Nhật “tung chiêu” mới đối phó Trung Quốc
Chính phủ Nhật Bản hôm qua (7/6) đã thông qua việc thành lập một hội đồng an ninh quốc gia cho phép củng cố quyền kiểm soát của Thủ tướng đối với chính sách đối ngoại. Bước đi này được xem là động thái của Tokyo nhằm đối phó với mối đe dọa từ cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và từ tên lửa của Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là người có lập trường rất cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Thủ tướng Shinzo Abe từ lâu đã theo đuổi mục tiêu thành lập một phiên bản Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng ngay trong chính phủ Nhật Bản để tập trung các đầu mối thông tin và đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Động thái này được các chuyên gia an ninh Mỹ rất hoan nghênh.
“Chúng tôi đã thiết lập một cơ cấu cho phép Nhật Bản giám sát toàn diện vấn đề an ninh của quốc gia”, Tổng thư ký nội các – ông Yoshihide Suga đã phát biểu như vậy tại một cuộc họp báo.
Dự luật thành lập hội đồng an ninh quốc gia hiện đang được trình lên cho Quốc hội xem xét trong phiên họp đang diễn ra và sẽ kết thúc vào ngày 26/6 tới. Dự luật này được cho là có thể được ban hành trong một phiên họp bất thường của Quốc hội vào mùa thu.
Nhu cầu lập một hội đồng an ninh tập trung của Tokyo tăng lên sau một loạt vụ việc như cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa nước này với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và vụ các chiến binh Hồi giáo đột kích vào một nhà máy khí đốt ở Algeria , bắt cóc nhiều con tin Nhật Bản hồi tháng 1.
Nhật Bản đã gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về vụ khủng hoảng con tin ở Algeria . 10 người Nhật Bản nằm trong số hàng chục công nhân nước ngoài thiệt mạng trong chiến dịch bao vây kéo dài 4 ngày của quân đội Algeria ở nhà máy khí đốt nói trên.
Ở biển Hoa Đông, cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo đã leo thang tới mức hai nước thường xuyên cử máy bay chiến đấu và tàu tuần tra đến rượt đuổi, đối đầu nhau đầy nguy hiểm ở vùng tranh chấp. Diễn biến này làm dấy lên nỗi quan ngại về khả năng bùng phát xung đột vì những tính toán sai lầm của các bên.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage cho biết tại một cuộc hội thảo hồi tháng trước, nhiều bộ ngành của Nhật Bản có liên quan đến vụ tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốc nhưng lại không “có cơ chế, tiến trình nào tập hợp toàn bộ thông tin để cung cấp cho Thủ tướng theo một cách thích hợp để ông này có thể đưa ra một quyết định đúng đắn, kịp thời”.
“Việc thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia sẽ là chìa khóa cho quá trình ra quyết định của Nhật Bản”, ông Armitage nói thêm.
Theo cơ chế làm việc của Hội đồng An ninh Quốc gia, Thủ tướng, Tổng thư ký nội các, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng sẽ phải thường xuyên ngồi lại với nhau để vạch ra các chiến lược và các bộ ngành có liên quan có thể được triệu tập trong trường hợp cần phải đối phó với tình huống khẩn cấp.
Video đang HOT
Các bộ ngành cũng được yêu cầu phải cung cấp nhanh chóng và kịp thời các thông tin quan trọng nhằm giúp Hội đồng An ninh Quốc gia đóng vai trò chỉ đạo trogn việc đưa ra các chính sách an ninh và xử lý những tình huống an ninh khẩn cấp của đất nước.
Trong một động thái nhằm tăng cường năng lực phòng thủ của Nhật Bản, Thủ tướng Abe cũng đề xuất sửa đổi hiến pháp hòa bình do Mỹ soạn thảo nhằm nới lỏng những hạn chế và sự kiểm soát đối với quân đội Nhật Bản.
Ông Koichi Oizumi – một giáo sư thuộc trường Đại học Aomori Chuo Gakuin University, nhận định, việc Nhật Bản thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia là một bước đi đúng hướng nhưng nước này sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là đào tạo các chuyên gia tình báo.
“Điều quan trọng là việc đào tạo con người. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Họ có thể thành lập một hệ thống nhưng không có những con người thích hợp thì liệu hệ thống đó có thể hoạt động được đúng chức năng hay không?”, ông Oizumi đặt câu hỏi.
