Nhật và Trung Quốc bắt đầu cuộc “chiến tranh đất hiếm”?
Ngày 26/04, Chính phủ Nhật Bản công bố “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương”, trình bày phương châm chỉ đạo về chính sách hải dương trong vòng 5 năm tới. Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình.
Bản kế hoạch này đã xây dựng chính sách đối phó với tàu thuyền Trung Quốc ở Senkaku và đề xuất xây dựng một trạm cung cấp hậu cần ở rạn san hô Okinotori (Nhật Bản gọi là đảo Okinotori – tiếng Nhật là Okinotorishima).
“Kế hoạch cơ bản về Hải Dương” chỉ rõ: “Nhật Bản sẽ xây dựng 2 trạm cung cấp hậu cần, 1 trạm đặt tại Okinotorishima ở điểm cực nam của Nhật và trạm ở điểm cực đông đặt tại khu vực phụ cận đảo Minami Tori (Minami Torishima) với nhiệm vụ là bảo đảm cung cấp hậu cần cho công tác điều tra hải dương”.
Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình.
Theo bài báo, ngày 26 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã lần đầu tiên triệu tập một cuộc hội nghị “Hợp pháp hóa quản lý các đảo” với thành phần gồm đông đảo nhân sĩ các giới để thảo luận phương án thực hiện công tác lập pháp. Dự kiến đến hạ tuần tháng 6, Chính phủ Nhật Bản sẽ tham khảo báo cáo tổng kết của cuộc hội thảo này để chính thức khởi động tiến trình lập pháp.
Dảo Okinotori nằm ở điểm cực nam của Nhật Bản
Okinotorishima là một rạn san hô ở Thái Bình Dương nằm ở phía nam Nhật Bản. Mấy năm gần đây, chính phủ Nhật Bản chi tiêu khoản tiền rất lớn để nuôi trồng giống san hô nhân tạo ở rạn san hô này. Cùng với việc định danh cho nó là “một hòn đảo” nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình, Nhật Bản cũng chuẩn bị công tác khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở khu vực biển này.
Ngày 11/09/2009, khi Ủy ban phân giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc cử một tổ công tác đến giải quyết đề nghị của Nhật về quy hoạch thềm lục địa biển Thái Bình Dương ở phía nam Nhật Bản, Trung Quốc đã đệ trình ý kiến phản đối quyết liệt hành động của Nhật lên Liên hiệp quốc.
Video đang HOT
Về vấn đề này, phía Trung Quốc cho rằng đây là một rạn san hô chứ không phải là một hòn đảo, điều kiện tự nhiên không phù hợp cho con người cư trú và phát triển kinh tế nên không được coi là thuộc chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia, Nhật tự ý trồng san hô nhân tạo ở đây và hoạch định nó vào vùng thềm lục địa của mình là không có căn cứ.
Thế nhưng, các nhà phân tích không khó để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc quan tâm quá mức và phản đối quyết liệt hành động thể hiện chủ quyền chính đáng ở khu vực này của Nhật, tất cả đều xuất phát từ nguồn tài nguyên dầu mỏ và hơn hết là nguồn tài nguyên đất hiếm, tuy chưa thăm dò nhưng được dự đoán là có thể có ở đây.
Đáy biển xung quanh đảo Minami Tori có trữ lượng đất hiếm cực lớn
Năm 2009, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Tokyo đã phát hiện một mỏ đất hiếm khổng lồ dưới đáy biển xung quanh Minami Torishima. Cuối tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương – Địa cầu Nhật Bản và Đại học Tokyo đã xác nhận chính xác điều này. Kết quả phân tích những mẫu bùn cho thấy hàm lượng đất hiếm ở khu vực đó cao gấp 10 lần so với hàm lượng đất hiếm ở bờ biển Hawaii, Mỹ và gấp từ 20 tới 30 lần so với các mỏ đất hiếm của Trung Quốc.
