Nhật tuyên bố đã “đóng nguội” được nhà máy Fukushima
Nhật Bản hôm nay khẳng định các kỹ sư đã đưa được nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nhà máy bị hư hỏng nghiêm trọng sau trận động đất/sóng thần hồi tháng 3, vào “tình trạng đóng nguội”.
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda đã đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm hạt nhân. Tuyên bố đóng nguội được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực kiểm soát nhà máy.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật cho biết sẽ phải mất nhiều thập niên mới có thể tháo dỡ hoàn toàn nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, với 6 lò phản ứng, đã bị hư hại nặng nề trong thảm họa động đất/sóng thần vào ngày 11/3. Các vụ nổ xảy ra ở 4 lò phản ứng sau khi sóng thần tràn qua đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tối quan trọng của những lò phản ứng này.
Công nhân tại nhà máy do Công ty điện lực Tokyo (Tepco) quản lý này đã nỗ lực dùng nước biển để làm lạnh các lò phản ứng. Nước thải vì vậy ngày một dâng cao và một số nước nhiễm xạ đã bị rò rỉ ra biển. Một khu vực bán kính 20km quanh nhà máy đã trở thành khu vực cách ly.
Video đang HOT
Đầu năm nay, chính phủ Nhật cho biết họ sẽ cố gắng “đóng nguội” được nhà máy vào cuối năm nay. Điều này có nghĩa là nước làm mát các thanh nhiên liệu hạt nhân vẫn ở dưới mức sôi và nhiên liệu không thể bị làm nóng.
Tepco cũng nỗ lực kiểm soát lượng phóng xạ thoát ra ngoài và giảm mức độ phơi nhiễm phóng xạ đối với công chúng xuống mức không vượt quá 1mSv/năm ở quanh khu vực nhà máy.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Noda cho biết tình trạng đóng nguội đã đạt được. “Thậm chí nếu có tai nạn bất ngờ xảy ra, thì lượng phóng xạ quanh nhà máy giờ đây có thể được duy trì ở mức thấp”, ông cho biết.
Khi các lò phản ứng đã ổn định, chính phủ Nhật sẽ xem xét lại các vùng sơ tán được thiết lập sau thảm họa hồi tháng 3. Hơn 80.000 người đã buộc phải rời khu vực. Tuy nhiên lượng phóng xạ ở một số nơi hiện vẫn rất cao, chưa đủ an toàn để họ trở về nhà.
Trong khi đó, hồi đầu tuần này, chính phủ cho biết sẽ phải mất tới 40 năm để dỡ bỏ nhà máy và làm sạch các khu vực xung quanh. Các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và nhiên liệu bị nóng chảy bên trong các lò phản ứng phải được đưa ra và nước thải cũng phải được cất giữ ở nơi an toàn.
Một số chuyên gia cảnh báo nhà máy có thể bị hư hại thêm nếu một trận động đất mạnh nữa xảy ra.
Các kỹ sư hiện đang tiếp tục đối mặt với vấn đề mới: tuần trước giới chức Tepco xác nhận 45m3 nước đã bị rò rỉ ra biển từ một đường nứt ở móng của một cơ sở xử lý nước thải.
Theo Dân Trí
Nhật Bản: Nhà máy Fukushima sắp ngừng hoạt động?
Các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng những tiến bộ cho tới nay ở nhà máy Fukushima không nên phóng đại và vấn đề vẫn có thể phát sinh bất ngờ
Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố nhà máy hạt nhân bị hư hỏng của nước này đã gần như ổn định 9 tháng sau khi bị sóng thần tàn phá.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói hồi tuần trước rằng nhiệt độ bên trong 3 lõi lò bị nóng chảy của nhà máy Fukushima Daiichi hầu như dưới điểm sôi và sự rò rỉ phóng xạ đã giảm bớt một cách đáng kể - hai điều kiện chính cho việc ngừng hoạt động nguội được mong đợi.
Theo hãng tin AP, các giới chức nói chính phủ dự kiến tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 16-12 để công bố điều gì đó gần như là khả năng ngừng hoạt động nguội đối với nhà máy, mặc dù các chuyên gia lưu ý rằng đó sẽ là sự ổn định mong manh. Việc tuyên bố sẽ đánh dấu bước tiến của nhà điều hành là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị đã rất vất vả để kiểm soát nhà máy sau khi nó bị hư hại trong trận động đất và sóng thần lớn ngày 11-3, gây ra tai nạn hạt nhân tệ hại nhất kể từ sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. "Cho đến bây giờ, đây là mục tiêu lớn nhất. Nó sẽ là một cột mốc lịch sử" - người phát ngôn của TEPCO nói.
Người ta chờ đợi thông báo đề cập các "điều kiện" để ngừng hoạt động nguội bởi đó mới là cách nói dứt khoát. TEPCO không thể đo nhiệt độ nhiên liệu nóng chảy trong các lò phản ứng bị hư hại như đo nhiệt độ ở các lò phản ứng đang hoạt động bình thường, mặc dù công ty tin rằng nhiệt độ đã đạt được tình trạng ổn định. Bất luận thế nào, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng những tiến bộ cho tới nay ở nhà máy Fukushima không nên phóng đại và vấn đề vẫn có thể phát sinh bất ngờ. "Nó sẽ là vấn đề nếu việc thông báo của TEPCO và chính phủ mang lại cảm giác rằng nhà máy đã chính thức nhận được một giấy chứng nhận an toàn" - nhà vật lý hạt nhân Kazuhiko ở Đại học Kyushu nói.
Thông báo sẽ đánh dấu sự kết thúc giai đoạn 2 trong lộ trình dài của chính phủ nhằm đưa nhà máy đến chỗ ngưng hoạt động hoàn toàn - một quá trình có thể mất khoảng 30 năm, theo giới hữu trách. Trong giai đoạn tới, các giới chức có thể bắt đầu thảo luận vấn đề liệu có cho phép các cư dân địa phương đã sơ tán từng sống ở những vùng ít thiệt hại hơn quay trở về nhà hay không. trong số hơn 100.000 cư dân đã sơ tán khỏi nhà máy, nhiều gia đình vẫn trong tình trạng chưa ổn định, họ đang sống với người thân hoặc những nơi ở tạm.
Hãng tin AP cho biết thảm họa nhà máy Fukushima đã gây ô nhiễm trên lúa, rau, đậu, thịt bò ở quanh vùng. Khu liên hợp của nhà máy vẫn đặt ra nhiều mối lo, bao gồm tình trạng dễ gây nguy hiểm của những bể nhiên liệu đã sử dụng, được đặt trên tầng cao nhất của những khu vực có lò phản ứng bị hư hại, số lượng lớn nước bị ô nhiễm thu được trong các tầng hầm của lò phản ứng và những kho chứa gần đó. Một trận động đất mạnh khác nếu xảy ra có thể gây hư hỏng các bể chứa nhiên liệu đã dùng, làm cho nước rò rỉ và khiến nhiên liệu nóng lên đột ngột.
Theo Người Lao Động
Nước nhiễm xạ Fukushima chảy ra Thái Bình Dương Hãng vận hành nhà máy hạt nhân Fukushima bị động đất tàn phá ở Nhật Bản xác nhận nước phóng xạ từ nhà máy có thể đã rò ra Thái Bình Dương, làm dấy lên lo ngại mới về cuộc khủng hoảng hạt nhân của nước này. Nhà máy hạt nhân Fukushima bị tàn phá sau động đất và sóng thần hồi tháng...