Nhật, Trung đều muốn Obama thắng cử
Người Nhật và Trung Quốc có thể mâu thuẫn kịch liệt vì đảo tranh chấp và nhiều thứ khác, nhưng họ có một điểm chung: cùng muốn đương kim tổng thống Mỹ Obama thắng cử.
Kết quả thăm dò của AFP-Ipsos cho thấy dường như những phát biểu có tính chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào các cường quốc kinh tế châu Á của ông Romney, ứng viên đảng Cộng hòa, khiến hình ảnh của ông ít được yêu quý.
Cuộc tranh đua giữa Obama và Romney ở Mỹ rất sít sao, nhưng ở Trung Quốc và Nhật Bản thì khác, tỷ lệ ủng hộ dành cho Obama lên đến 86% ở Nhật Bản, so với 12,3% dành cho Romney. Người Trung Quốc không cuồng nhiệt ủng hộ Obama bằng người Nhật, nhưng cũng dành cho tổng thống Mỹ đến 63% phiếu ủng hộ. Thăm dò này được thực hiện trong hai tháng 9 và 10.
Tổng thống Mỹ Obama trong một cuộc diễn thuyết ở Tokyo năm 2009. Ảnh: AFP
Theo các chuyên gia phân tích, những chính sách về kinh tế và an ninh của Obama khiến ông được lòng phương Đông. Trong khi đó Romney thường chỉ trích Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ và Nhật thì trì trệ trong kinh tế, khiến ứng viên Cộng hòa không được lòng người hai quốc gia châu Á.
Việc Romney chủ trương tăng sức mạnh quân sự ở Thái bình dương hơn nữa, và tố cáo các thủ thuật kinh tế của Trung Quốc có thể khiến người dân nước này tin rằng tốt hơn hết là duy trì hiện trạng, giám đốc Ipsos Hong Kong Andrew Lam phân tích.
“Với Nhật Bản, tỷ lệ ủng hộ thấp dành cho Romney có thể liên quan đến việc ông này thường bình luận rằng kinh tế Nhật đang đi xuống. Người Nhật có lòng tự tôn dân tộc rất cao, và họ có thể phản ứng tiêu cực với những nhận xét công khai kiểu như vậy”.
Trong số những người Trung Quốc ủng hộ Romney, đa phần là người nhiều tuổi và sống ở các “thành phố hạng hai” ở khu vực sâu trong nội địa, nơi tốc độ phát triển kinh tế không sánh được với các đô thị duyên hải miền đông như Thượng Hải.
Chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế của đại học Thanh Hoa, ông Chen Qi, giải thích rằng có thể những người cao tuổi ở Trung Quốc đánh giá cao việc năm 1972 tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon thuộc phe Cộng hòa khởi đầu quan hệ với Trung Quốc bằng việc đến thăm Bắc Kinh. Tuy thế phần đông người Trung Quốc không ưa Romney bởi họ coi ông là nhà tư bản. Ngoài ra, Romney còn nhiều lần khẳng định nếu ông làm tổng thống Mỹ, thì ngay ngày đầu tiên ông sẽ gọi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ”.
Video đang HOT
“Nhiều người đánh giá rằng Obama quan tâm đến những người ở tầng lớp thấp của xã hội bằng cách chính sách cải cách y tế, và người Trung Quốc ủng hộ điều đó. Người ta thường hoài nghi mỗi khi các doanh nhân giàu có tham chính”, Chen nói.
Kết quả thăm dò nói trên cũng cho thấy gần 82% người Nhật và 58,3% người Trung Quốc tin rằng Obama là tổng thống Mỹ tốt nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế của châu Á.
Về an ninh cho châu Á, 85,3% người Nhật và 56.3% người Trung Quốc cũng nói rằng Obama làm tổng thống thì tốt hơn.
Tuy nhiên, số người Trung Quốc và Nhật không quan tâm đến bầu cử ở Mỹ cũng rất lớn, chiếm tỷ lệ lần lượt là 47,7% và 30,3%. Các nhà phân tích cho rằng có hai nguyên nhân cho tình trạng này, một là đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc, và hai là khoảng trống hụt hẫng sau chiến thắng vang dội của Obama năm 2008.
Một nguyên nhân nữa có thể là người Trung Quốc ngày càng tự tin vào tiềm lực kinh tế chính trị và quân sự của họ, nên cảm thấy không còn phụ thuộc nhiều vào kết quả bầu cử ở Mỹ nữa, ông Lam phân tích.
Nhiều tờ báo quốc tế từng bình luận rằng nếu cuộc bầu cử Mỹ diễn ra trên thế giới thì Obama hẳn đã chiến thắng long trời lở đất. Tỷ lệ ủng hộ tổng thống đương nhiệm Mỹ ở châu Âu, theo một thăm dò do người Đức tiến hành, lên đến trên 70%. Tại châu Á, tỷ lệ người Hàn Quốc muốn Obama tái cử cũng ở mức áp đảo.
Theo kết quả thăm dò độc giả của báo VnExpress, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Obama tăng lên từng tuần, với mức hiện nay là 72%.
Theo VNE
Obama-Romney "nổi nóng" trong trận "tái chiến"
Tổng thống Mỹ Obama và ứng cử viên tổng thông đảng Cộng hòa Romney đã đấu khẩu "chan chát" ngay mở màn cuộc tranh lần hai trong cuộc đua vào Nhà Trắng, liên tục ngắt lời nhau và cáo buộc nhau không trung thực.
