Nhật tìm mọi cách vẫn chưa liên lạc được với IS
Chính phủ Nhật vẫn chưa liên lạc được với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), trong khi mạng sống của hai công dân nước này trong tay chúng chỉ được tính bằng giờ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc họp về khủng hoảng con tin hôm qua. Ảnh: AP
“Chúng tôi vẫn chưa thể đảm bảo được sự an toàn của họ”, AFP dẫn lời ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật, hôm nay nói tại họp báo. Ông Suga cho hay Nhật chưa nhận được thông điệp nào từ IS, kể từ khi tổ chức này công bố đoạn video dọa giết hai con tin Kenji Goto, nhà báo tự do, và doanh nhân Haruna Yukawa.
Cũng theo lời ông Suga hôm qua, Nhật đã thiết lập một trung tâm chiến dịch ở Jordan dưới sự chỉ huy của Thứ trưởng Ngoại giao Yasuhide Nakayama. Chính phủ tìm cách liên lạc với Nhà nước Hồi giáo thông qua các kênh ngoại giao, truyền thông và các lãnh đạo bộ tộc địa phương, ông Suga nói.
Theo CNN, chính phủ Nhật ước tính thời hạn 72 giờ mà phiến quân Nhà nước Hồi giáo đề ra sẽ hết vào chiều mai.
Có một số cá nhân đề nghị được tham gia cứu sinh mạng của hai con tin. Ko Nakata, một chuyên gia về luật Hồi giáo và là cựu giáo sư tại Đại học Doshisha ở thành phố Kyoto, cho biết ông có thể liên lạc với IS. Một người khác là Kosuke Tsuneoka, cựu nhà báo Nhật từng bị bắt làm con tin ở Afghanistan năm 2010, cũng lên tiếng đề nghị giúp đỡ.
Video đang HOT
“72 giờ là quá ngắn, và bản thân tôi đã sẵn sàng để đi đàm phán”, AP dẫn lời ông Nakata nói bằng cả tiếng Nhật và Arab. Ông này yêu cầu IS không làm hại con tin, cho rằng việc trả tự do cho họ sẽ là một hành động tốt, giúp cải thiện hình ảnh cho chúng.
Hai con tin Nhật Kenji Goto, nhà báo tự do (trái) và doanh nhân Haruna Yukawa quỳ cạnh phiến quân IS. Ảnh: NewYorkDailynews
Tsuneoka hôm qua viết lên mạng xã hội Twitter, đề nghị đi cùng Nakata trong sứ mệnh này, và nói rằng IS có thể đảm bảo an toàn cho họ và chấp nhận họ với tư cách người thương thuyết. “Chúng tôi có thể trực tiếp kêu gọi để ông Yukawa và ông Goto được tự do khỏi Nhà nước Hồi giáo”, Tsuneoka cho hay.
Trong đoạn video IS công bố hôm 20/1, hai con tin Nhật bị phiến quân dọa giết, đòi tiền chuộc 200 triệu USD. Yukawa và Goto mặc bộ áo liền quần màu cam quỳ giữa sa mạc, cạnh đó là một phiến quân mặc đồ đen đang cầm dao. Khoản tiền chuộc bằng đúng khoản Thủ tướng Nhật Abe cam kết viện trợ phi quân sự cho các nước Trung Đông chịu ảnh hưởng trước sự bành trướng đẫm máu của IS.
IS từng giết ba người Mỹ và hai người Anh sau khi đưa họ lên video đe dọa, nhưng đây là lần đầu tiên các công dân Nhật bị dọa giết, và cũng là lần đầu tiên chúng đòi tiền chuộc.
Trọng Giáp
Theo VNE
Không quân Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận hệ thống thông tin liên lạc
Tập đoàn Chế tạo Thiết bị Thống nhất UIMC bắt đầu quá trình bàn giao hệ thống liên lạc không lưu từ mặt đất NKVS-27. Đây là hệ thống NKVS-27 thứ 3 do Công ty Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Polet chế tạo cho Không quân Việt Nam.
