Nhật – Trung liệu có đối đầu quân sự?
Sự trở lại của Shinzo Abe, người có quan điểm cứng rắn, trên cương vị thủ tướng Nhật khiến nảy sinh lo ngại về khả năng chiến tranh trên biển Hoa Đông, nhưng thực tế thì nguy cơ đối đầu quân sự không lớn.
Tàu của hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái. Ảnh: Xinhua
Trefor Moss, một nhà báo độc lập ở Hong Kong và chuyên về các vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh châu Á cũng như làm việc cho tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly cho tới năm 2009, đã đưa ra 7 lý do cho thấy một cuộc chiến ở Hoa Đông ít có khả năng xảy ra. Trong đó, phần lớn các lý do có liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.
Kịch bản ác mộng với Bắc Kinh
Trung Quốc có thể giành phần thắng trước Nhật Bản, nhưng ngược lại, thất bại cũng là một khả năng có thể xảy ra. Khi Trung Quốc khép lại quá khứ và hướng tới tương lai đáng tự hào hơn, viễn cảnh về một tình thế nguy ngập khó tránh khỏi có nguồn gốc từ cường quốc láng giềng giống như một ác mộng, đủ để thuyết phục Bắc Kinh làm mọi việc nhằm tránh tình cảnh không mong muốn.
Hiển nhiên, lãnh đạo mới của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, không muốn được lịch sử nhìn nhận là người đẩy nước này vào một cuộc xung đột ác liệt với Nhật Bản. Nếu điều này xảy ra, sự nghiệp chính trị của ông Tập sẽ bị đe dọa, kéo theo nhiều hệ lụy khác.
Ràng buộc kinh tế
Dù bên nào thắng hay thua, cuộc chiến Trung – Nhật sẽ có hại đối với cả hai nước. Nền kinh tế trì trệ mà Thủ tướng Abe đang cố gắng hà hơi tiếp sức bằng một gói kích thích trị giá 117 tỷ USD sẽ càng gặp khó khăn nếu thị trường màu mỡ Trung Quốc đóng cửa với các doanh nghiệp Nhật.
Tất nhiên, Trung Quốc cũng sẽ chịu tổn thất, khi các công ty Nhật đồng loạt rút khỏi thị trường này, kéo theo 5 triệu người lao động Trung Quốc bị mất việc, trong khi Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người cho tới năm 2020. Sự hỗn loạn trong nền kinh tế toàn cầu hóa sẽ khiến kinh tế của cả hai nước càng thêm suy thoái, đồng thời có nguy cơ khiến các chương trình của lãnh đạo mới tại hai nước bị đe dọa.
Dấu hỏi với khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc
Video đang HOT
Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa một cách nhanh chóng, nhưng vẫn có những hoài nghi về tính hiệu quả của lực lượng này nếu phải tác chiến thực sự. Tân Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, ông Hứa Kỳ Lượng mới đây cho rằng có quá nhiều cuộc diễn tập của quân đội nước này đơn thuần chỉ là phô trương, và các đơn vị tinh nhuệ mới cần phải được thành lập nếu Bắc Kinh muốn bảo vệ các lợi ích. Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình cũng kêu gọi quân đội Trung Quốc cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu thực sự.
Chuyển giao lãnh đạo
Sự lãnh đạo dân sự và quân sự ở Trung Quốc được duy trì liên tục, với công cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo được bắt đầu hồi tháng 11 năm ngoái và vẫn chưa hoàn tất. Khi các nhà lãnh đạo mới đang làm quen với các vị trí và trách nhiệm mới, họ sẽ muốn tránh những vấp váp, ví dụ như một cuộc chiến với Nhật Bản.
Dấu hỏi về sự can thiệp của Mỹ
Có chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp vào một cuộc xung đột ở châu Á với vai trò đại diện cho Nhật Bản hoặc bất cứ đồng minh nào khác trong khu vực. Tuy nhiên, quan điểm này xem chừng quá lạc quan. Sự can dự của Mỹ là một khả năng hiển hiện. Mỹ hoàn toàn có thể tìm cách ngăn chặn Trung Quốc, một khi nguy cơ xung đột tăng cao.
Chính sách tránh đối đầu quân sự của Trung Quốc
Trung Quốc luôn khẳng định nước này ưu tiên các giải pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp. Trên thực tế, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đưa các tàu hành pháp không có vũ trang hoặc có vũ trang ít ỏi tới những điểm nóng trên biển, hơn là điều động các tàu hải quân.
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần tra của tuần duyên Nhật Bản di chuyển gần nhau trên biển Hoa Đông hôm 4/2. Ảnh: AFP
Đã có những lời kêu gọi về một chính sách cứng rắn hơn từ truyền thông Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa cho thấy nhiều chỉ dấu của việc nghe theo lời kêu gọi trên. Hải quân Trung Quốc đã có một hành động rõ rệt hơn tại khu vực tranh chấp với Nhật trên biển Hoa Đông, khi một trong số các tàu khu trục của Bắc Kinh bị cho là cho radar ngắm bắn vào một tàu hải quân của Tokyo. Đây là hành động mà Nhật bình luận là nguy hiểm và khiêu khích, có thể khiến căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc vẫn chưa được coi là sử dụng vũ lực.
