Nhật vạch trần kế hoãn binh của Trung Quốc khi rút giàn khoan
Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan phi pháp trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam ở biển Đông được báo Nhật theo dõi sát sao. Khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan, dư luận Nhật cũng quan tâm đặc biệt. Tờ Yomiuri Shimbun vừa có bài phân tích quanh việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan. Một Thế Giới xin trích đăng lại bài viết này.
Ông Abe liên tục chỉ trích hành vi của Trung Quốc trên biển Đông.
Khi đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc có lẽ đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nỗ lực “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực” bằng cách kết thúc hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) tại Biển Đông.
Các hoạt động ban đầu được dự kiến sẽ tiến hành cho đến giữa tháng 8 nhưng đã kết thúc sớm vì Trung Quốc nói “công việc tiến hành thuận lợi”. Nhưng chắc chắn Trung Quốc đã cúi đầu trước áp lực quốc tế và giảm bớt các hoạt động (khiêu khích).
Tính toán sai lầm của Trung Quốc
Vào đầu tháng Năm, Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và Việt Nam ngăn chặn hoạt động của Trung Quốc rất mạnh mẽ. Tàu của Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam liên tục, đánh chìm một thuyền cá Việt Nam khiến căng thẳng leo thang đến mức độ nguy hiểm.
Việt Nam đã kêu gọi quốc tế lên án hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Có lẽ Trung Quốc không ngờ rằng Việt Nam – vốn ràng buộc nhiều với Trung Quốc về mặt kinh tế – lại phản ứng mãnh liệt như vậy.
Một tính toán sai lầm lớn nữa của Trung Quốc là họ không ngờ Nhật Bản, Mỹ và các thành viên của ASEAN nhanh chóng tăng cường hợp tác với Việt Nam, phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Shinzo Abe chỉ trích Trung Quốc đe dọa hòa bình tại các hội nghị quốc tế bằng cách liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế cũng như đòi Trung Quốc làm sáng tỏ các yêu sách lãnh thổ vốn không dựa theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Thủ tướng Abe đã được cộng đồng quốc tế tán thành ủng hộ.
Với chính sách tập trung vào châu Á, Mỹ đã nói rõ họ sẵn sàng tham gia tích cực trong vấn đề Biển Đông. Vào thời điểm khi Bắc Kinh đang cố gắng để loại trừ Mỹ ra khỏi châu Á, hành động của Mỹ cho thấy họ sẵn sàng thách thức các toan tính của Trung Quốc
Tại cuộc hội đàm của các Ngoại trưởng hồi tháng 5, các thành viên ASEAN vốn có quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề Trung Quốc – đã thống nhất thể hiện “quan ngại nghiêm trọng” về tình hình nguy hiểm ở Biển Đông.
Trung Quốc vẫn còn dã tâm
Một loạt các cuộc họp quốc tế đang chờ đợi Trung Quốc. Diễn đàn khu vực ASEAN, với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào đầu tháng tới, trong khi Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương tại Bắc Kinh vào tháng 11. Trung Quốc dường như muốn tránh là mục tiêu của các chỉ trích trong các diễn đàn kể trên. Một số nhà quan sát dự đoán rằng nước này sẽ thực hiện tự kiềm chế trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thay đổi chiến lược bành trướng lãnh thổ của mình ở biển Đông và Hoa Đông. Do vậy, Nhật Bản và Mỹ phải cảnh giác trước các toan tính của Trung Quốc.
Video đang HOT
Nhưng dù sao, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã mang lại tác dụng tích cực trong khoảng thời gian này. Với kinh nghiệm vừa trải qua, các quốc gia có liên quan phải cố gắng thuyết phục Trung Quốc tham gia một cách tích cực vào quá trình xây dựng một trật tự mới ở châu Á.
Theo Một Thế giới
Cường quốc nào cũng không thể coi thường dư luận quốc tế
"Việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan càng khẳng định thêm chân lý rằng bất kỳ cường quốc nào cũng không thể coi thường dư luận quốc tế", TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu về Biển Đông, đưa ra nhận định khi trao đổi với báo Đời sống và Pháp luật xung quanh việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan.
Nắm cơ hội để không phụ thuộc Trung Quốc bất cứ điều gì
TS Nguyễn Nhã.
TS Nguyễn Nhã cho biết:
Kể từ khi cho hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã phải chịu rất nhiều áp lực.
Mới đây, Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan về phía đảo Hải Nam, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam do cơn bão số 2 đang trực tiếp hướng vào Biển Đông với cường độ mạnh, tôi nghĩ đây chỉ là cái cớ giúp cho Trung Quốc đỡ "bẽ mặt" mà thôi, bởi một khi đã đưa giàn khoan ra hoạt động, thì chắc chắn Trung Quốc phải dự báo được và tính trước được thời tiết mưa bão.
Vùng Biển Đông từ trước đến nay vốn là vùng biển dữ, mỗi năm hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn nhỏ, và Trung Quốc chắc chắn đã biết điều này từ cả trăm năm nay, thế nên cơn bão Rammasun chỉ là lý do ngẫu nhiên trùng khớp với thời điểm Trung Quốc buộc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 về.
Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là điều hợp lý, bởi là từ lúc cho hạ đặt trái phép giàn khoan hải Dương 981, Trung Quốc chẳng có lợi gì, lại chịu rất nhiều tốn kém, cùng với đó là chịu áp lực không nhỏ từ các nước trên thế giới.
Việc Trung Quốc rút giàn khoan càng khẳng định thêm chân lý rằng bất kỳ cường quốc nào cũng không thể coi thường dư luận quốc tế.
Giàn khoan Hải Dương 981.
Trung Quốc cho dịch chuyển giàn khoan vào đúng thời điểm cơn bão Rammasun- bão Thần Sấm có cường độ rất mạnh hướng trực tiếp vào Biển Đông. Theo ông, đây chỉ là sự trùng hợp hay là những bước đi đã có tính toán từ trước?
Có thể nói đây là sự trùng hợp. Nhưng nếu nói đó là sự tính toán của Trung Quốc chắc chắn cũng không sai.
Nhiều người thường nhắc đến tình hữu hảo Việt - Trung, nhưng tôi thấy tình hữu hảo ấy bây giờ chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nó cũng chẳng có bất cứ lợi gì cho Việt Nam cả.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam lớn mạnh. Nên tôi nghĩ, Việt Nam phải nắm lấy cơ hội này để vươn lên, không còn phụ thuộc bất cứ điều gì vào Trung Quốc nữa.
Tôi tin rằng Việt Nam có đủ khôn ngoan, bản lĩnh và khả năng để tự đứng lên.
Không quốc gia nào đứng ngoài luật pháp quốc tế
Ông có cho rằng việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan là một điều hợp lý, sau những đấu tranh bền bỉ, kiên trì, hết sức kiềm chế bằng các biện pháp hòa bình của Việt Nam, cũng như sự lên án mạnh mẽ của dư luận quốc tế?
Tôi còn nhớ nôm na, một học giả của Mỹ đã từng nói rằng, Việt Nam đừng mãi nói cực lực phản đối xuông như thế. Mà Việt Nam nên nghĩ đến chuyện đưa Trung Quốc ra đối mặt với luật pháp quốc tế.
Khi ấy, dù cho thái độ của Trung Quốc như thế nào đối với phán quyết của tòa án quốc tế, thì chắc chắn họ sẽ vẫn phải nhìn nhận và suy nghĩ lại. Bởi không có bất cứ quốc gia nào có thể đứng ngoài quy định của luật pháp quốc tế cả.
Việc Trung Quốc di dời giàn khoan là tổng hợp của rất nhiều lý do. Trong đó có việc họ phải chịu áp lực lớn từ sự đấu tranh kiên cường của Việt Nam và sự phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn nhằm mục đích xoa dịu dư luận, làm cho lòng yêu nước của nhân dân ta trùng xuống, làm giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, và từ đó có thể hy vọng Việt Nam sẽ không đưa sự việc ra các cơ quan tài phán quốc tế.
Theo ông, những bước đi tiếp theo của Trung Quốc sẽ là gì?
Là một nhà nghiên cứu lâu năm, tôi hiểu chắc một điều là Trung Quốc không bao giờ dừng lại, cũng không bao giờ thay đổi.
Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn rất mưu mô. Mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là một kế hoạch lâu dài và họ sẽ không bao giờ từ bỏ ý định đó cho đến khi đạt biến Biển Đông thành ao nhà của mình.
Việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì giàn khoan vấn ở trên Biển Đông và ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc vẫn là làm chủ, bá quyền ở Biển Đồng, âm mưu đòi chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn phi lý của nước này. Đồng thời, biến các vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để yêu cầu Việt Nam gác tranh chấp cùng khai thác.
Trung Quốc sẽ không thay đổi cho đến khi nào sự thật về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa được công bố rộng rãi với nhân dân toàn thế giới, trong đó có cả nhân dân Trung Quốc.
Nhiều ý kiến cho rằng, dù Trung Quốc đã đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn nhất định không chủ quan, lơ là, ông có đồng tình với những ý kiến đó?.
Nhất định không chủ quan, lơ là
Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến không tiếng súng, nên phải xác định đây là một cuộc kháng chiến trường kỳ.
Dù bây giờ Trung Quốc đã đưa giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn nhất định không chủ quan, lơ là.
Chúng ta vẫn luôn luôn phải đề cao cảnh giác, bởi còn rất nhiều hoạt động khác của Trung Quốc mà chúng ta phải đề phòng.
Họ đưa giàn khoan đi, thì cũng có thể đưa giàn khoan trở lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tìm cách khôn ngoan hơn để hạn chế thiệt hại, tốn kém ở mức thấp nhất. Vì vậy, chúng ta phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc đấu tranh được những vi phạm của Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Bên cạnh đó, phải phát triển kinh tế, giáo dục, quân sự, quốc phòng... để có đủ điều kiện sẵn sàng trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc.
Về vấn đề chủ quyền, chúng ta phải đẩy mạnh tổ chức các hội thảo tuyên truyền trên toàn thế giới, đồng thời công bố các văn bản, tài liệu quảng bá về chủ quyền của Việt Nam rộng rãi khắp mọi nơi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
HOÀI THU
Theo Vietbao
Giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng biện pháp hòa bình Sáng 18-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Ông Clinton tới Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình Clinton sáng lập nhằm giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên thế giới. Hoạt động...