Nhật – Trung tranh cãi về “thảm sát Nam Kinh”
Một số nhà sử học thế giới và Trung Quốc khẳng định, “ thảm sát Nam Kinh” là một sự kiện có thật, đã được ghi nhận trong nhiều sách lịch sử của thế giới. Trong khi đó, phía Nhật lại phủ nhận.
Tuyên bố trên được đưa ra nhằm đáp trả lại phát biểu của ông Naoki Hyakuta, giám đốc đài truyền hình NHK (Nhật Bản) khi cho rằng thảm sát Nam Kinh chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử.
Trước đó, tuyên bố gây sốc của một giám đốc khác cũng thuộc NHK về “phụ nữ giải khuây” đã khiến nhiều người phẫn nộ.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua email với Tân Hoa Xã, Giáo sư Ben Dorfman, Đại học Aalborg, Đan Mạch cho biết, vấn đề thảm sát Nam Kinh được đề cập trong rất nhiều sách lịch sử thế giới.
Ông cũng chỉ ra cụ thể 2 cuốn sách. Đó là cuốn “Lịch sử thế giới thế kỉ 20 – 21″ của nhà xuất bản Routledge và “Lịch sử xã hội thế giới” do công ty Mifflin Houghton phát hành. Cả 2 quyển đều là tài liệu yêu cầu bắt buộc đọc đối với sinh viên năm 1 tại Đại học Aalborg.
Cũng theo ông Dorfman, các “hành vi tàn bạo” của phát xít Nhật, bao gồm cả hãm hiếp và cướp bóc sau khi Nam Kinh thất thủ vào tháng 12/1937, được trình bày rõ ràng trong 2 quyển sách trên.
“Lịch sử là lịch sử và không thể thay đổi được nó”, Zhu Chengshan, người phụ trách Nhà tưởng niệm vụ thảm sát Nam Kinh cho biết.
Việc Nhật chối bỏ những gì đã xảy ra tại Nam Kinh chẳng khác nào cho cả thế giới thấy một nước Nhật không có tí kiến thức gì về lịch sử.
Theo các tài liệu thu thập được, ngay sau khi tiến vào thành phố Nam Kinh, phát xít Nhật đã tiến hành cuộc thảm sát, cướp bóc và hãm hiếp trong suốt hơn 6 tuần sau đó. 300 nghìn thường dân đã bị sát hại trong suốt thời gian đó, tài liệu cho biết thêm.
Video đang HOT
Cũng theo Tân Hoa Xã, việc tìm ra sự thật ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do có rất ít nhân chứng và tài liệu còn sót lại. Tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực khác nhau, Bắc Kinh đã tìm được khoảng 200 nhân chứng còn sống cho đến ngày nay.
Nhiều bộ phim và triển lãm ảnh về Thảm sát Nam Kinh cũng đã được tổ chức tại một số nước như Mỹ, Italia, Nga và Philippines.
“Không thể chối bỏ những gì đã xảy ra tại Nam Kinh. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép những bi kịch như thế được tái diễn lại một lần nào nữa”, Zhu Chengshan nói.
Theo Motthegioi
Những bí ẩn về huyệt mộ Thành Cát Tư Hãn
Tuy nhiên, cho tới nay, đã 786 năm kể từ khi ông vua Mông Cổ qua đời, rất nhiều bí ẩn về cuộc đời ông vẫn chưa được khai mở...
Thành Cát Tư Hãn là cái tên quá nổi tiếng trên khắp thế giới, không chỉ ở châu Á mà còn khắp châu Âu. Đế chế Mông Cổ mà ông vua này tạo dựng được xuyên suốt cả hai châu lục Á và Âu đã giúp Thành Cát Tư Hãn trở thành một trong những nhà chính trị và quân sự tài ba nhất thời cổ đại.
Cái chết bí ẩn của ông vua Mông Cổ
Bí ẩn đầu tiên là về cái chết rất không rõ ràng của Thành Cát Tư Hãn. Hiện có nhiều sử liệu khác nhau ghi chép về cái chết của ông vua Mông Cổ. Năm 1368, khi Chu Nguyên Chương xưng đế, lập ra triều Minh, có hạ chỉ sửa lại lịch sử của nhà Nguyên, trong đó có phần liên quan tới cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Nhà sử học Tống Liêm, thời nhà Minh, cũng chỉ chép vỏn vẹn có 20 chữ về cái chết của Thành Cát Tư Hãn:
"Thành Cát Tư Hãn bị ốm nặng, không chữa được nên đã qua đời vào mùa thu tháng 7 năm Nhâm Ngọ (tức 25/8/1227)". Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn bị bệnh gì, vì sao lại ốm chết thì chưa được xác định rõ. Sự mơ hồ trong sử liệu đã tạo ra những chỗ trống cho sự sáng tạo của các truyền thuyết dân gian.
