Nhau cài răng lược: Chậm trễ rất nguy!
Nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chặt vào thành tử cung, không tróc tự nhiên sau khi em bé đã được sinh ra. Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được chẩn đoán chủ động để kịp thời xử trí sớm nhằm hạ thấp khả năng ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ, cũng như khả năng mang thai lần sau.
Bé lọt lòng, nhau ở lại
Banh nhau co vai tro la tram trung gian trao đôi chât tư me sang thai nhi va ngươc lai. Mau me đô tư cac mach mau ơ thanh tư cung vao cac hô mau sau banh nhau (goi la hô mau). Măt sau banh nhau co câu truc như cac gai, nhung vao cac hô mau nay. Mau con se lưu thông trong cac gai nhau. Chât dinh dương va dương khi đi tư mau me qua gai nhau vao mau con; than khi va chât thai đi tư mau con qua gai nhau đô vao mau me.
Sau khi thai nhi được sinh ra, sẽ có sự bong tróc gai nhau khỏi các hồ máu tạo nên sự bong toàn bộ bánh nhau khỏi thành tử cung và nhau thoát ra ngoài sau đó. Các gai nhau thường chỉ bám đến một phần nội mạc tử cung là lớp lót mặt trong của tử cung (tử cung có các lớp: nội mạc, lớp cơ, thanh mạc – là phần bao ngoài, hiểu nôm na là lớp lót mặt ngoài). Khi có nhau cài răng lược, tuỳ theo mức độ, các gai nhau sẽ bám chặt vào thành tử cung, xuyên hết phần nội mạc, xuyên đến lớp cơ, hay xuyên hết tất cả các lớp của thành tử cung và ăn lan ra các cơ quan nằm cạnh bên như ruột, bàng quang. Do đó, sau khi thai nhi ra đời, các gai nhau sẽ không bong được một cách tự nhiên khỏi thành tử cung. Để thoát nhau, lúc này, cần phải can thiệp bằng cách bóc nhau. Nếu nhau bám quá chặt, bóc nhau cũng không lấy được hoàn toàn nhau, có khi còn làm tổn thương thành tử cung (thủng, vỡ tử cung). Nếu nhau bám ra tới các cơ quan lân cận sẽ làm thủng cả các cơ quan này.
Nhau cài răng lược là tình trạng nhau bám chặt vào thành tử cung, không tróc tự nhiên sau khi em bé đã được sinh ra.
Nguyên nhân gây nhau cài răng lược, thường là do thành tử cung nơi nhau bám bị suy yếu, không đủ dinh dưỡng, nên các gai nhau phải tăng cường phát triển. Có thể gặp nhau cài răng lược trong nhau tiền đạo: nhau bám phần dưới của thân tử cung, vốn là nơi có lớp cơ mỏng; hoặc trên người nạo phá thai nhiều lần, trên người có vết sẹo ở tử cung (mổ sanh nhiều lần, mổ bóc nhân xơ tử cung), trên người có nhân xơ tử cung (làm cho thành tử cung có dinh dưỡng kém). Do vậy, có thể ngăn ngừa bằng cách tránh nạo phá thai nhiều lần, tránh mổ sanh nhiều lần.
Video đang HOT
Không dấu hiệu nên chủ động vẫn hơn
Hầu như không có dấu hiệu gì báo trước trong lúc mang thai, chỉ biết được khi sinh (sinh thường hay sinh mổ) mà nhau thoát ra chậm hay khó khăn dù có can thiệp bằng cách bóc nhau sau sinh.
Thường khi có chẩn đoán tình trạng nhau tiền đạo hay trên các nhóm nguyên nhân đã kể, bác sĩ sẽ cẩn thận xem xét có nhau cài răng lược không. Khi siêu âm thai khoảng ba tháng cuối thai kỳ, người siêu âm cũng thường quan tâm xem có tình trạng nhau bám quá sâu không, nhất là khi có nhau tiền đạo. Do vậy, sẽ có chẩn đoán nhau cài răng lược trước hay sau khi sinh; xử trí cũng theo đó mà khác nhau.
Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán cụ thể mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận. Khi cài răng lược ít hơn (không quá thành tử cung), có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao, khả năng mất máu nhiều (đã có cuộc mổ cần đến 5 – 6l máu, bằng cả lượng máu vốn có của một người bình thường), cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau.
Khi chẩn đoán nhau cài răng lược sau lúc thai nhi ra đời, tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra; sẽ cố gắng lấy phần nhau bằng cách bóc nhau, cầm máu khi có chảy máu quá nhiều (bằng thuốc hay bằng phẫu thuật), cũng có thể dùng thuốc tiêu diệt phần nhau còn lại. Nói chung, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tuỳ theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.
Về phía phụ nữ, nên tránh nạo phá thai hay mổ trên tử cung nhiều lần dễ gây ra nhau cài răng lược. Khi đã được chẩn đoán tình trạng này, cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt để chấp nhận các phương cách điều trị được đề nghị nhằm mang lại an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa khám bệnh A, bệnh viện Hùng Vương TP.HCM
Theo VNE
Sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất: Cử tri muốn làm rõ!