Trung Quốc muốn giữ hình ảnh
Trung Quốc bấy lâu nay vẫn dành nhiều thời gian để nói với thế giới rằng nước này không phải là mối đe dọa với bất cứ quốc gia nào. Tại khu vực Đông Nam Á, cách Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp chủ quyền với các nước thành viên ASEAN vẫn còn chưa có được sự chấp nhận của các bên. Bởi vậy, nếu Trung Quốc bị coi là bên gây ra cuộc chiến với Nhật Bản, quốc gia vốn có quan hệ tốt với nhiều nước ASEAN, Bắc Kinh sẽ phải chứng kiến sự phản đối mạnh mẽ hơn từ khu vực Đông Nam Á. Đó không phải là điều Trung Quốc mong muốn.
Theo VNE
Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật
Trung Quốc hôm nay 21/12 lại phái các tàu tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông. Đây là lần triển khai tàu đầu tiên kể từ khi Nhật bầu chính phủ mới, với ông Abe, nhân vật có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh, làm thủ tướng.
Trung Quốc đã 19 lần triển khai tàu áp sát Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Nhật quốc hữu hóa một số hòn đảo trong quần đảo này hồi tháng 9.
Động thái đã làm tiêu tan hi vọng ở Tokyo, cho rằng Bắc Kinh sẽ lấy cuộc bầu cử ở nước này làm cơ hổi để bắt đầu một khởi đầu mới, sau khiều tháng căng thẳng về chủ quyền biển đảo, mà không bên nào chịu thua bên nào.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết 3 tàu hải giám Trung Quốc đã ở trong vùng 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Trung Quốc đã phái tàu tới vùng biển này 19 lần kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa chuỗi đảo hồi tháng 9, theo số liệu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh muốn chứng tỏ họ có thể tới và đi tùy thích trong khu vực.
Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng vào tuần trước khi Trung Quốc lần đầu tiên triển khai máy bay tới khu vực. Nhật cho biết đây là lần đầu tiên, ít nhất là kể từ năm 1958, Bắc Kinh xâm phạm không phận nước này. Tokyo đã gấp rút phái chiến đấu cơ đối phó.
Tuy nhiên, tàu của Cục hải dương quốc gia Trung Quốc vẫn bám trụ ở bên ngoài vùng biển 12 hải lý quanh Senkaku/Điếu Ngư kể từ cuộc bầu cử hôm chủ nhật vừa qua tại Nhật, đưa nhân vật "diều hâu" Shinzo Abe lên nắm quyền và cam kết sẽ cứng rắn với Bắc Kinh.
Bắc Kinh vẫn muốn "tăng áp lực"
Trong một trong những cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên sau khi thắng cử, ông Abe cho biết sẽ không có chỗ cho thỏa hiệp trong cuộc tranh chấp này, mặc dù vẫn đặt trọng tâm cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.
"Nhật và Trung Quốc cần phải cùng nhận ra rằng, mối quan hệ tốt giữa hai nước nằm trong lợi ích quốc gia của cả hai nước", ông Abe cho hay. "Trung Quốc nhận ra điều này rất ít. Tôi muốn họ nghĩ lại về mối quan hệ chiến lược có lợi chung này".
Sự trở lại của tàu Trung Quốc như trước bầu cử tại Nhật là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh "không muốn thỏa hiệp và muốn tiếp tục đẩy cao áp lực", Robert Dujarric, giám đốc của Đại học Temple, Viện nghiên cứu châu Á đương đại của Nhật cho hay.
"Nó cho thấy Bắc Kinh muốn tiếp tục đối đầu. Một thủ tướng mới luôn mở ra cơ hội "ấn nút tái khởi động", nhưng rõ rằng Bắc Kinh không hứng thú cải thiện quan hệ".
Ông Abe đã thúc đẩy chương trình nghị sự trong đó bao gồm nâng cấp "Lực lượng tự vệ" của nước này thành quân đội mang ý nghĩa đầy đủ và đã nói về việc muốn xem xét lại hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật.
Nhưng giới phân tích cho rằng ít nhất một số điều này chỉ nằm ở lời nói. Họ chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dụng khi ông Abe làm thủ tướng vào đầu năm 2006-2007 mơ hồ và bị bỏ lửng.
Khi làm thủ tướng, ông đã "tránh xa" đền chiến tranh Yasukuni, đền tưởng nhớ tới người chết trong chiến tranh của Nhật, bao gồm cả các tội phạm chiến tranh và cũng khiến mối quan hệ của Tokyo với các nước láng giềng xấu đi. Ông Abe cũng tới Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức vào thời kỳ đó.
Sau chiến thắng vào hôm chủ nhật vừa qua, ông Abe cho biết sẽ tái xây dựng liên minh Tokyo-Washington, cho đây là mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của ông. Ông cũng cho biết Washington có thể là nơi ông công du đầu tiên sau khi nhậm chức.
Mặc dù nhấn mạnh tới tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, ông Abe cũng nhấn mạnh tới việc xây dựng mối quan hệ với các nước khác như Ấn Độ và Australia.
Theo Dantri
Trung Quốc phản đối Senkaku/Điếu Ngư thành di sản thế giới Chính quyền một thành phố của Nhật Bản đề nghị đưa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư vào hồ sơ đề cử di sản thế giới trình lên UNESCO, khiến Trung Quốc phản đối gay gắt. Một đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Xinhua Xinhua hôm qua dẫn tin từ truyền thông Nhật Bản cho hay, chính phủ Nhật đang chuẩn bị...