Nhất trí thêm ngân sách giải quyết tình trạng khẩn cấp ở biên giới giữa Mỹ và Mexico
Ngày 18/6, các thành viên hàng đầu của Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận cấp thêm ngân sách nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp ở khu vực biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump, sau nhiều tuần bế tắc.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, thỏa thuận đạt được giữa Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện Richard Shelby và Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, một thành viên cấp cao của đảng Dân chủ trong Ủy ban, sẽ cấp thêm hơn 4,5 tỉ USD cho gói tài chính chi cho khu vực biên giới phía Nam.
Nhân viên tuần tra biên giới Mỹ tại biên giới với Mexico. Ảnh: AP
Theo đó, gói ngân sách này dự kiến sẽ bao gồm tiền viện trợ nhân đạo cho khu vực biên giới, các khoản chi nhằm hỗ trợ Văn phòng Tái định cư Tị nạn của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS). Theo cảnh báo của các Thượng nghị sĩ và quan chức chính phủ, nếu không được cấp thêm ngân sách, văn phòng này sẽ rơi vào tình trạng hết tiền vào đầu tháng tới.
Thượng nghị sỹ Leahy cho biết để có được thỏa thuận đột phá trên, ông và Chủ tịch Ủy ban Shelby đã có nhiều cuộc thảo luận vào cuối tuần qua và thậm chí trong cả chuyến trở về Mỹ từ Pháp.
Video đang HOT
Thỏa thuận này sẽ được đưa ra Ủy Ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện vào ngày 19/6 và dự kiến sẽ được bỏ phiếu tại Thượng viện trước khi các nhà lập pháp Mỹ nghỉ lễ Quốc khánh vào tuần tới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại để thỏa thuận này có thể được đệ trình lên Tổng thống Donald Trump bởi nó cần nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện.
Trước đó, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ bổ sung khẩn cấp 4,5 tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng biên giới phía Nam. Yêu cầu trên bao gồm 3,3 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo mà chính quyền Mỹ cho biết sẽ được sử dụng để gia tăng số lượng nơi trú ẩn và chăm sóc cho trẻ vị thành niên không có người đi kèm, bên cạnh việc xử lý số người nhập cư vẫn đang tiếp tục di chuyển tới biên giới phía Nam nước Mỹ.
Khoảng 1,1 tỷ USD còn lại sẽ được dành cho các hoạt động biên giới khác như mở rộng số trại giam và hỗ trợ thêm cho các hoạt động điều tra liên quan. Số tiền này cũng bao gồm 377 triệu USD bổ sung cho Lầu Năm Góc để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ hậu cần và hoạt động tại các khu vực biên giới phía Nam. Trong khi đó, 178 triệu USD còn lại sẽ dành cho việc nâng cấp công nghệ và trả tiền cho cơ quan thực thi pháp luật.
Đặng Huyền (TTXVN)
Theo Tintuc
Báo Israel: Mỹ có kế hoạch tấn công chiến thuật vào mục tiêu ở Iran
Mỹ đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc tấn công chiến thuật khổng lồ vào một mục tiêu của Iran - một nhà ngoại giao phương Tây tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York nói với tờ Maariv của Israel.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln và máy bay ném bom B-52 của Mỹ tập trận ở Biển Arab. Ảnh: Sputnik
"Vụ đánh bom sẽ rất lớn, nhưng sẽ giới hạn trong một mục tiêu cụ thể" - nguồn tin nói, nhưng không xác định chính xác đây là mục tiêu gì.
Tờ Jerusalem Post trong bài cover của mình cho rằng mục tiêu tấn công có thể là một cơ sở liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Còn theo các nguồn tin của tờ Maariv, Nhà Trắng đã thảo luận về lựa chọn hành động quân sự chống lại Iran từ lâu. Mặc dù Tổng thống Donald Trump không hào hứng với khả năng Mỹ tấn công Iran, nhưng ông "đang mất dần kiên nhẫn" và cho phép Ngoại trưởng Mike Pompeo, người có những tuyên bố cứng rắn về Iran, thúc đẩy những chính sách của mình.
Theo các nguồn tin, các cuộc thảo luận cấp cao về những lựa chọn quân sự có sự tham dự của những chỉ huy cấp cao, quan chức Lầu Năm Góc và cố vấn tổng thống.
Tuần trước, sau các vụ tấn công phá hoại 2 tàu chở dầu ở Vịnh Oman, Ngoại trưởng Mỹ lập tức quy trách nhiệm cho Iran, nhưng bị Tehran phủ nhận.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng cáo buộc của Mỹ "không có bằng chứng thực tế" và cáo buộc ngược các quan chức chính quyền của Tổng thống Donald Trump và các đồng minh vùng Vịnh "tham gia phá hoại ngoại giao để che đậy khủng bố kinh tế của họ chống lại Iran".
Hôm 18.6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo Mỹ chớ "mở chiếc hộp Pandora" ở Trung Đông sau khi Mỹ tuyên bố triển khai thêm 1.000 binh sĩ đến khu vực này. Trong khi đó, Nga cho rằng chính sách "gây áp lực chính trị, tâm lý, kinh tế và quân sự" của Mỹ đối với Iran là "khiêu khích" và không khác gì nỗ lực "kích động chiến tranh" - theo Sputnik.
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mất chức vì lý do không ngờ Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan ngày 18/6 đã rút khỏi vị trí người đứng đầu Lầu Năm Góc sau khi những thông tin về các vụ bạo hành trong gia đình ông bị xới lên. Ông Patrick Shanahan Theo Reuters và AFP, quyết định của ông Shanahan được ông công bố chỉ ít lâu sau khi Tổng thống Donald Trump...