Trước đó, hồi tháng 4, Tổng thư ký nội các Yoshihide Suga từng cho biết, chính phủ thừa nhận tầm quan trọng của việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực tình báo nhưng chưa có biện pháp cụ thể nào được đưa ra.
Theo Dantri
Không được luật ủng hộ, Trung Quốc dọa dẫm để chiếm Biển Đông
Bắc Kinh kiên quyết từ chối không chịu giải quyết các cuộc tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là bởi vì họ hiểu rõ luật biển quốc tế được hầu hết các nước chấp nhận, trong đó có cả chính Trung Quốc, không ủng hộ cho những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của nước này. Đây là nhận định vừa được một chuyên gia hải quân Mỹ đưa ra ngày hôm qua (6/6).
Trung Quốc gần đây liên tục có những hành động gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ông Peter Dutton - một giáo sư nghiên cứu chiến lược và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc trường Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã phát biểu tại một cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tổ chức ở Washington, DC, rằng, Trung Quốc không thực thi đầy đủ những quy định được đưa ra trong UNCLOS dù nước này đã đặt bút ký chấp nhận tham gia vào công ước với tư cách là một thành viên.
"Trung Quốc bác bỏ luật quốc tế bởi vì luật đó không ủng hộ cho những đòi hỏi chủ quyền của họ. Các nước thường tìm cách tránh luật quốc tế khi những luật đó không đáp ứng được cho các mục tiêu của họ và khi họ có sức mạnh để bảo vệ mình trước việc không tuân theo luật quốc tế", ông Dutton cho biết.
Theo vị giáo sư Mỹ, thay vì cho phép UNCLOS và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) giải quyết các cuộc tranh chấp trong khu vực, Trung Quốc đang sử dụng cách ép buộc phi quân sự hóa ở Biển Đông từ năm 2008 để đòi hỏi chủ quyền.
"Không lịch sử, không sức mạnh mà phải là luật quốc tế nên được sử dụng để quyết định những vấn đề ở Biển Đông", ông Dutton nhấn mạnh.
"Sức mạnh quan trọng nhất của một luật quốc tế là thiết lập các tiêu chuẩn và đưa ra cách cư xử được mong đợi", chuyên gia Dutton cho biết. Theo ông này, việc Trung Quốc sử dụng biện pháp ép buộc và vũ lực đã khiến Philippines phải tiến từ việc áp dụng luật trong nước lên các tiêu chuẩn của luật quốc tế.
Trong khi đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng thuộc Hội Luật sư Việt Nam, sẽ không có căng thẳng ở Biển Đông nếu các nước thực thi nghiêm túc UNCLOS. "UNCLOS là hiến pháp cho các đại dương", ông Nguyễn Đăng Thắng cho biết. Ông này cũng nói thêm, Trung Quốc không thể chỉ lựa chọn áp dụng một số quy định trong UNCLOS. "Nếu bạn đã thông qua UNCLOS, bạn phải chấp nhận tuân thủ đầy đủ mọi quy định trong đó".
Chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng cũng khẳng định, theo luật quốc tế, "không có cơ sở pháp lý cho việc Trung Quốc đòi chủ quyền ở Biển Đông".
Về phần mình, ông Henry S. Bensurto, Jr. - Tổng thư ký Ủy ban Hàng hải và Đại dương của Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết, bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào ở Biển Đông đều phải dựa trên luật quốc tế. "Luật quốc tế đã trở thành ngôn ngữ chung ở Biển Đông. Tuy nhiên, cách hiểu luật này giữa các nước có khác nhau". Theo ông này, "tương lai dựa trên luật quốc tế sẽ ổn định hơn tương lại dựa trên sức mạnh hoặc sự ép buộc".
Ông Bensurto cũng bác bỏ đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông dựa trên bản đồ đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc. "Theo UNCLOS, bạn không có quyền chiếm những nơi chưa có ai chiếm đóng", ông Bensurto nói, ám chỉ đến đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. "Làm sao bạn có thể căn cứ vào lịch sử để đòi chủ quyền đối với thềm lục địa. Thềm lục địa là một định nghĩa hiện đại".
