Nhật ứng phó ngư dân Trung Quốc vũ trang
Giới lãnh đạo Nhật đang nghiên cứu cơ sở pháp lý cho việc triển khai binh sĩ nếu ngư dân Trung Quốc vũ trang đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu tuần duyên Nhật (phải) truy đuổi một tàu cá Trung Quốc ở gần đảo Miyako của Nhật – Ảnh: AFP
Kể từ vụ va chạm với tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi năm 2010, giới chức Nhật vẫn đau đầu về nguy cơ ngư dân Trung Quốc được trang bị vũ khí hoặc thậm chí lính thủy giả trang làm ngư dân đổ bộ lên đảo, vì chưa có biện pháp ứng phó hữu hiệu. Nguy cơ đó được các chính trị gia và quan chức Nhật nêu ra trong lúc tranh luận về việc diễn giải lại hiến pháp nhằm cho phép nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Theo tờ Asahi Shimbun, hồi tháng 10.2013, trong phiên họp Hạ viện, nghị sĩ đối lập Kohei Otsuka đã chất vấn Thủ tướng Shinzo Abe rằng chính phủ của ông sẽ ứng phó như thế nào trong trường hợp ngư dân có vũ trang đổ bộ lên nhóm đảo hẻo lánh do Nhật kiểm soát. Ông Abe trả lời: “Cho dù là ngư dân, luôn có khả năng họ được trang bị vũ khí. Vì lý do đó, cần phải tạo ra một cơ sở pháp lý để giải quyết trường hợp như thế”.
Vùng xám pháp lý
Video đang HOT
Hiện tại, ông Abe đã giao nhiệm vụ cho ban cố vấn xây dựng cơ sở pháp lý về an ninh để đưa ra kiến nghị về việc thay đổi diễn giải hiến pháp nhằm dỡ bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ tập thể và các hạn chế với lực lượng Nhật. Trong cuộc họp vào tháng 2 của ban cố vấn, ông Abe nêu 2 tình huống cần xem xét để chính phủ có thể quyết định ứng phó như thế nào. Một là ngư dân có vũ trang đổ bộ lên đảo và hai là tàu ngầm nước ngoài xâm nhập lãnh hải Nhật. Ông Abe mô tả 2 tình huống đó vẫn còn nằm trong vùng xám khi xem xét cách ứng phó dựa trên nền tảng pháp lý hiện nay của Nhật.
Theo Asahi Shimbun, các chuyên gia của ban cố vấn đang tập trung bàn về cơ sở pháp lý để quyết định xem có nên triển khai binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ (SDF) trong tình huống thứ nhất hay không. Theo luật, lực lượng này có thể được điều động để bảo vệ quốc gia dựa trên cơ sở phòng vệ. Ngoài ra, SDF cũng có thể được triển khai dựa trên quyền cảnh sát để dẹp bất ổn hoặc bảo vệ lãnh hải. SDF được phép dùng lực lượng của họ để đáp trả cuộc tấn công quân sự của kẻ thù, nhưng không thể đưa quân để chặn ngư dân đổ bộ lên đảo nếu hành động của họ không được liệt vào dạng cuộc tấn công có tổ chức của kẻ thù.
Tướng ngoài biên ải
Trường hợp các đơn vị SDF được điều động theo quyền cảnh sát liên quan đến các tình huống căng thẳng vượt khả năng kiểm soát của cảnh sát hoặc Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG). Tuy nhiên, việc triển khai cho những trường hợp đó vẫn gặp nhiều hạn chế so với việc triển khai vì mục đích phòng vệ. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định họ đủ khả năng xử lý tình huống ngư dân vũ trang xâm nhập, nhưng thừa nhận thủ tục cho việc triển khai SDF có thể mất thời gian do phải có sự phê chuẩn của nội các.
Do vậy, đảng cầm quyền LDP của Nhật đang kêu gọi nới lỏng các điều kiện ra lệnh điều động SDF hoặc cho phép họ dùng vũ khí khi thực thi quyền cảnh sát. Cụ thể, vài thành viên ban cố vấn của ông Abe cho rằng cần trao quyền sử dụng vũ khí cho binh sĩ SDF được điều động, với lập luận điều đó sẽ cho phép SDF hành động trong các tình huống khẩn cấp mà không cần phải chờ sự phê chuẩn của nội các hay quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng. Hiện tại, SDF chỉ được nổ súng trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc trong tình huống sơ tán khẩn cấp.
Tuy nhiên, một số quan chức quốc phòng Nhật cho rằng việc trao quyền quyết định khai hỏa cho các thành viên SDF làm nảy sinh tình trạng “tướng ngoài biên ải”. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Nhật nói: “Nhìn lại lịch sử, có nhiều trường hợp đạn rời khỏi nòng theo quyết định của chỉ một đơn vị đã leo thang thành cuộc chiến toàn diện. Các chính trị gia đừng bao giờ giao quyền quyết định những vấn đề như thế cho các thành viên SDF ở ngoài biên ải”.
Ngoài ra, một cựu quan chức cấp cao JCG lập luận rằng Senkaku/Điếu Ngư được tàu JCG và máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên biển (MSDF) tuần tra nghiêm ngặt, nên khó có chuyện ngư dân vũ trang đổ bộ lên đảo.