Rất nhiều dự án trên địa bàn TPHCM thi công ì ạch, chậm trễ... gây nên sự lãng phí đất công rất lớn. Việc xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng đất giải tỏa trong trường đua Phú Thọ cũng gây bức xúc trong cử tri.
Trước kỳ họp lần thứ 7, HĐND TPHCM khóa VIII cử tri đã có nhiều kiến nghị xoay quanh các vấn đề liên quan đến đất đai, quy hoạch, thực hiện các dự án...
Theo đó, cử tri các quận, huyện tiếp tục kiến nghị thành phố điều chỉnh Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/03/2008 của UBND TP Quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn TPHCM có nhiều quy định không phù hợp, kiến nghị Thành phố điều chỉnh hoặc bổ sung các quy định cho phù hợp tách thửa cho con ra riêng.
Cử tri quận Bình Tân, huyện Củ Chi, Bình Chánh đề nghị thành phố điều chỉnh Quyết định 64/2011/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 vì quyết định này quy định mức thuế chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở vượt hạn mức là quá cao gây khó khăn cho người dân để tách thửa chia cho các con (nhất là những hộ nghèo có đông con không đủ điều kiện kinh tế để đóng thuế đất cho con), thuế sử dụng đất từ mảnh thứ 2 trở nên cũng quá cao.
Sân bay Tân Sơn Nhất
Đối với các dự án xây dựng sân Golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, sử dụng đất giải tỏa trong trường đua Phú Thọ được nhiều cử tri quan tâm. Vấn đề xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, người dân rất bức xúc tại sao đất Quân đội lại không dùng cho mục đích Quốc phòng hay dùng mở rộng sân bay mà lại cho thuê làm sân golf, phân lô đất để xây dựng các biệt thự trong sân golf, dẫn đến nhiều tác hại về môi trường dù đã kiến nghị rất nhiều lần. Cử tri đề nghị cho dân biết, ai đã ký cho làm dự án này?. Cử tri quận 11 đề nghị thành phố xem xét việc để trống khu đất giải tỏa trường đua Phú Thọ tại phường 15, đã có chủ trương xây dựng một số dự án an sinh xã hội như trường học, rạp xiếc nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Cử tri TPHCM kiến nghị sử dụng đất giải tỏa trong trường đua Phú Thọ hiệu quả
Cử tri các quận đề nghị thành phố cần tăng cường công tác quản lý đất công, không để lãng phí, kiên quyết thu hồi đối với các trường hợp lấn chiếm đất công cũng như không để xảy ra tình trạng chiếm dụng đất công của các tổ chức và cá nhân. Cần tập trung rà soát và xử lý về vấn đề quy hoạch nói chung (còn gọi là qui hoạch treo) và những dự án quy hoạch thực hiện quá lâu.
Cử tri huyện Bình Chánh phản ánh tình trạng các dự án chậm triển khai trên địa bàn như: Dự án 42ha (Hưng Long), Dự án chung cư Hạnh Phúc (xã Bình Hưng) nhiều năm qua chưa triển khai, đường ngập, lầy lội, đất bỏ hoang, kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm xóa bỏ quy hoạch để người dân ổn định cuộc sống. Dự án Làng đại học tại xã Hưng Long đã triển khai nhiều năm nhưng chưa thực hiện. Cử tri kiến nghị hoán đổi thành cụm công nghiệp để sử dụng lao động tại chỗ và các xã lân cận bởi hiện nay người dân ở địa phương phải đi xin việc ở xa như KCN Lê Minh Xuân, KCN Tân Tạo. Dự án Bến Lức - Long Thành - Dầu Giây tiến độ thực hiện chậm, nguyện vọng người dân muốn tái định cư tại chỗ. Dự án khu đô thị Sing -Việtđã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, thời gian bồi thường quá lâu (17 năm), việc áp giá bồi thường là giá cũ. Hội đồng nhân dân thành phố có ý kiến, kiểm tra giám sát dự án này.
Cử tri huyện Củ Chi đề nghị thành phố nên xem xét lại một số dự án, nếu không làm thì hùy bỏ đối với các dự án Hoa lan - cây cảnh tại xã Phước Vĩnh An, lộ giới Quốc lộ 22, dự án Viện trường và Khu Hóa dược tại xã Phước Hiệp và Tân An Hội.
Theo Dantri
Bài học từ "câu chuyện để dành" Từ chuyện để dành viên kẹo, chiếc áo,... ngày còn nhỏ, ta đã vô thức hình thành thói quen "để dành" để rồi không biết ta đã để dành ước mơ của chính mình. Bài học để dành từ gia đình Những ngày bé thơ, mỗi lần được cho kẹo, tặng quà, ông bà bố mẹ đều căn dặn không vội ăn hết...