Đất hiếm là nguyên liệu cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sản xuất tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo, turbin gió, điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và nhiều thiết bị điện tử khác. Hiện tại Trung Quốc cung cấp tới hơn 90% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Với trữ lượng khoảng 6,8 triệu tấn đất hiếm ở đây, với tốc độ sử dụng đất hiếm như hiện nay, các công ty Nhật Bản có thể sử dụng trong khoảng 230 năm mới hết.
Trở ngại lớn nhất đối với việc khai thác đất hiếm là độ sâu của mỏ, hiện nay, con người chưa thể khai thác đất hiếm ở độ sâu lớn hơn 5.000m. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm tàu lặn có người lái Giao Long với định hình thiết kế lặn sâu 7000m dưới đáy biển.
Họ chế tạo con tàu này nhằm mục đích thăm dò, khảo sát nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương mà đất hiếm là một mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, tuy Okinotorishima chưa xác định được là có đất hiếm hay không, nhưng việc Tokyo định xây trạm hậu cần ở đây cùng với Minami Torishimađã làm Bắc Kinh cảnh giác.
Tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc
Tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã công bố kế hoạch hoạt động năm 2013 của tàu lặn này bao gồm 3 đợt. Đợt 1 kéo dài 43 ngày bắt đầu từ tháng 6 ở khu vực bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đợt 2 tiến hành từ tháng 7 kéo dài 43 ngày tại tây Thái Bình Dương và đợt 3 kéo dài 38 ngày tại tây bắc Thái Bình Dương.
Khu vực tác nghiệp của Giao Long trong đợt 2 và đợt 3 có thể sẽ liên quan đến những khu vực nhạy cảm nhưng giàu tài nguyên mà Nhật đang tuyên bố chủ quyền. Lo ngại trước những hành động này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng cường các biện pháp bảo hộ các ngồn tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình.
Một cuộc chiến về chủ quyền “đất hiếm” có thể sẽ bắt đầu?
Theo ANTD
Khám phá đối trọng của tàu đổ bộ Mistral
Hiện hải quân Anh chỉ còn 1 tàu đổ bộ tấn công hạng trung thuộc lớp "Ocean" và 2 tàu thuộc lớp "Albion" có lượng giãn nước trên 2 vạn tấn. Đầu tháng này họ vừa triển khai cải tạo, nâng cấp chiếc HMS "Ocean" L12 lên một tiêu chuẩn hiện đại hơn, có thể sánh ngang tàu đổ bộ hiện đại nhất của Pháp và Nga là Mistral.
Tàu đổ bộ tấn công lớp Ocean của Anh được chế tạo trên cơ sở tàu sân bay hạng nhẹ lớp "Vô địch" (Invincible Class), kết cấu tầng thượng được cải tạo lại, boong chở máy bay cũng được gia cường để chịu được tải trọng của loại máy bay vận tải siêu nặng "Chinook" và được thiết kế theo kiểu 6 điểm cất, hạ cánh và 6 bãi đậu máy bay.
Nhiệm vụ của nó chủ yếu là tác chiến đổ bộ và chi viện hậu cần, lực lượng máy bay trực thăng của nó có 2 chức năng chính là vận chuyển lực lượng lên bờ và tấn công yểm trợ đổ bộ. Thông thường nó có thể mang theo 1 trung đội máy bay trực thăng HC-4 "Sea King", 1 tiểu đoàn đột kích hải quân đánh bộ và toàn bộ trang bị tác chiến, bao gồm cả xe chiến đấu bộ binh, vũ khí và đạn dược các loại. Trong tình huống khẩn cấp nó có thể triển khai thêm các giường dã chiến và chở theo 800 lính hải quân đánh bộ.
Trực thăng da dụng Westland Lynx AH-7
Hiện nay, hải quân Anh chỉ có 1 chiếc tàu thuộc lớp này là HMS Ocean L12, con tàu này được triển khai đóng vào năm 1995, chính thức đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân năm 1998. Tàu có chiều dài 203m, rộng 36,1m, mớn nước 6,6m, lượng giãn nước (đầy tải) là 21.760 tấn, kích thước boong chở máy bay là 170x32,6m.