Hai ứng cử viên tranh cãi nảy lửa trong cuộc tranh luận lần 2.
Cả hai ứng viên của Nhà Trắng đã "vào cuộc" vào ngày hôm nay, khi họ "tranh đấu" trên các vấn đề tạo công ăn việc làm, chính sách năng lượng. Cuộc "tái chiến" này diễn ra 11 ngày sau cuộc đấu khẩu đầu tiên, mà phần thắng được cho là nghiêng về Mitt Romney.
Về chính sách năng lượng, ông Romney nhấn mạnh giá nhiên liệu đã tăng gấp đôi trong 4 năm qua kể từ khi Obama lên nắm quyền. Trong khi đó Obama phản pháo, đó là do nền kinh tế đang sụp đổ vào đầu năm 2009 và mỉa mai rằng Romney sẽ hạ giá xăng dầu trở lại bằng chính sách đã kéo nền kinh tế bị chìm.
Ông Romney đã "gây hấn" với cả người dẫn dắt cuộc tranh luận, khăng khăng "đòi" được nói lời cuối cùng về chính sách năng lượng sau khi đương kim Tổng thống đảng Dân chủ "nhảy" vào câu trả lời của ông: "Điều đó không đúng, thống đốc Romney".
Hai ứng cử viên liên tục ngắt lời nhau và cáo buộc nhau không trung thực trong cuộc tranh luận.
Obama và Romney sau đó tiếp tục tranh luận về vấn đề thuế, với ông Obama cáo buộc đối thủ tìm kiếm cắt giảm thuế chỉ đối với người giàu, trong khi đối thủ Romney khẳng định chính sách của ông là cắt giảm thuế tới 20% sẽ chủ yếu mang lại lợi cho tầng lớp trung lưu.
Ông Romney cáo buộc Tổng thống Obama đang dẫn dắt nước Mỹ tới "con đường tới Hy Lạp" với những chính sách kinh tế đẩy nợ của nước Mỹ lên 20 ngàn tỷ USD.
Khi được hỏi liệu có đảm bảo đàn ông và phụ nữ được trả công bằng, ông Obama cáo buộc ông Romney đã không ủng hộ chính sách trả công bằng được đảng Dân chủ thông qua.
Trả lời câu hỏi từ một cử tri, ông Obama đã đưa ra một loạt thành tựu đạt được trong 4 năm qua, cho biết ông đã cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, kết thúc cuộc chiến ở Iraq, tiêu diệt được thủ lĩnh al-Qaeda Osama bin Laden và cứu được ngành công nghiệp ô tô và đưa ra được cải cách y tế được mệnh danh là "Obamacare".
Nhưng ông Romney cho rằng 4 năm qua không "màu hồng" như Tổng thống đã vẽ. Và ông đưa ra danh sách những lời hứa bị "nuốt" của ông Obama, như giảm tỉ lệ thất nghiệp 5,4%, thông qua một kế hoạch nhập cư và cắt giảm thâm thủng ngân sách xuống một nửa.
"Tổng thống đã cố gắng, nhưng chính sách của ông không thành công", ông Romney khẳng định.
Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng khi có lúc hai ứng viên chỉ tay vào nhau.
Một trong những cuộc đấu khẩu nảy lửa nhất là khi cặp đối nói về các khoản đầu tư cá nhân ông Romney. Ông Romney bảo vệ việc đầu tư vào Trung Quốc của mình qua một quỹ tín dụng, khi ông hỏi ông Obama liệu có nhìn vào khoản trợ cấp hưu của mình hay không. Romney cho rằng Obama cũng sẽ tìm kiếm đầu tư vào Trung Quốc trong kế hoạch nghỉ hưu của mình.
Obama đáp lại ông không thường xuyên kiểm tra trợ cấp của mình, "bởi nó không nhiều như của ông".
Tổng tống Obama phủ nhận những chỉ trích của Romney đối với vấn đề Trung Quốc, cho biết đối thủ đảng Cộng hòa đầu tư vào các công ty phát triển thiết bị do thám cho "ông lớn" châu Á Trung Quốc.
"Thống đốc, ông là người cuối cùng cứng rắn với Trung Quốc", Obama nói sau khi ông Romney tái nhắc lời hứa sẽ "siết chặt" Bắc Kinh khi họ "lừa lọc".
Romney đã chỉ trích Obama kịch liệt về vụ lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công trong ngày 11/9 vừa qua, cáo buộc chính sách Trung Đông của Obama "không rõ ràng". Trong khi đó ông Obama phản pháo đối thủ đang tận dụng vụ tấn công cho mục đích chính trị. Hai đối thủ còn lời qua tiếng lại khi Romney cáo buộc ông Obama không nói vụ tấn công nhằm vào lãnh sự quán là vụ tấn công khủng bố ngay từ đầu, trong khi Obama khẳng định ông có nói, buộc người dẫn dắt cuộc tranh luận phải thêm vào: "Tổng thống đã có nói như vậy".
Theo Dantri
Obama thừa nhận "đêm tồi tệ" trước đối thủ Romney Tổng thống Mỹ Obamaxa ngày 10/10 thừa nhận ông đã có "một đêm tồi tệ", khi thể hiện không tốt, để lộ nhiều lỗi trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với đối thủ Romney mùa bầu cử 2012. Obama trong cuộc trả lời phỏng vấn của ABC News. Hậu quả là để đối thủ Romney đang thắng thế trong cuộc đua...