Dự kiến, ban cố vấn của Thủ tướng Abe sẽ trình đề xuất về việc thay đổi diễn giải hiến pháp vào tháng 5. Theo Asahi Shimbun, ban này cũng đang xem xét thay đổi diễn giải để cho phép SDF sử dụng vũ lực ở nước ngoài nếu cần.
Mỹ đủ sức tái chiếm Senkaku/Điếu Ngư Tranh chấp về Senkaku/Điếu Ngư đã khiến căng thẳng Nhật – Trung dâng cao trong thời gian qua, gây quan ngại về nguy cơ xung đột quân sự giữa hai bên. Trước tình hình này, Mỹ tuyên bố Senkaku/Điếu Ngư vẫn nằm trong hiệp ước phòng thủ chung với đồng minh Nhật. Mới đây, trung tướng John Wissler, chỉ huy lính thủy đánh bộ Mỹ ở Nhật, tuyên bố nếu Trung Quốc xâm chiếm Senkaku/Điếu Ngư, lính thủy đánh bộ Mỹ ở Thái Bình Dương có đủ khả năng tái chiếm quần đảo đó. Tờ Stars and Stripes dẫn lời ông Wissler nói các chiến đấu cơ và tàu chiến của Mỹ đủ sức quét sạch lực lượng Trung Quốc trên đảo mà không cần phải đổ bộ.
Theo TNO
Căng thẳng leo thang vì đền Yasukuni
Báo giới Trung Quốc đòi trả đũa mạnh tay, trong khi biểu tình nổ ra ở Hàn Quốc, sau chuyến thăm ngôi đền gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật.
Thủ tướng Abe (thứ 2 từ trái) thăm đền Yasukuni ngày 26.12 - Ảnh: Reuters
Ngày 27.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm đền Yasukuni ở Tokyo là "hành vi không đáng tin cậy, ngăn chặn sự phát triển quan hệ quốc phòng song phương", theo Yonhap. Trước đó, vào hôm 26.12, ông Abe trở thành thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Nhật viếng ngôi đền gây tranh cãi này trong 7 năm qua.
Đây là nơi thờ những người Nhật hy sinh trong chiến tranh nhưng bao gồm cả các nhân vật đã bị xét xử vì phạm tội ác chiến tranh trong Thế chiến 2. Lâu nay, việc quan chức Tokyo thăm đền luôn là cái gai nhức nhối trong quan hệ giữa Nhật và các quốc gia từng bị nước này chiếm đóng như Trung Quốc, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Kyodo News dẫn lời Thủ tướng Nhật tuyên bố ông không hề muốn làm tổn thương các nước láng giềng mà đến để cầu nguyện cho những người đã ngã xuống trong chiến tranh, với quyết tâm không để người dân phải trải qua nỗi đau một lần nữa. Hôm qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga khẳng định nước này sẽ nỗ lực giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu rằng chuyến thăm của Thủ tướng Abe là nhằm thể hiện cam kết Nhật sẽ phát triển hòa bình và không bao giờ gây chiến.
Tuy nhiên, những lời giải thích nói trên không thể xoa dịu các láng giềng. Trong lúc chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc chỉ trích Nhật nặng nề thì nhiều cuộc biểu tình phản đối ông Abe đã nổ ra ở Seoul và Hồng Kông. Tờ Hoàn Cầu thời báo ngày 27.12 kêu gọi Trung Quốc cần có "biện pháp đáp trả thích đáng nếu không sẽ bị xem là hổ giấy". Còn tờ China Daily nhấn mạnh Bắc Kinh phải xem xét lại quan hệ với Tokyo từ an ninh, ngoại giao đến kinh tế. Thậm chí, có ý kiến cho rằng cần cấm các quan chức cấp cao của Nhật đến Trung Quốc trong 5 năm.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật diễn ra trong bối cảnh tình hình Đông Bắc Á đang khá nóng bỏng do tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như sau quyết định của Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông vừa qua. Nhiều nước còn đang tỏ ra cảnh giác với chính sách tăng cường năng lực an ninh - quốc phòng mới của Nhật. Do đó, nhiều bên khác như Mỹ, Nga và EU đều bày tỏ lo ngại động thái của ông Abe làm gia tăng căng thẳng, theo Đài NHK.
Trong khi đó, chuyên gia Ed Griffith tại ĐH Leeds (Anh) nhận định với AFP: "Ông Abe luôn muốn thăm ngôi đền trên cương vị thủ tướng, nhưng trước đó không thể thực hiện được vì lo ngại sẽ làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, tranh chấp về Senkaku/Điếu Ngư đã đẩy quan hệ song phương gần như xuống mức thấp nhất kể từ năm 1945 nên ông ấy rõ ràng không còn xem đó là trở ngại". Giáo sư Tetsuro Kato, tại ĐH Hitotsubashi (Nhật), cũng cảnh báo rằng động thái mới của ông Abe có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ nhỏ giữa hai bên.
Theo TNO
Sức mạnh tàu tuần tra Nhật Bản Với năng lực vượt trội, các tàu tuần tra do Nhật Bản cung cấp được kỳ vọng sẽ giúp các nước ASEAN tăng cường khả năng bảo vệ biển. Tàu tuần tra Nhật (gần) phun vòi rồng vào tàu Đài Loan hồi tháng 9.2012 - Ảnh: AFP Trong mấy ngày qua, 2 cường quốc Nhật Bản và Mỹ liên tục công bố nhiều...