Nhật triển khai 17 chiếc Osprey tại căn cứ Saga đối phó Trung Quốc
Lực lượng tự vệ Nhật Bản đã quyết định sẽ đưa 17 chiếc máy bay “chim ưng biển” V-22 Osprey về sân bay tỉnh Saga để bảo vệ Senkaku trước sự “nhòm ngó” của Trung Quốc.
Thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera khẳng định với báo giới ngày 20/7. Ông Itsunori Onodera cho biết, vị trí sân bay rất thuận lợi nếu xét theo quan điểm thành lập đơn vị cơ động mới tại căn cứ Sasebo đóng tại Nagasaki.
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật công bố địa điểm cụ thể sẽ triển khai loại máy bay vận tải cánh quạt nghiêng này. Trước đó, Tokyo chỉ cho biết sẽ triển khai loại máy bay này tại một vị trí thuận lợi, trong tổng thể quy hoạch bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trước sự “nhòm ngó” của Bắc Kinh.
Lực lượng tự vệ Nhật Bản dự định mua 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng Osprey trong giai đoạn từ năm 2015-2018. Tuy nhiên, trước những hành động ngày càng khó lường của lực lượng hải/không quân Trung Quốc, nước này đã quyết định sẽ đẩy nhanh tiến độ mua sắm.
V-22 Osprey có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng với cánh quạt xoay lên kiểu trực thăng
Hiện nay, 24 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng CV-22 Osprey (phiên bản của không quân, phân biệt với phiên bản MV-22 của hải quân đánh bộ Mỹ) phục vụ trong hàng ngũ quân đội Mỹ đang được triển khai tại Nhật Bản. Tất cả đều đang được bố trí tại căn cứ hải quân Mỹ Futenma ở tỉnh Okinawa.
Máy bay trực thăng V-22 Osprey có chiều dài 17,5m, chiều rộng (cả cánh) 25,8m, trọng lượng cất cánh tối đa đạt 27,4 tấn. Ngoài phi hành đoàn 4 người, MV-22 Osprey có thể chở được tối đa 32 quân cùng đầy đủ trang thiết bị chiến đấu. Nó có phạm vi hoạt động hơn 1.600 km với vận tốc tối đa 509 km/giờ trên biển.
Video đang HOT
V-22 Osprey có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định (Ảnh CV-22 đang tiếp dầu trên không)
Do được thiết kế cho mục đích vận tải đa năng nên MV-22 chỉ được trang bị một súng máy M420 cỡ nòng 7,62 mm hoặc súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị dưới bụng súng máy GAU-17 cỡ nòng 7,62 mm có khả năng thu vào trong. Súng này được gắn máy quay, giúp phi công dễ dàng điều khiển từ buồng lái.
Osprey có kết cấu tương tự máy bay trực thăng, có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng trên mặt boong với cánh quạt quay lên trên như máy bay trực thăng, nhưng nó cũng có thể xoay cánh về phía trước để bay như một máy bay cánh cố định, hơn nữa vận tốc của nó cũng cao hơn nhiều so với trực thăng, vừa có thể chở theo khoảng 20, 30 người vừa có thể vận tải trang bị.
V-22 Osprey sẽ được triển khai đến căn cứ Saga để đối phó với Trung Quốc
Trong nhiệm vụ vận tải hoặc đổ bộ tấn công lập thể, tính năng của Osprey vượt xa các loại máy bay trực thăng thông thường như CH-46 Sea Knight. Ví dụ như ngày 21-6-2013, một chiếc CV-22 Osprey đã bay từ Mỹ đến căn cứ không quân Mildenhall của Anh mà chỉ dừng lại nghỉ ở sân bay Keflavik của Iceland đúng 1 lần, còn lại chỉ tiếp dầu trên không rồi bay thẳng một mạch từ Mỹ đến Anh.
Với các cuộc huấn luyện cất, hạ cánh trên tàu Hyuga và đợt diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo vừa qua, rất có thể Nhật Bản sẽ mua cả MV-22 Osprey cho lực lượng hải quân đánh bộ, với mục đích chủ yếu là đổ bộ đánh chiếm đảo và củng cố vững chắc chủ quyền của họ trên các cụm đảo phía tây nam, trong đó có Senkaku/Điếu Ngư.
Điều này sẽ khiến Trung Quốc thực sự lo ngại.
Theo An Ninh Thủ Đô
Nhật: Vùng phòng không Trung Quốc có thể gây xung đột không mong muốn
Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông đang làm leo thang tình hình và có thể gây ra xung đột không mong muốn, bản thảo sách trắng quốc phòng sắp ra mắt của Nhật cho biết.
Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Sách trắng quốc phòng của Nhật, dự kiến sẽ được nội các thông qua vào đầu tháng 8 tới, sẽ chỉ trích Bắc Kinh vì các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng.
Tài liệu cũng sẽ nói rằng Trung Quốc "đã vi phạm một cách không thể bào chữa nguyên tắc tự do bay trong không phận trên biển", khi các máy bay nước ngoài đi qua ADIZ của Trung Quốc buộc phải tuân thủ các quy định của Bắc Kinh và tự khai báo.
Hồi tháng 5 và 6, các máy bay của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bay gần nhau một cách bất thường tại nơi vùng ADIZ của 2 nước bị chồng chéo, gây ra những lo ngại về một cuộc xung đột quân sự.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã bất ngờ tuyên bố lập ADIZ ở Hoa Đông, bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ cố gắng thúc đẩy các khả năng phòng thủ trong khuôn khổ nỗ lực của ông nhằm sửa đổi chính sách an ninh. Bản dự thảo sách trắng cũng nói đến quyết định của nội các Nhật cần đây nhằm diễn giải lại hiến phép, cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh trong trường hợp bị tấn công vũ trang.
Trong bối cảnh Tokyo đang cân nhắc triển khai các máy bay vận tải MV-22 Osprey của quân đội Mỹ, sách trắng cũng nhấn mạnh tới sự cơ động và hữu dụng của nó trong nỗ lực cứu trợ thảm họa.
Hiện tại, 24 chiếc Osprey đang được triển khai tại căn cứ không quân Futema của Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Một số chiếc đã được điều tới Philippines sau siêu bão Haiyan hồi năm ngoái.
Trong sách trắng quốc phòng, Nhật cũng nói rằng Triều Tiên đang cân nhắc phát triển hạt nhân nhằm tăng cường khả năng răn đe với Mỹ trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un cố gắng củng cố quyền lực.
An Bình
Theo NHK, Kyodo
Mỹ xuất xưởng tàu đổ bộ lớp mới Sau 5 năm, chiếc tàu đổ bộ đầu tiên thuộc lớp mới của Hải quân Mỹ đã xuất xưởng. Con tàu đã rời thành phố Pascagoula, Mississippi. Tàu đổ bộ có phiên hiệu LHA-6 này sẽ được biên chế trong hàng ngũ USS America (chiến hạm Hoa Kỳ) vào tháng 10 tới. LHA-6, tương lai của "đội mạnh" USS AMERICA rời xưởng đóng...