phê này thiết kế một số góc chụp ảnh rất đẹp, tạo cảm giác thích thú cho du khách gần xa. Dừng chân ở quán, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh bình nơi miền quê xứ núi.
Cách đó không xa, quán cà-phê OCOP cũng là một trong những địa điểm thu hút khách đến thường xuyên. Ngoài các món giải khát, món ăn được ưa chuộng như gà đốt, bắp bò nhúng ớt hiểm, bắp bò nướng… du khách còn thích thú bởi không khí mát mẻ, không gian thoáng đãng.
Bạn Trần Thị Ngọc Liên (huyện Châu Thành) cho biết, ở đây, không gian được thiết kế “mở” tận dụng gió mát tự nhiên, có thể nhìn ngắm cánh đồng, nghe chim hót ríu rít tạo cảm giác vô cùng thoải mái. Ngoài ra, quán bày trí thêm cây xanh, hoa kiểng hài hòa, kể cả gian nhà bếp bố trí trên ao cũng đậm chất quê, gần gũi những nét xưa cũ, trở thành điểm nhấn không thể bỏ qua…
Ngoài những địa điểm kể trên, thời gian qua, địa điểm DL ở khắp các địa phương trong tỉnh hình thành dựa trên việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, với các loại hình DL phổ biến, như: Homestay, camping, “check-in”…
Mỗi người một cách làm đã góp phần mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, không chỉ đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình, cộng đồng, mà còn góp phần xây dựng thương hiệu DL An Giang ngày càng phát triển.
Lang Chánh phát triển ngành công nghiệp 'không khói'
Huyện Lang Chánh được thiên nhiên ban tặng hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, thảm thực vật đa dạng cùng hệ thống thác nước đẹp nằm rải rác ở các địa phương.
Phát huy thế mạnh đó, hiện nay huyện đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp 'không khói'.
Thác Ma Hao, điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh.
Tiềm năng chưa được đánh thức
Cùng với hệ thống thác nước trên địa bàn huyện, thác Ma Hao, thác Hón Lối... là những địa danh gắn liền với vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Trên địa bàn huyện còn có nhiều thác nước lớn nhỏ khác nằm rải rác ở các địa phương như: thác Bảy tầng ở bản Năng Cát, xã Trí Nang; thác Ông (hay còn gọi là thác Lê Lợi) ở khu phố Oi, thị trấn Lang Chánh; thác Tải E ở thôn Chiềng Khạt, xã Đồng Lương; thác Áp Pa ở xã Giao An... Các thác nước này đều có vẻ đẹp hoang sơ nhưng chưa được khai phá, là tiềm năng lớn để huyện phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm.
Nằm trong quy hoạch Khu du lịch thác Ma Hao, thác Bảy tầng có 7 tầng thác lớn nhỏ, bắt nguồn từ ngọn núi Pù Rinh với dòng nước trong veo, mát lạnh. Từng tầng thác tạo thành quần thể thác nước hùng vĩ ngay giữa đại ngàn. Dưới chân thác là vũng nước trong vắt, có độ sâu vừa phải, mát lạnh quanh năm. Tương truyền đây là vũng tắm Vua Lê những ngày ẩn quân, củng cố lực lượng nơi đại ngàn Chí Linh. Tuy khu vực này mới được khám phá trong thời gian gần đây, nhưng đã thu hút không ít du khách trong và ngoại huyện đến tham quan, khám phá và trải nghiệm. Hiện địa điểm này đã được huyện Lang Chánh và Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Ma Hao đưa vào quy hoạch Khu du lịch sinh thái thác Ma Hao, với các dịch vụ tham quan, trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng... hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.
Cùng với hệ thống thác nước hùng vĩ, huyện Lang Chánh còn có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp, độc đáo, khí hậu mát lành gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào bản địa - một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Nhiều sản phẩm du lịch đang dần được định hình và triển khai như: du lịch nông nghiệp, khám phá tại làng Thung, xã Đồng Lương; du lịch nghỉ dưỡng với hệ thống homestay tại bản Ngày; khu trải nghiệm, khám phá, cắm trại ở bản Nà Đang, xã Lâm Phú; du lịch trải nghiệm, khám phá ruộng bậc thang bản Ngàm Pốc, bản Peo, xã Yên Thắng...
Giải pháp để phát triển ngành công nghiệp "không khói"
Để phát huy thế mạnh của địa phương về du lịch, thời gian qua, huyện Lang Chánh đã tích cực kêu gọi đầu tư, khai thác các điểm du lịch trên địa bàn như: thác Hón Lối; thác Mây, thác Chiềng Nang... Đồng thời, gắn phát triển du lịch cộng đồng với bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
Đến nay, nhiều di tích, di sản văn hóa phi vật thể đã được bảo tồn, phục dựng, như: trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa chùa Mèo; di tích lịch sử cách mạng nhà thờ Lê Lợi, bản Năng Cát, xã Trí Nang; đền thờ ông Lê Phúc Hoạch, làng Chiềng Khạt, xã Đồng Lương; các trò chơi, trò diễn dân gian như kéo co, đẩy gậy, mo Mường, cồng chiêng, khua luống, khèn bè, múa hát Chá Mùn, hát Khặp Thái, hát Xường, nhảy sạp, múa Pồn Pôông, múa xòe...
Lãnh đạo huyện Lang Chánh khảo sát tại thác Bảy tầng.
Cùng với đó, nhằm kết nối các điểm đến thành hệ thống để phục vụ du khách, huyện đã tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch, đưa ra định hướng làm cơ sở hình thành các tour, tuyến du lịch phù hợp với từng điểm, từng địa phương; huy động mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống hạ tầng, giao thông kết nối các điểm đến, từng bước hình thành các khu du lịch mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trong thời gian tới, huyện Lang Chánh chủ trương tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở các vùng có tiềm năng phát triển du lịch; làm tốt công tác quy hoạch để kêu gọi đầu tư vào du lịch, phát huy tiềm năng lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Nhiều mô hình du lịch độc lạ ở Tiền Giang hấp dẫn khách tham quan Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang dần phục hồi và phát triển theo hướng linh hoạt, thích nghi với điều kiện bình thường mới và nhu cầu của khách tham quan. Nhiều mô hình kinh doanh du lịch mới, lạ, độc đáo thu hút du khách xa gần. Gia đình ông Đoàn Văn Khanh, tại...