Và cho tới hiện tại, người ta vẫn lưu truyền ít nhất 4 phiên bản về cái chết của Thành Cát Tư Hãn. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Thành Cát Tư Hãn bị ngã ngựa rồi ốm chết. Tập 14 của "Nguyên Triều Mật Sử" của người Mông Cổ chép: "Mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn đưa theo phu nhân tấn công nước Tây Hạ".
Vào mùa đông, khi Thành Cát Tư Hãn cưỡi con ngựa hồng đi săn, vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi trở nên hoảng sợ, lồng lên làm cho Thành Cát Tư Hãn ngã ngựa, bị thương nặng. Các tướng lĩnh đi cùng khuyên Thành Cát Tư Hãn nên quay về chữa bệnh, sau đó quay lại tấn công tiếp vẫn chưa muộn. Nhưng Thành Cát Tư Hãn là kẻ hiếu thắng, lại sợ người Tây Hạ chê cười, nên kiên quyết tiếp tục ở lại tấn công. Vì vậy, bệnh lại càng nặng thêm và qua đời".
Giả thuyết thứ hai nói rằng, Thành Cát Tư Hãn bị hành thích (ám sát). Cuốn "Mông Cổ Nguyên Lưu" thời Khang Hy nhà Thanh năm 1662 chép rằng, khi tấn công Tây Hạ, binh lính đã bắt được Vương phi Tây Hạ xinh đẹp, liền đưa về dâng lên Thành Cát Tư Hãn.
Vương phi Tây Hạ vốn căm thù quân Nguyên Mông, nên trong đêm ân ái, nhân lúc Thành Cát Tư Hãn mỏi mệt đã dùng dao giết chết ông. Giả thuyết thứ ba lại cho rằng, Thành Cát Tư Hãn bị hạ độc. Một thương nhân người Italia có tên Marco Polo đã tới Trung Quốc làm ăn buôn bán vào năm 1275, thời Hốt Tất Liệt.
Là thương nhân có quan hệ làm ăn suốt 17 năm với nhà Nguyên nên ông giao tiếp rộng rãi. Chính Marco Polo đã ghi lại câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về Thành Cát Tư Hãn. Câu chuyện cho rằng, khi tấn công Tây Hạ, ông đã bị trúng tên tẩm thuốc độc của binh lính Tây Hạ nên ốm chết.
Giả thuyết thứ tư cho rằng, Thành Cát Tư Hãn bị sét đánh chết. Giả thuyết này là của giáo chủ Cabine - đại sứ của Giáo hoàng La Mã cử tới Trung Quốc năm 1245 - 1247. Khi mãn nhiệm, Cabine đã trình lại Giáo hoàng về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn.
Miếu Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ.
Cabine phát hiện thấy vào mùa hè, có rất nhiều người Mông Cổ bị sét đánh chết. Mỗi khi trời mưa có sét thì người Mông Cổ thường rất sợ hãi, bịt tai bỏ chạy, hỏi nguyên nhân vì sao thì họ cho biết Thành Cát Tư Hãn trước đây cũng bị sét đánh chết. Tuy nhiên, dường như giả thuyết này không được công nhận rộng rãi như ba giả thuyết nói trên.
800 năm nhọc công tìm mộ
Sự mơ hồ trong việc ghi chép về cái chết của Thành Cát Tư Hãn trong sử liệu chính thống cũng như quá nhiều các giả thuyết về cái chết của ông vua Mông Cổ được lưu truyền trong không gian đã khiến việc xác định vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn trở nên cực kỳ khó khăn.
Trong vòng hơn 200 năm qua, đã có hơn 100 đoàn khảo cổ với lực lượng hùng hậu nhất, trang thiết bị hiện đại nhất đã lặn lội đi tìm huyệt mộ của ông vua vĩ đại của người Mông Cổ. Tuy nhiên, đến giờ, vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn ở đâu vẫn là câu hỏi khiến các nhà khoa học phải đau đầu.
Vậy rốt cuộc vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn đặt ở đâu? Cho tới nay, đây vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại, có ít nhất bốn giả thuyết lớn về vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn được ủng hộ rộng rãi: Một là ở phía Nam núi Khentai, phía Bắc sông Keroulen, thuộc lãnh thổ nước Mông Cổ. Hai là ở vùng núi Khongor thuộc lãnh thổ Mông Cổ. Ba là ở núi Lục Bàn thuộc Khu tự trị Hồi Ninh Hạ của Trung Quốc.