Trước đó, Thẩm phán Antonio Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines từng nói, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông theo yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò vi phạm trắng trợn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
"Với việc đòi chủ quyền thông qua đường 9 đoạn, Trung Quốc đang định biến Biển Đông thành một cái hồ của nước này, cho phép họ đơn phương chiếm đoạt cho riêng mình những thứ thuộc về các quốc gia ven biển có chủ quyền khác. Đây là hành động thách thức UNCLOS," ông Carpio nói.
"Đường 9 đoạn của Trung Quốc đơn giản là không thể tồn tại song song với UNCLOS - cái này tiêu diệt cái kia. Nếu để đường 9 đoạn của Trung Quốc tồn tại, nó sẽ xóa sạch hàng thế kỷ tiến bộ của luật biển", Thẩm phán Carpio nhấn mạnh.
Tiến sĩ Xinjung Zhang, một giảng viên về Luật Quốc tế ở trường Đại học Luật Tsinghua, đã lên tiếng bảo vệ lập trường của Trung Quốc. Ông này nói: "Lập luận của Trung Quốc trong tranh chấp với Philippines là hợp lý dựa trên Điều 286 của UNCLOS".
Tuy nhiên, Điều 286 của UNCLOS quy định, bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc hiểu hay áp dụng luật biển này đều nên được giải quyết tại một tòa án quốc tế, cụ thể là ITLOS.
"Nếu tòa án ra phán quyết có lợi cho Philippines và Trung Quốc không chấp nhận điều đó thì Philippines có thể sử dụng phán quyết này trong các cuộc đàm phán", ông Xinjung nói đồng thời nhấn mạnh Manila và Bắc Kinh nên giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương.
Đáp lại, Giáo sư Tiến sĩ Renato C.De Castro thuộc trường Đại học De La Salle cho biết, chính quyền của Tổng thống Aquino chắc chắn sẽ thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua UNCLOS chứ không qua đàm phán song phương hay dùng vũ lực.
"Dưới thời chính quyền Acquino, Philippines sẽ không rút khỏi tiến trình giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế", ông Castro nói thêm.
Trong khi đó, bà Bonnie Glaser - cố vấn cấp cao của CSIS về Châu Á, đã khen ngợi nỗ lực của Philippines trong việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc tế theo UNCLOS. Tuy nhiên, bà này đã bày tỏ sự thất vọng về việc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn lặng im trước cuộc tranh chấp ở bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc hồi năm ngoái.
Trung Quốc, ASEAN thảo luận về Biển Đông
Trong một diễn biến có liên quan, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cho biết, đại diện của Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN gần đây đã có cuộc gặp gỡ và thảo luận về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Cuộc họp nhóm làm việc lần thứ 8 về việc thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã diễn ra ở thủ đô Bangkok hôm 29/5, phát ngôn viên Hồng Lỗi cho biết tại một cuộc họp báo định kỳ.
Thông tin trên được ông Hồng Lỗi đưa ra sau khi quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Joseph Yun trước đó một ngày đã phát biểu, Trung Quốc và ASEAN đạt được tiến bộ trong cuộc gặp hồi tuần trước.
Ông Hồng Lỗi không cho biết cụ thể chi tiết cuộc gặp vừa rồi giữa Trung Quốc với ASEAN nhưng tuyên bố, cuộc họp đó có ý nghĩa rất lớn đồng thời công nhận những tiến bộ tích cực trong việc thực hiện DOC năm 2012.
Theo lời phát ngôn viên Trung Quốc, tất cả các bên đã nhấn trí thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả DOC cũng như vạch ra kế hoạch hành động cho giai đoạn 2013-2014.
Cuộc họp cũng xem xét cách thức để xúc tiến Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) và nâng cao sự hiểu biết giữa các nước. Các bên cũng nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán đồng thời quyết định tiến hành cuộc họp nhóm làm việc lần thứ 9 ở thủ đô Bắc Kinh vào cuối năm nay.
Theo vietbao
Bước leo thang mới của Trung Quốc ở Biển Đông Một quan chức quân sự cấp cao Philippines cho biết, hình ảnh vệ tinh của nước này cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng công sự trên bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh đoạt quyền kiểm soát từ tay Manila từ tháng 4/2012. Ngoài bãi cạn Scarborough của Philippines, Trung Quốc còn đang nhăm nhe thôn tính Bãi Cỏ Mây thuộc...