Nhật ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông
Chúng tôi ủng hộ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đối thoại – Thủ tướng Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối 30/5
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13
Đối thoại Shangri-La tối 30/5 mở màn bằng phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, khẳng định Tokyo sẽ hỗ trợ tối đa các quốc gia Đông Nam Á – một số nước trong đó có tranh chấp hàng hải với TQ – bảo vệ vùng biển.
Trước các quan chức an ninh cấp cao và chuyên gia đến từ khắp châu Á, ông Abe còn nhấn mạnh đến tính cần thiết cho các nước trong tôn trọng luật pháp quốc tế – kiểu diễn đạt thường để chỉ trích lập trường quân sự gây hấn của TQ.
“Nhật sẽ cung cấp sự ủng hộ hết mình cho các nỗ lực của các nước ASEAN đảm bảo an toàn tại các vùng biển, vùng trời và triệt để duy trì tự do hàng hải, tự do hàng không, ông nói.
Phát biểu của ông Abe – bài phát biểu đầu tiên tại Đối thoại của một lãnh đạo Nhật Bản, trùng khớp với thời điểm ông đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi cải tổ hiến pháp hòa bình thời hậu chiến, nới lỏng các hạn chế với quân đội.
Video đang HOT
“Nhật có ý định đóng vai trò lớn hơn và chủ động hơn trong việc để hòa bình châu Á và thế giới trở nên chắc chắn hơn, Thủ tướng Nhật tuyên bố.
“Chính phủ của tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Philippines khi kêu gọi một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông”, ông Abe phát biểu. “Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam trong những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề thông qua đối thoại”.
Đối thoại Shangri-la 2014 – diễn đàn an ninh quan trọng và có uy tín nhất ở châu Á diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6 với sự tham gia của các đại biểu, quan chức đến từ nhiều quốc gia.
Hội nghị này là nơi để Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quốc phòng và quân sự cấp cao của các nước tại khu vực châu Á – TBD và một số cường quốc khác thảo luận, đối thoại những vấn đề thời sự quan trọng nhất liên quan tới an ninh khu vực.
Những năm gần đây, Đối thoại Shangri-la đã trở thành sự kiện hàng năm của các nhà hoạch định chính sách quốc phòng chủ chốt của 27 nước châu Á – TBD.
Theo Vietnamnet
Chuyên gia Úc: Có khả năng chiến tranh giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ ở biển Đông
Một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các đồng minh Châu Á của Mỹ - chẳng hạn như Philippines - là có thể xảy ra, bất chấp quan hệ kinh tế sâu đậm giữa các nước này với Bắc Kinh, một chuyên gia phân tích an ninh người Úc bình luận.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang di chuyển gần đảo Guam
Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.
"Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914", Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.
Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
"Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình", Giáo sư Dupont nói
Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.
Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều " được tính toán từ trước," nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.
"Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines", chuyên gia này cảnh báo.
Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
"Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc", giáo sư Dupoint nói.
"Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, Trung quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa", ông Dupont cho biết thêm.
Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.
Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để "tái củng cố mạng lưới đồng minh" trong khu vực.
Theo Thanh Niên
Nga và Trung Quốc: Đối tác hay đồng minh? Theo tạp chí The Diplomat, Mỹ cần cẩn trọng trong từng bước đi để tránh kích động Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ đồng minh mặc dù trong tương lai gần liên minh Moscow - Bắc Kinh chưa thể trở thành hiện thực. Trong chuyến tăm 2 ngày tới Trung Quốc hồi tuần trước của Tổng thống Nga Vladimir Putin,...