Nhật yêu cầu Australia giải thích lý do thua thầu đóng tàu ngầm
Tokyo muốn Canberra giải thích tại sao Australia quyết định chọn Pháp là bên sẽ đóng 12 tàu ngầm trị giá 40 tỷ USD mà không phải Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakataki. Ảnh: Reuters.
“Quyết định trên là vô cùng đáng tiếc”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakataki nói. “Chúng tôi sẽ đề nghị Australia giải thích tại sao họ không chọn chúng tôi”.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull hôm nay tuyên bố công ty đóng tàu DCNS của Pháp đã chiến thắng hợp đồng đóng 12 tàu ngầm cho nước này, trị giá 40 tỷ USD. Hai đối thủ khác cạnh tranh với DCNS là chi nhánh tại Australia của công ty đóng tàu Đức ThyssenKrupp Marine Systems và công ty Mitsubishi Heavy Industries đến từ Nhật Bản.
Video đang HOT
DCNS giới thiệu tàu ngầm 5.000 tấn phiên bản sử dụng động cơ diesel-điện của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda với trợ giá tốt. Nhật Bản đưa ra phiên bản tàu ngầm 4.000 tấn lớp Soryu còn Đức giới thiệu tàu ngầm 2.000 tấn loại Type 214.
Giới chức Australia đã thông báo với Nhật Bản về lựa chọn, giải thích rằng thiết kế mà Pháp đề xuất phù hợp với nhu cầu hơn, ông Nakatani cho biết.
Một nguyên nhân có thể nữa là nếu Australia ký hợp đồng với Nhật Bản, nó sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương nhưng có thể làm mất lòng Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Australia.
Dưới thời thủ tướng Australia Tony Abbott, Nhật Bản là bên dẫn đầu trong cuộc đua giành hợp đồng đóng tàu ngầm. Tuy nhiên, Nhật Bản nhanh chóng mất đi lợi thế này sau khi ông Abbott bị mất vị trí lãnh đạo trong một cuộc bỏ phiếu nội bộ đảng và ông Turnbull lên làm thủ tướng.
Như Tâm
Theo VNE
Pháp thắng thầu đóng 12 tàu ngầm 40 tỷ USD cho Australia
Gói thầu trị giá 40 tỷ USD xây dựng hạm đội tàu ngầm cho Australia thuộc về nhà thầu hải quân Pháp DCNS.
Tàu ngầm lớp Collins của Australia. Ảnh: theaustralian.com.au
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull sẽ tuyên bố nhà thầu chiến thắng trong hôm nay, nhưng hai nguồn tin gần gũi với dự án đóng 12 tàu ngầm của Australia nói với Reuters rằng Pháp đã thắng. Hai đối thủ khác cạnh tranh với Pháp là Nhật Bản và Đức.
Nhà thầu DCNS giới thiệu tàu ngầm 5.000 tấn phiên bản sử dụng động cơ diesel-điện của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda với trợ giá tốt. Nhật Bản đưa ra phiên bản tàu ngầm 4.000 tấn lớp Soryu còn Đức giới thiệu tàu ngầm 2.000 tấn loại Type 214.
Nếu Australia ký hợp đồng với Nhật, điều này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng có thể khiến Bắc Kinh mếch lòng. Vì vậy, đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Pháp thắng thầu.
Australia tăng chi tiêu quốc phòng để bảo vệ lợi ích chiến lược và thương mại trong lúc Mỹ và đồng minh quan ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Giới quan sát từng dự đoán phải đến cuối năm Australia mới ra quyết định lựa chọn đối tác đóng tàu ngầm, nhưng cuộc bầu cử 2/7 tới đã khiến Thủ tướng Turnbull đẩy nhanh tiến trình. Gói thầu đóng 12 tàu ngầm sẽ mang lại hàng ngàn việc làm ở miền nam Australia, có thể mang đến nhiều phiếu bầu cho chính phủ.
Canberra muốn thay thế các tàu ngầm chạy diesel-điện lớp Collins, ngừng sử dụng vào năm 2026. Thế hệ tàu ngầm mới dự kiến có khả năng tàng hình và hệ thống cảm biến hiệu suất cao, thời gian và tầm hoạt động tương đương lớp Collins.
Văn Việt
Theo VNE
Malaysia bắt 2 phóng viên Úc định tiếp cận Thủ tướng Najib Ngoại trưởng Úc ngày 14.3 cho biết Canberra cực kỳ quan ngại vụ hai phóng viên Úc bị bắt ở Malaysia sau khi họ định chất vấn Thủ tướng Najib Razak về các cáo buộc tham nhũng. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop quan ngại việc phóng viên Úc bị Malaysia bắt giữ - Ảnh: Reuters Các phóng viên Úc thực hiện chương trình...