Nhật, Triều ‘bí mật gặp nhau ở Trung Quốc’
Một cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc họp với giới chức CHDCND Triều Tiên tại Trung Quốc vào tháng 10.2013, gây ra những đồn đoán rằng Tokyo đang tìm cách nối lại đàm phán với Bình Nhưỡng về vấn đề người Nhật bị bắt cóc.
Ông Isao Iijima – Ảnh: AFP
Phản ứng với bản tin ngày 11.2 của hãng Kyodo News, Hàn Quốc tỏ ra thận trọng trước bất kỳ động thái đơn phương nào của Nhật liên quan đến Triều Tiên.
“Các cuộc đàm phán của Nhật với Triều Tiên nên được thực hiện bằng sự phối hợp và thông tin liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc và Mỹ”, báo The Korea Herald dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young phát biểu tại một cuộc họp báo. Ông Cho Tai-young cũng nói thêm rằng chính phủ Hàn Quốc vẫn đang thẩm định thông tin của Kyodo News.
Video đang HOT
Chuyến đi 4 ngày của ông Isao Iijima, cố vấn thủ tướng Nhật, có điểm đến là thành phố cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, nơi Nhật và Triều Tiên từng bí mật gặp nhau trước đây, Kyodo News dẫn các nguồn tin ngoại giao tại Bắc Kinh cho biết.
Chuyến đi trùng với việc trụ sở của Tổng hội Cư dân Triều Tiên, một tổ chức ủng hộ Triều Tiên đóng tại Tokyo còn được biết đến với cái tên Chongryon, đang chờ được bán. Mặc dù một công ty Mông Cổ giành thắng lợi trong cuộc đấu giá cơ sở trên vào ngày 17.10.2013, nhưng một tòa án ở Tokyo đã bác bỏ thương vụ này với lý do các hồ sơ liên quan “không đáng tin cậy”, theo Kyodo News.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng trọng tâm chính của cuộc họp có thể là vấn đề công dân Nhật bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc cách đây nhiều thập niên.
Sau khi ông Iijima đến Bình Nhưỡng vào tháng 5.2013, ông đã khuyên Thủ tướng Abe theo đuổi đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thủ tướng Abe đã bày tỏ quyết tâm giải quyết vấn đề tồn tại dai dẳng này kể từ khi nhậm chức vào tháng 12.2012.
Ông Iijima là cố vấn hàng đầu của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và đã tháp tùng ông trong 2 chuyến thăm Bình Nhưỡng vào các năm 2002 và 2004 để dự các cuộc gặp thượng đỉnh với cố lãnh đạo Kim Jong-il.
Trong các cuộc đàm phán trên, ông Kim đã thừa nhận điệp viên Triều Tiên bắt cóc 13 công dân Nhật trong các thập niên 1970 và 1980. Năm trong số họ đã được đưa về nước không lâu sau cuộc đàm phán.
Bình Nhưỡng tuyên bố 8 người còn lại đã qua đời, nhưng Tokyo đòi có thêm thông tin về họ.
Theo TNO
Hàn Quốc tăng ngân sách tuyên truyền chủ quyền nhóm đảo tranh chấp
Một ủy ban của Quốc hội Hàn Quốc vừa quyết định tăng đến 60% ngân sách dành cho tuyên truyền chủ quyền đối với nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Dokdo/Takeshima.
Nhóm đảo Dokdo/Takeshima - Ảnh: AFP
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm nay 12.12 thông báo Ủy ban Thống nhất và Ngoại giao (FAUC) thuộc Quốc hội bất ngờ tăng cao ngân sách năm 2014 dành cho hoạt động tuyên truyền chủ quyền đối với nhóm đảo đang tranh chấp với Nhật Bản Dokdo/Takeshima.
Cụ thể, ngân sách này, được FAUC hậu thuẫn, trong năm 2014 là 6,84 tỉ won (6,5 triệu USD), tăng 60% so với con số mà Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đề xuất, vốn bằng với ngân sách cho năm 2013 (4,24 tỉ won).
FAUC lý giải việc tăng cường ngân sách tuyên truyền là để ứng phó quyết liệt hơn đối với những động thái của Tokyo, cũng nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền đối với nhóm đảo tranh chấp, theo hãng tin Yonhap.
Khoản ngân sách mới đã được trình lên một ủy ban duyệt ngân sách của Quốc hội Hàn Quốc.
Thông tin trên xuất hiện một ngày sau khi Seoul lên tiếng phản đối việc Bộ Ngoại giao Nhật đưa lên mạng các đoạn video đa ngôn ngữ với nội dung tuyên truyền về chủ quyền của Nhật ở Dokdo/Takeshima.
Theo TNO
Quốc tế phản đối ADIZ của Trung Quốc Chính phủ Nhật Bản chỉ đạo các công ty hàng không nước này không cần nộp kế hoạch bay và xin phép khi đi qua ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Mỹ sát cánh với Nhật Bản sau khi lên tiếng không công nhận vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông của Trung Quốc Cộng đồng quốc tế tiếp...