Nhật – Trung sắp thỏa thuận tránh đối đầu quân sự
Nhật và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận xác định quy trình liên lạc giữa tàu hải quân và phi cơ quân sự hai nước khi chạm trán bất ngờ, để giảm nguy cơ đối đầu.
Tàu hải giám Haijian 51 của Trung Quốc và một tàu tuần duyên Nhật Bản trong một lần chạm trán gần quần đảo hai nước có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters.
“Chúng tôi đã thống nhất một số phần vào ngày 19/6 tại Bắc Kinh. Chúng tôi tin rằng việc thực hiện cơ chế này là cần thiết, do đó sẽ tiếp tục đàm phán”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đang lớn mạnh và Nhật Bản tính mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ (SDF) ra các vùng biển trong khu vực như Biển Đông, dẫn đến khả năng chạm trán tăng cao.
Những quy tắc liên lạc sẽ được áp dụng ở hải phận và không phận quốc tế, dù Trung Quốc muốn thỏa thuận bao gồm cả các vùng lãnh hải, tờ Mainichitrước đó đưa tin.
Video đang HOT
Nhật Bản coi Biển Đông là vùng biển quốc tế trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ nơi này. Bắc Kinh cũng đang xây các đảo nhân tạo tại những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng.
Tokyo hồi đầu tuần điều phi cơ P3-C bay qua các khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông trong đợt diễn tập tìm kiếm và cứu hộ với Manila. Trung Quốc lên án hoạt động này, gọi đây là “sự xen ngang” của Nhật Bản.
Như Tâm
Theo VNE
Nhật Bản, Trung Quốc sắp có cơ chế ứng xử trên biển
Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đang bàn thảo để đưa ra một cơ chế ứng xử trong trường hợp tàu hai nước đối đầu trên biển.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Want China Times ngày 23.6 trích dẫn các nguồn tin Trung Quốc từ Want Daily, tờ báo chung cơ quan chủ quản với Want China Times, cho biết đại diện của 2 nước đã có những cuộc gặp để bàn cơ chế phối hợp trên biển.
Với cơ chế này, tàu tuần duyên, tàu hải cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản có thể liên lạc và ứng xử với nhau bằng tiếng Anh hoặc thông báo với nhau khi có tranh chấp hay bất đồng trên biển. Cơ chế này sẽ được hai bên thống nhất và cho ra mắt vào tháng 7 tới, Want China Times trích các nguồn tin từ Trung Quốc cho hay.
Cơ chế ứng xử này sẽ áp dụng cho cả vùng nhận dạng phòng không, vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển mỗi nước 370 km và cả vùng biển mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, tờ Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo lại cho biết các quan chức hai nước vẫn chưa thống nhất liệu cơ chế ứng xử này có áp dụng cho vùng biển tranh chấp hay không.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Máy bay Nhật Bản bay trên vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP
Want China Times cho biết thêm cơ chế ứng xử sẽ không áp dụng cho vùng lãnh hải và vùng trời của 2 nước.
Đây sẽ là cơ chế ứng xử trên biển đầu tiên của Trung Quốc với một nước láng giềng, trong khi một cơ chế ứng xử tương tự với các nước trong khu vực Đông Nam Á được đề cập đến hơn chục năm nay vẫn chưa được Bắc Kinh xúc tiến hoàn tất.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cố tình trì hoãn việc hoàn tất bộ quy tắc ứng xử với các nước ở Biển Đông vì không muốn sử dụng luật để ứng phó với xung đột trên biển, thay vào đó Trung Quốc muốn sử dụng "luật của kẻ mạnh".
Theo Thanhnien
Malaysia rượt đuổi tàu bị cướp biển khống chế gần lãnh hải Việt Nam Các quan chức ngày 18/6 cho biết một tàu hải quân Malaysia đang rượt đuổi tàu chở dầu mang tên MT Orkim Harmony bị cướp biển khống chế cách đây 1 tuần và đang tìm cách thuyết phục bọn hải tặc có vũ trang hạ vũ khí đầu hàng. Tàu của Hải quân Malaysia tuần tra, tìm kiếm máy bay mất tích trên...