Nhật và Úc tăng cường hợp tác an ninh
Úc và Nhật đang có cuộc thảo luận nhằm tăng cường quan hệ hợp tác an ninh, trong bối cảnh thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tăng ngân sách quốc phòng và vừa nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí.
“Nhật đang thay đổi cách diễn giải hiến pháp của mình, điều sẽ khiến họ tự do hơn trong việc buôn bán vũ khí. Hai nước Nhật – Úc đã hợp tác rất nhiều trong các hành động giữ gìn hoà bình. Trao đổi công nghệ là một phần quan trọng trong việc nâng mối quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới”, bộ trưởng quốc phòng Úc, David Johnston nói với trang Bloomberg.
Do những căng thẳng về biển đảo với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Nhật Bản gần dây đã phải sửa đổi lại quy định cấm xuất khẩu vũ khí và cho phép binh lính Nhật được chiến đấu ở nước ngoài. Úc, đồng minh của Nhật và Mỹ, đang có kế hoạch tập trung vào Nhật và Hàn Quốc, đối tác thương mại lớn thứ 2 và thứ 3 của nước này, nhằm tăng cường khả năng quân sự.
Nhật và Úc sẽ có nhiều dự án hợp tác quân sự trong thời gian tới
Video đang HOT
Ông Johnson cho rằng, Úc và Nhật có cơ hội cùng nâng cao khả năng chiến đấu của không quân qua những công tác tập trận chung, trao đổi kinh nghiệm về các loại máy bay chiến đấu và công nghệ phát triển vũ khí.
Ngoài việc đầu tư vào không quân, Úc và Nhật đang cùng nhau phát triển loại tàu ngầm lớp Collins mới. Hai bên đang trong giai đoạn thương lượng ban đầu nhằm mua lại công nghệ phát triển năng lượng diesel – điện từ Đức, Pháp, Mỹ và Anh.
Úc cũng đang có kế hoạch chia sẻ thông tin với Nhật về mẫu máy bay chiến đấu F-35 Joint Strike Fighters của Mỹ. Thủ tướng Úc, Tony Abott đã hứa với hãng sản xuất Lockheed-Martin sẽ nâng số lượng máy bay đặt hàng lên con số 72.
Bộ trưởng Johnson cũng xác nhận rằng, các quan chức an ninh của Mỹ – Úc đã có cuộc thảo luận ở Sydney vào hôm 12/8 với sự góp mặt của ngoại trưởng Mỹ John Kerry và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, nhằm tăng cường thoả thuận hơp tác quân sự giữa 2 nước lên 25 năm với số lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ đóng quân ở Sydney tăng từ 1.200 lên 2.500 vào năm 2020.
Theo dantri
Tàu chở dầu Thái Lan bị hải tặc bắt cóc gần Indonesia
Ngày 31-5, Văn phòng Hàng hải quốc tế (IMB) cho biết một chiếc tàu chở dầu cùng 14 thủy thủ của Thái Lan được cho là đã bị hải tặc bắt cóc, khi đang trên đường từ Singapore tới Indonesia.
Theo Trung tâm trình báo cướp biển của IMB có trụ sở tại Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia, chiếc tàu chở dầu mang tên MT Orapin 4 đã bị mất liên lạc sau khi rời Singapore hôm 27-5, khi đang trên đường tới cảng Pontianak thuộc tỉnh Kalimantan của Indonesia.
"Đây có thể là một vụ bắt cóc. Chúng tôi đã gửi tín hiệu tới các tàu ở khu vực để tìm kiếm và các cơ quan cũng đã được báo động," ông Noel Choong, giám đốc Trung tâm trình báo cướp biển cho biết hôm 31-5.
Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm nay, tại khu vực này đã ghi nhận 23 vụ tấn công cướp biển và chủ yếu xảy ra ngoài khơi Indonesia. Mục tiêu tấn công thường là các tàu chở hàng, nhằm chiếm đoạt hàng hóa.
Tàu chở dầu
Hồi cuối tháng 4 vừa qua, một nhóm cướp biển được vũ trang hạng nặng đã tấn công một tàu chở dầu ở khu vực bở biển ngoài khơi phía Đông Malaysia, làm bị thương thuyền trưởng và cướp đi 3 triệu lít dầu diesel trên tàu.
Cũng trong tháng này, cướp biển đã tấn công một tàu chở dầu của Singapore ở Eo biển Malacca, bắt cóc 3 thành viên thủy thủ đoàn và cướp hàng hóa.
Trước đây, các vụ bắt cóc tàu chở dầu và tàu hàng thường xảy ra ở gần Singapore, với 5 vụ như vậy xảy ra trong các năm 2011 đến 2013. Riêng trong quý đầu năm nay, đã có 8 vụ tấn công có vũ trang xảy ra tại Eo biển Malacca và xung quanh Singapore, so với 1 vụ trong cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, hầu hết là những vụ cướp nhỏ.
Theo ANTD
Mỹ giúp Đài Loan tự chế tàu ngầm đối phó Trung Quốc Ngày 14-4, phat biêu tai môt phiên điêu trân trươc Uy ban đôi ngoai va quôc phong cua cơ quan lâp phap Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Yen Ming cho biết, Mỹ đã đồng ý giúp Đài Loan tư chế tạo tàu ngầm tấn công điên diesel. Ông Yen Ming đươc hoi vê vân đê nay chi vai ngay sau khi Tông...