HMS Ocean L12 sử dụng 2 động cơ Diezen Crossley Pielstick 16 PC2.6 V400 giúp tàu có thể đạt vận tốc 18 hải lý/h, hành trình tối đa 8000 hải lý (với vận tốc thông thường là 15 hải lý/h). Biên chế chuẩn của tàu bao gồm 283 người cùng với 180 nhân viên bảo đảm không quân và 480 lính hải quân đánh bộ.
Với chức năng chính là vận tải đổ bộ nên HMS Ocean L12 được trang bị vũ khí rất đơn giản với 3 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx Mk15 CIWS 20mm của hãng Raytheon, 3 bệ pháo hạm 20mm Oerlikon GAM-B01 cỡ nòng 90. Loại tàu này có khả năng chuyên chở 4 chiếc tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCVP, 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC, 6 khẩu pháo hạng nặng, 40 xe chiến đấu bộ binh và 34 xe kéo cùng với 1 tiểu đoàn đột kích hải quân đánh bộ và toàn bộ trang bị tác chiến.
Ngoại hình của HMS Ocean L12 cũng khá giống với Mistral của Pháp
Về chuyên chở máy bay, thông thường nó có thể mang theo 18 máy bay trực thăng, bao gồm 12 chiếc trực thăng đa dụng Sea King HC-4 (hoặc 12 chiếc máy bay trực thăng vận tải EH-101 Merlin) và 6 chiếc trực thăng da dụng Westland Lynx AH-7 hoặc có thể thay thế bằng các loại trực thăng vũ trang Gazelle AH-1 hay Apache WAH-64D, đồng thời còn có thể đảm nhận nhiệm vụ sửa chữa và tiếp liệu cho 1 số máy bay trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook. HMS Ocean L12 cũng có khả năng chở theo các máy bay phản lực chiến đấu Sea Harrier nhưng không đủ khả năng bảo đảm cho nó mà phải có tàu chi viện hậu cần đi kèm. Khi có yêu cầu hỗ trợ tác chiến đặc biệt tàu có thể giảm số lượng người, tàu đổ bộ và xe chiến đấu để tăng số máy bay trực thăng lên gấp đôi.
Về các thiết bị điện tử, tàu được trang bị 1 hệ thống radar giám sát không/biển Siemens-Plessey Type 996.1; 2 hệ thống radar dẫn đường Kelvin Hughes Type 1007 (1 bộ dùng để dẫn đường cho máy bay); 1 hệ thống cung cấp dữ liệu tác chiến tự động hóa cho vũ khí Ferranti ADAWS 2000 Mod 1; hệ thống thông tin vệ tinh Matra Marconi SCOT 1D SATCOM; hệ thống nghe trộm Racal-Thorn EMI UAT; hệ thống gây nhiễu Racal-Thorn Type 675.2; hệ thống mồi nhử Outfit DLJ 2; 8 cụm phóng (mỗi cụm 6 ống phóng) tên lửa gây nhiễu 130mm và 102mm Sea Gnat, hệ thống phóng mục tiêu giả DLH...
Máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier
Đầu tháng này, hải quân hoàng gia Anh vừa ký hợp đồng trị giá 105 triệu USD với công ty Babcock - Scotland để cải tiến và nâng cấp các hệ thống radar, hệ thống pháo hạm, hệ thống chỉ huy và các phòng sinh hoạt cho thủy thủ đoàn và hải quân đánh bộ khoảng 1100 người. Sau cải tạo, tàu sẽ được nâng cấp lên một chuẩn mới hiện đại hơn, có thể sánh ngang tàu đổ bộ hiện đại nhất của Pháp và Nga là Mistral.
Theo ANTD
Sự thực gây sốc về nhà thổ thời chiến của quân Đức Quân Đức lập ra những nhà thổ vừa nhằm duy trì nhuệ khí chiến đấu của binh lính, vừa để ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Ảnh minh hoạ. Một bài viết đăng trên tờ Pravda của Nga tiết lộ, vốn nổi tiếng với chế độ cung ứng hậu cần chặt chẽ và theo trình...