Nhật viện trợ 2,5 triệu USD khắc phục hậu quả hạn, mặn
Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại khẩn cấp 2,5 triệu USD cho Việt Nam nhằm giúp ứng phó thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua.
Ảnh Internet
Tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định thực hiện hợp tác viện trợ không hoàn lại khẩn cấp trị giá 2,5 triệu USD thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhằm giúp Việt Nam đối phó với thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng trên diện rộng tại khu vực cao nguyên Trung Bộ, Nam Trung Bộ và ĐBSCL.
Video đang HOT
Khoản viện trợ 2,5 triệu USD sẽ được dành để hỗ trợ cho các lĩnh vực như nước sạch, vệ sinh và dinh dưỡng… dựa vào tình hình thiệt hại do hạn hán và ngập mặn gây ra như sản lượng nông nghiệp giảm, thiếu nước và thực phẩm, nhiều phụ nữ và trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ hợp tác với Chính phủ Việt Nam nhanh chóng triển khai viện trợ lần này, đồng thời có quan điểm sẽ xem xét cả về hợp tác liên quan đến các biện pháp ứng phó trung và dài hạn trong thời gian tới.
Xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá là chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc. Nhiều nơi nước mặn vào sâu đất liền tới 70-90 km, sâu hơn trung bình nhiều năm 15-20 km. Kinh tế và đời sống dân sinh của địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhiều tỉnh miền Tây bị hạn, xâm nhập mặn hoành hành đã công bố tình trạng thiên tai. Hàng trăm nghìn ha lúa, mía, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản bị thiệt hại; hơn một triệu người dân thiếu nước ngọt sử dụng.
Theo VGP
Gần 524 tỷ đồng hỗ trợ 34 địa phương khắc phục hạn hán
34 địa phương được hỗ trợ, gồm: Hà Giang 17,3 tỷ đồng; Tuyên Quang 12,8 tỷ đồng; Cao Bằng 4,8 tỷ đồng; Lạng Sơn 16,8 tỷ đồng; Yên Bái 17,7 tỷ đồng; Thái Nguyên 18,7 tỷ đồng; Bắc Cạn 16,1 tỷ đồng; Bắc Giang 15 tỷ đồng; Hòa Bình 16,2 tỷ đồng; Điện Biên 13,1 tỷ đồng; Quảng Ninh 12,5 tỷ đồng; Hải Dương 20,4 tỷ đồng; Hưng Yên 14,1 tỷ đồng; Vĩnh Phúc 9,7 tỷ đồng; Bắc Ninh 5,1 tỷ đồng; Hà Nam 20,7 tỷ đồng; Nam Định 21,2 tỷ đồng; Ninh Bình 20,8 tỷ đồng; Thái Bình 17,5 tỷ đồng; Quảng Bình 8,4 tỷ đồng; Quảng Trị 19,6 tỷ đồng; Quảng Nam 12,8 tỷ đồng; Bình Thuận 21,9 tỷ đồng; Kon Tum 17,6 tỷ đồng; Bình Phước 14,9 tỷ đồng; Bến Tre 14,2 tỷ đồng; Trà Vinh 13,3 tỷ đồng; Vĩnh Long 20,4 tỷ đồng; Sóc Trăng 10,8 tỷ đồng; An Giang 15,6 tỷ đồng; Đồng Tháp 18,2 tỷ đồng; Kiên Giang 16,5 tỷ đồng; Bạc Liêu 11,1 tỷ đồng; Cà Mau 17,9 tỷ đồng.
Trước đó, tháng 2-2016, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định hỗ trợ 85,1 tỷ đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2015, cho sáu tỉnh: Quảng Trị, Đác Lắc, Đác Nông, Long An, An Giang, Đồng Tháp để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2015.
Theo dự báo, tháng 3 sẽ là cao điểm của khô hạn, xâm nhập mặn và tình trạng này sẽ kéo dài tới tháng 6-2016. Vì vậy, chúng ta phải tập trung cao độ, huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn với mục tiêu cuối cùng là giảm được tối đa thiệt hại do hậu quả của hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.
XUÂN TUẤN
Theo_Báo Nhân Dân
Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau rét Trước những thiệt hại do băng tuyết và rét hại, tỉnh Yên bái đang tập trung chỉ đạo nhân dân khắc phục. Diện tích hoa màu, cây cối bị ảnh hưởng nặng khoảng 1.700 ha tại các huyện vùng cao: Mù Cang Chải 500 ha, Trạm tấu 700 ha, Văn Chấn 500 ha. Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cử các đoàn...