Bốn là ở vùng núi Thiên Lý thuộc huyện Etok, phía Tây thảo nguyên Ertos, Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Mặc dù là bốn giả thuyết lớn, tuy nhiên, cho tới nay, cả bốn giả thuyết này đều chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực, cũng không tìm thêm được chứng cứ mới, do vậy vẫn chẳng ai chịu ai.
Trên thực tế, liên quan tới vị trí đặt huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn, trong sử liệu có ít nhất 8 giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, các nhà sử học phát hiện ra rằng, những ghi chép càng gần với thời điểm mà Thành Cát Tư Hãn qua đời thì càng mơ hồ, rõ ràng là có ý né tránh, không muốn ghi rõ địa điểm lẫn thời gian.
Những tài liệu sau đó thì chủ yếu là các địa danh mang tính chung chung chứ không phải là một địa điểm cụ thể. Việc ghi chép không rõ ràng, cộng thêm sự thêm thắt, bổ sung qua nhiều tầng truyền thuyết khi lưu truyền trong dân gian khiến người đời sau không thể xác định được vị trí huyệt mộ của Thành Cát Tư Hãn nữa.
Vì sao huyệt mộ của một "đại hãn" như Thành Cát Tư Hãn lại không được ghi chép một cách rõ ràng và chính xác bằng sử liệu? Các nhà sử học cho rằng, nó có liên quan tới tập tục chôn cất của người Mông Cổ lúc bấy giờ. Theo tập tục của người Mông Cổ, những người thuộc tầng lớp quý tộc sau khi chết đều được tiến hành chôn cất một cách bí mật.
Thi hài của những người này được đặt trong một quan tài đặc biệt được đục từ một thân cây gỗ nguyên khối, sau đó đem chôn xuống đất. Tiếp đó, người ta dẫn một cặp mẹ con lạc đà tới trước mộ rồi giết con lạc đà con ngay trước mặt lạc đà mẹ, để máu của lạc đà con chảy lên phần mộ của người vừa chôn cất.
Sau đó, người ta lại cho người đến san phẳng phần mồ rồi cử lính tới canh giữ cho tới khi cỏ từ phần mộ mọc lên giống hệt như xung quanh mới thôi. Từ sau đó, mỗi lần khi đi thăm mộ, người ta lại dùng con lạc đà mẹ để dẫn đường. Khi con lạc đà mẹ được đưa tới vị trí đặt mộ, cũng là nơi con của nó bị giết chết, nó sẽ cất tiếng kêu thảm thiết nhớ đứa con của nó. Nhờ vậy, người Mông Cổ xác định được vị trí huyệt mộ của người thân.
Nhiều nhà sử học cho rằng, rất có thể Thành Cát Tư Hãn cũng đã được chôn cất theo cách như vậy, và do đó, càng về sau, vị trí phần mộ của Thành Cát Tư Hãn càng trở nên mơ hồ hơn. Bởi vì theo tập tục của người Mông Cổ, huyệt mộ của các "hãn" phải được bảo mật tuyệt đối.
Ngoại trừ các nguyên nhân tôn giáo, cuộc sống du mục liên tục phải di chuyển địa bàn, cộng thêm chiến tranh liên miên là nguyên nhân khiến người Mông Cổ buộc phải nghĩ cách bảo mật nơi chôn cất người thân để tránh bị kẻ thù phá hoại. Phần mộ thì bí mật nhưng việc cúng tế thì lại phải công khai. Do vậy, nơi đặt huyệt mộ và nơi cúng tế dần dần bị tách thành hai nơi khác biệt.
Nơi làm lễ tế là những lăng tẩm mang tính chất tượng trưng, còn huyệt mộ thật sự thì không ai có thể biết được chính xác ở đâu. Chính vì vậy, không chỉ Thành Cát Tư Hãn mà lăng mộ của hầu hết các ông vua triều Nguyên, những hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau này đều không thể tìm thấy.
Theo Kiến thức
Ba thủ tướng thăm Trung Quốc: Mưu toan chính trị của Bắc Kinh Cùng lúc, Trung Quốc trở thành nơi ghé thăm của ba người đứng đầu chính phủ các nước láng giềng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Ấn Độ - Manmohan Singh và người đứng đầu chính phủ Mông Cổ Norovyn Altankhuyag. Liệu đây có phải sự trùng hợp về tổ chức. Nhiều chuyên gia thì thiên về nhìn nhận một sự kiện...