Máy bay Sukhoi Su-30 MK2, một trong những mẫu phổ biến nhất trong biên chế một số lượng lớn máy bay chiến đấu của Việt Nam do Nga sản xuất.
Ông Sergey Skokov, phó Tổng giám đốc UIMC cho hay: "NKVS-27 là một hệ thống liên lạc từ mặt đất được thiết kế, phát triển và chế tạo bởi chi nhánh Polet của tập đoàn chúng tôi. Nhiệm vụ của hệ thống này là thiết lập mạng lưới liên lạc, các kênh trao đổi dữ liệu, chủ yếu cho các máy bay chiến đấu như: Sukhoi Su-27-SKM, Sukhoi Su-30 MK2, Su-35".
"Hệ thống trang bị thêm tính năng cho các trạm kiểm soát không lưu, có khả năng tự động truyền mệnh lệnh, giám sát và ghi chép quá trình của các phi vụ," Giám đốc Công ty Polet, ông Alexey Komyakov cho biết. "NKVS-27 hỗ trợ liên lạc đàm thoại hai chiều và trao đổi dữ liệu đa chiều trong bán kính tối đa 1.500 km với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 25 Mbit/s."
Các thiết bị liên lạc có nhiệm vụ kết nối với các máy bay chiến đấu và các loại máy bay khác. Đây sẽ là hệ thống NKVS-27 được bàn giao cho Việt Nam kể từ năm 2011. Nhu cầu của Việt Nam cho hệ thống liên lạc này đến từ việc Không quân Nhân dân Việt Nam đang có trong biên chế một số lượng lớn máy bay chiến đấu do Nga sản xuất. Trong đó, máy bay Sukhoi Su-30 MK2 là một trong những mẫu phổ biến nhất.
Đầu năm 2015, Polet sẽ bàn giao lô hàng thiết bị tiếp theo gồm các thiết bị dự phòng cho NKVS-27.
Được biết, Tập đoàn Chế tạo Thiết bị Thống nhất (UIMC) là một tập đoàn quốc doanh Nga thành lập vào năm 2014 trực thuộc Rostec với chức năng chế tạo các thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc công nghệ cao, các hệ thống tự động, hệ thống tác chiến điện tử, máy móc cho quân đội và các lực lượng vũ trang Nga, cũng như một số sản phẩm cho nhu cầu dân sự hay kết hợp quân-dân sự. UIMC bao gồm 60 công ty con và các cơ sở nghiên cứu & phát triển hoạt động trong ngành điện tử Nga với hơn 40.000 nhân sự.
Còn Tập đoàn Rostec là tập đoàn quốc doanh của Nga thành lập năm 2007 với nhiệm vụ phát triển, chế tạo và xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao cho mục đích dân sự và quân sự. Tập đoàn bao gồm khoảng 700 chi nhánh, chia làm 9 tập đoàn trực thuộc phụ trách các hợp đồng quốc phòng và 5 phụ trách các vấn đề dân sự.
Các chi nhánh của Rostec có mặt ở 60 vùng của Nga, cung cấp sản phẩm cho hơn 70 quốc gia. Doanh thu trong năm 2013 của Rostec là 1040 tỷ rúp, trong đó có 40 tỷ rúp lợi nhuận. Rostec đã đóng góp hơn 138 tỷ rúp tiền thuế vào ngân sách liên bang trong năm 2013.
PV
Theo Dantri
Hai thiếu nữ Áo hối hận vì tham gia IS Hai thiếu nữ Áo vốn tới Syria và trở thành "người mẫu ảnh" cho nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giờ đây đang hối hận về quyết định của mình và muốn trở về nước nhưng giới chức Áo nói rằng điều đó là không thể. Samra Kesinovic, 17 tuổi, (trái) và Sabina Selimovic, 15 tuổi. Samra Kesinovic, 17 tuổi và...