Nhật – Trung vờn nhau trên biển
Máy bay và tàu tuần duyên Nhật (bìa phải) so kè cùng các tàu Trung Quốc ngày 18.9 – Ảnh: Reuters
Bắc Kinh đưa thêm tàu tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong khi nhiều công ty Nhật tiếp tục đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc.
Ngày 18.9, Lực lượng tuần duyên Nhật thông báo 1 tàu ngư chính và 10 hải giám Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong đó, 3 tàu xâm nhập vùng biển Nhật tuyên bố chủ quyền nhưng nhanh chóng rời đi, theo Kyodo News.
Số tàu này được cho là sẽ đóng vai trò bảo vệ 1.000 tàu cá sắp đến đánh bắt ở vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh đó, đợt biểu tình quá khích chống Nhật ở Trung Quốc bước sang ngày thứ 8 và lan rộng tới 125 thành phố. Tại Bắc Kinh, nhiều người đốt ảnh Thủ tướng Yoshihiko Noda, ném trứng và chai nhựa vào Đại sứ quán Nhật.
Còn tại Thượng Hải, 16.000 người giương khẩu hiệu: “Đánh Nhật, giành lại Okinawa” và “tẩy chay hàng Nhật”. Cùng ngày, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói ông hy vọng tranh chấp sẽ được giải quyết hòa bình nhưng cảnh báo: “Chúng tôi bảo lưu quyền tăng cường hành động”.
Video đang HOT
Về phía Nhật, chính phủ lên tiếng phản đối vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển nói trên đồng thời lập phòng liên lạc thông tin trong Trung tâm quản lý khủng hoảng tại Văn phòng Thủ tướng. Thủ tướng Noda tuyên bố sẽ thực hiện “mọi biện pháp có thể” để giải quyết căng thẳng và cam kết tăng cường giám sát vùng biển xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Chánh văn phòng nội các Osamu Fujimura còn thông báo 2 công dân nước này đến quần đảo tranh chấp bằng thuyền trong ngày 18.9 nhưng đã rời đi. Cùng ngày, cảnh sát Nhật thông báo bắt một thanh niên ném 2 quả bom khói vào Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Fukuoka.
Cũng trong ngày 18.9, chính phủ Nhật đặt đại sứ quán và các tổng lãnh sự quán ở Trung Quốc trong tình trạng cảnh giác cao. Đồng thời, 3 tập đoàn Honda, Nissan và Toyota tiếp bước Canon và Panasonic đóng cửa một phần hoặc tất cả nhà máy ở Trung Quốc.
Trung Quốc tăng hoạt động phi pháp ở Hoàng Sa – trường sa
Tân Hoa xã ngày 18.9 đưa tin Cục Công thương tỉnh Hải Nam vừa cấp giấy phép thành lập Công ty kiến thiết công trình Tam Sa Hải Nam và Công ty đầu tư du lịch hàng hải Tam Sa tại cái gọi là “TP.Tam Sa”.
Đây là động thái mới nhất nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” mà Trung Quốc ngang nhiên lập ra hồi tháng 7, vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Giới chức Hải Nam còn khoe rằng nhà đầu tư “rất quan tâm” tới “TP.Tam Sa” và tuyên bố xúc tiến phê duyệt cấp giấy phép nhanh chóng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đây.
Theo TNO
Đại sứ Mỹ bị người biểu tình TQ bao vây
Người biểu tình Trung Quốc phản đối Nhật Bản mua lại đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku
Xe chở Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã bị hư hại nhẹ sau khi trở thành mục tiêu bao vây của những người biểu tình phản đối việc chính phủ Nhật Bản mua lại đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua (18/9), Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Đại sứ Gary Locke không bị thương vong gì nhưng các nhà ngoại giao nước này đã bày tỏ sự quan ngại lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Theo tuyên bố trên, khoảng 50 người biểu tình đã bao vây xe của Đại sứ Locke khi ông đang di chuyển vào tòa nhà Đại sứ quán buộc lực lượng an ninh Trung Quốc phải can thiệp.
Vụ việc xảy ra giữa lúc các nhà ngoại giao Washington đang phải cảnh giác cao độ sau các vụ tấn công bạo lực nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Libya, Yemen và Ai Cập. Các quan chức ngoại giao Mỹ đã đề nghị chính phủ Trung Quốc làm mọi việc có thể để bảo vệ cơ sở vật chất và nhân viên Mỹ.
Những ngày qua, người dân trên khắp đất nước Trung Quốc đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự tức giận trước việc Nhật Bản quyết định mua lại một số đảo trên biển Hoa Đông mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc gọi quần đảo tranh chấp này là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp biển đảo nhưng là một đồng minh thân cận của Nhật Bản nên cũng là mục tiêu để những người biểu tình Trung Quốc trút giận giữ.
Hôm thứ Ba, hàng nghìn người biểu tình đã tuần hành trước của Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh, một số còn đốt quốc kỳ Nhật, ném táo, chai lọ và trứng gà. Cuộc biểu tình kéo dài cả ngày có lúc đã lan sang cả Đại sức quán Mỹ bên cạnh.
Vụ đụng độ trên diễn ra trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang ở thăm Bắc Kinh và có các cuộc hội đàm với nhiều quan chức quân sự và dân sự cao cấp Trung Quốc.
Theo 24h
Tàu tuần tra Nhật - Trung chỉ cách nhau nửa hải lý Khi các tàu hải giám của Trung Quốc đến khu vực quần đảo tranh chấp, chúng được theo sát bởi ba tàu và ba trực thăng của lực lượng tuần duyên Nhật. Khoảng cách của tàu hai nước có lúc chỉ một nửa hải lý. Các tàu Trung Quốc đến vùng nước tranh chấp gần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm Hải giám 50, 15,...