Nhật thực một phần hướng về phía Ấn Độ
Ngày 25/10, hiện tượng Nhật thực đã bắt đầu nhìn thấy tại Iceland và hiện đường đi của bóng Mặt Trăng bắt đầu di chuyển về phía Đông qua một vùng Bắc bán cầu.
Hiện tượng Nhật thực một phần trên bầu trời nhìn từ Patna, Ấn Độ, ngày 25/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo viện IMCCE thuộc Đài quan sát Paris ( Pháp), Nhật thực một phần bắt đầu lúc 08h58 (giờ GMT) và sẽ kết thúc ngoài khơi bờ biển Ấn Độ lúc 13h02 GMT, trên đường đi qua các khu vực của châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông.
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái đất và đổ bóng xuống hành tinh của chúng ta. Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng chặn hoàn toàn đĩa Mặt Trời, khiến một phần Trái Đất chìm trong bóng tối hoàn toàn trong giây lát.
Video đang HOT
Hiện tượng Nhật thực một phần trên bầu trời nhìn từ Tel Aviv, Israel, ngày 25/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật thực có thể nhìn thấy rõ hơn ở xa hơn về phía Đông như ở phía Tây Siberi của Nga, gần thành phố Nizhnevartovsk, người xem sẽ có thể nhìn thấy Mặt Trăng che tới 86,2% Mặt Trời. Nhà thiên văn Florent Deleflie của Đài quan sát Paris cho biết người dân ở một số vùng ở Kazakhstan sẽ chứng kiến Mặt Trăng che phủ 82% Mặt Trời, nhưng không đủ làm tối ánh sáng ban ngày.
Hiện tượng Nhật thực một phần trên bầu trời nhìn từ Baghdad, Iraq, ngày 25/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ở những nơi khác ở Đông Âu và Đông Á, chẳng hạn như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Tây Bắc Ấn Độ, bề mặt của Mặt Trời bị mặt trăng che phủ hơn 60%. Iceland, Đức, miền Đông nước Pháp, Italy, Hy Lạp, Ai Cập và khu vực Tây Nam Ấn Độ được dự đoán Nhật thực khoảng 40%.
Hiện tượng Nhật thực một phần trên bầu trời nhìn từ Athens, Hy Lạp, ngày 25/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật thực hôm 25/10 là sự kiện đặc biệt không chỉ vì nó là nhật thực cuối cùng trong năm 2022 mà còn là nhật thực một phần lớn nhất thập kỷ về số lượng người có thể nhìn thấy. Ước tính có tới 3,2 tỷ người sống tại những khu vực nằm trong đường đi của bóng Mặt Trăng, đó là khoảng 40% dân số thế giới.
Sắp xảy ra nhật thực cuối cùng của năm 2022
Khi Mặt trăng đi qua điểm giữa Mặt trời và Trái đất lần thứ hai trong năm nay, nó sẽ che phủ hầu hết ánh sáng và biến Mặt trời thành một hình lưỡi liềm rực lửa trên bầu trời.
Nhật thực một phần tại Toronto, Canada, năm 2021. Ảnh: AFP
Hiện tượng nhật thực cuối cùng của năm nay sẽ diễn ra vào ngày 25/10 và có thể nhìn quan sát được từ Greenland, Iceland, hầu hết châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và Trung Á. Nhật thực lần này sẽ kéo dài gần bốn giờ, bắt đầu từ 5 giờ sáng 25/10 theo miền Đông nước Mỹ, hay tương ứng với đầu giờ chiều cùng ngày ở phía Đông bán cầu.
Vì Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất không xếp thẳng hàng tuyệt đối nên sự kiện thiên văn hôm nay sẽ là nhật thực một phần. Theo trang EarthSky, ở thời điểm nhật thực cực đại, khoảng 86% Mặt trời sẽ bị che phủ, chỉ còn lộ ra một khoảng hình lưỡi liềm đỏ rực.
Ngày 25/10, Mặt trăng đang cách gần bốn ngày so với điểm cực cận với Trái đất trong quỹ đạo quay 27 ngày của nó. Và do đó, trong thời gian xảy ra nhật thực, Mặt trăng trông có vẻ lớn hơn bình thường một chút.
Theo chuyên gia Michael Kirk tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), tại thời điểm nhật thực cực đại, người quan sát có thể thấy phần hình lưỡi liềm của Mặt trời không bị Mặt trăng che phủ sẽ hướng lên trên.
Để giữ an toàn khi quan sát hiện tượng nhật thực, mọi người nên sử dụng kính bảo vệ mắt thích hợp, tránh nhìn trực tiếp hoặc qua ống nhòm. Đây sẽ là nhật thực một phần lần thứ 16 trong thế kỷ này và là lần thứ hai trong năm nay.
Người yêu thiên văn sẽ phải chờ đến ngày 20/4/2023 để chứng kiến lần nhật thực tiếp theo. Và hiện tượng đó có thể quan sát được từ Australia, Nam Cực và Đông Nam Á. Theo NASA, đây là một nhật thực hình khuyên, khiến Mặt trăng được bao quanh bởi một vòng tròn lửa.
Lạm phát lương thực toàn cầu thêm trầm trọng khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu lúa mỳ Để bảo đảm nguồn cung trong nước trong điều kiện mùa vụ thất thu vì nắng nóng, Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Nắng nóng kỷ lục khiến sản lượng thu hoạch lúa mỳ tại Ấn Độ suy giảm. Ảnh: Getty Images New Delhi đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mỳ khi thời tiết...