Nhật, Trung lên tiếng căng thẳng Iran – Ả rập Saudi
Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh xung đột giữa Ả rập Saudi và Iran có thể được giải quyết một cách hòa bình.”Tất cả các bên cần kiềm chế và bắt đầu một cuộc đối thoại để làm giảm căng thẳng” – Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu trong một cuộc họp báo ở Tokyo ngày 5-1.
Căng thẳng giữa Iran và Ả rập Saudi đã leo thang đáng kể từ hôm 2-1 khi Riyadh thông báo về việc xử tử giáo sĩ Hồi giáo Shi”ite Nimr al-Nimr. Đến tối 2-1, người biểu tình đã tấn công vào Đại sứ quán Saudi ở Tehran. Phía Ả rập Saudi tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.
Đại sứ Nhật Bản tại LHQ Motohide Yoshikawa đầu ngày 5-1 nói rằng Tokyo có thể sử dụng các mối quan hệ gần gũi với Ả rập Saudi và Iran để giúp khôi phục sự cân bằng ở khu vực Trung Đông.
Người biểu tình trước Đại sứ quán Ả rập Saudi tại Tehran (Iran) hôm 2-1. Ảnh: Sputnik
Video đang HOT
Trước đó, hôm 4-1, Trung Quốc cho biết nước này lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc xung đột ở Trung Đông sau khi Ả rập Saudi tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran.
“Giống như cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vô cùng quan tâm đến sự phát triển và bày tỏ lo ngại rằng vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 4-1.
“Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể duy trì sự bình tĩnh và kiềm chế, giải quyết các khác biệt của họ thông qua đối thoại và và cùng nhau giữ gìn hòa bình cũng như ổn định khu vực” – bà nói.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng vụ xử tử giáo sĩ Nimr “có nguy cơ làm trầm trọng thêm căng thẳng tôn giáo”, đồng thời lo ngại căng thẳng Riyadh-Tehran có thể ảnh hưởng tới cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Bảo Anh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Trung Quốc lên tiếng vụ đưa tàu đến gần lãnh hải Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 3-9 xác nhận 5 tàu hải quân của nước này đang hoạt động tại biển Bering, ngoài khơi vùng biển bang Alaska - Mỹ cho mục đích tập trận.
Nhóm tàu nói trên - gồm 3 tàu chiến, 1 tàu hậu cần và 1 tàu đổ bộ - của hải quân Trung Quốc vẫn đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở biển Bering. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ nhìn thấy tàu hải quân Trung Quốc ở vùng biển này.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói thêm tàu Trung Quốc "không đe dọa hay có bất kỳ hành động gây nguy hiểm nào". Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn sau đó cho hay tàu của họ đang thực hiện "các bài tập thường lệ".
Một tàu quân sự của Trung Quốc. Ảnh: TASS
Bắc Kinh triển khai tàu ở biển Bering trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có chuyến thăm 3 ngày tới Alaska và Bắc Cực để thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sau khi phát hiện tàu Trung Quốc hôm 2-9 (giờ địa phương), phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban lưu ý: "Chúng tôi tôn trọng sự tự do của tất cả các tàu quân sự hoạt động trong vùng biển quốc tế theo quy định của luật pháp. Đây là lần đầu tiên chúng tôi giám sát tàu hải quân Trung Quốc ở biển Bering". Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy nhóm tàu nói trên sẽ vượt qua eo biển Bering.
Trung Quốc được cho là đang thực hiện kế hoạch mở rộng tầm hoạt động của hải quân ra xa bờ. Vài năm trở lại đây, tàu hải quân Trung Quốc thường hiện diện tại các khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Năm 2014, 1 tàu do thám của Trung Quốc quan sát cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC do Mỹ dẫn đầu tại vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Hawaii.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Liên quân Ả Rập kết thúc hoạt động không kích ở Yemen Liên quân do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã kết thúc chiến dịch không kích chống lại quân nổi dậy ở Yemen, khi đã "đạt được mục tiêu của mình". Phát ngôn viên của liên minh, ông Brig Gen Ahmed al-Asiri nói với các phóng viên tại thủ đô Riyadh hôm 21-4 rằng "Liên quân đã kết thúc hoạt không kích "cơn bão...