‘Nhất thể hóa’ để tinh giản bộ máy
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xác định phải tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp. Chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh tích cực, chủ động từng bước cụ thể hóa một cách linh hoạt, sáng tạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chủ trương, chỉ đạo có liên quan đến nội dung này của Trung ương.
Trên thực tế, Quảng Ninh đã sớm tiến hành nhất thể hóa chức danh bí thư đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) hoặc ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã ở các địa phương và bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện tại Cô Tô. Đồng thời, triển khai nhất thể hóa một số chức danh tại huyện Cô Tô, như Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng Phòng Nội vụ…
UBND phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) thực hiện tinh gọn biên chế, tăng hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính trên địa bàn. (Nguồn: sggp.org.vn)
Tuy nhiên, phải đến khi xây dựng và triển khai thực hiện Đề án 25, Quảng Ninh mới thực hiện nhất thể hóa một cách quyết liệt hơn. Để xây dựng Đề án này, tỉnh đã nghiên cứu, quán triệt rất kỹ các chủ trương, đường lối của Đảng; các cơ sở pháp lý liên quan, tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong nước và xem xét, tham khảo kinh nghiệm các nước có hệ thống chính trị tương đồng như Lào, Trung Quốc… về các mô hình nhất thể hóa chức danh, sử dụng chung cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng với cơ quan chuyên môn của chính quyền…
Đề án đã nêu rõ một số giải pháp để tinh giản bộ máy, biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy là: Thực hiện nhất thể hóa một số chức danh, vị trí việc làm và khoán, hỗ trợ kinh phí hoạt động; thực hiện chế độ kiêm nhiệm một số vị trí việc làm phù hợp, tính chất công việc có liên quan, hỗ trợ lẫn nhau…
Thực hiện nhất thể hóa chức danh lãnh đạo, quản lý: bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc UBND cùng cấp; tiếp tục thí điểm nhất thể hóa chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện; cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã; nhất thể hóa chức danh người đứng đầu cơ quan tham mưu của cấp ủy với thủ trưởng cơ quan chuyên môn của chính quyền cùng cấp.
Theo đó, chủ tịch UBND cần nhất thể với bí thư cấp ủy; tiến tới hợp nhất cơ quan như: Tổ chức (của Đảng) và nội vụ (của chính quyền); thanh tra với kiểm tra; sử dụng cơ quan giúp việc chung trong khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Việc nhất thể hóa, hợp nhất này vừa bảo đảm tinh giản, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Những hiệu quả bước đầu
Trước khi tiến hành nhất thể hóa các chức danh theo Đề án 25, Quảng Ninh đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã từ năm 2006. Đến nay, nhìn lại mô hình này có thể thấy hiệu quả rất rõ ràng.
Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND. Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương.
Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.
Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tuỵ với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tiếp tục vừa làm, vừa rút kinh nghiệm
Sau một thời gian thí điểm thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND ở một số địa phương, năm 2014 Quảng Ninh đã bắt tay vào thực hiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo. Đây được coi là một thí điểm có tính đột phá của Quảng Ninh trong đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện cải cách hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ hiện nay là giảm đầu mối, giảm biên chế.
Kết quả bước đầu có thể khẳng định, việc nhất thể hóa các chức danh và sáp nhập một số đơn vị đã bảo đảm được 3 mục tiêu: Tinh giản được bộ máy, vừa bảo đảm sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Theo số liệu năm 2014, Quảng Ninh đã giảm được 101 phòng, ban, đơn vị, tinh giản 1.164 người hoạt động không chuyên trách cấp xã; không chi trả phụ cấp thường xuyên cho 17.697 người, giảm cho ngân sách cả trăm tỉ đồng.
Video: Hà Nội chi gần 20 tỷ đồng cho cán bộ nghỉ tinh giản biên chế
Đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa là người trực tiếp tiếp thu các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Vì vậy, các nhiệm vụ chính trị được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn; tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của UBND.
Hơn nữa, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và UBND tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến UBND, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm hoặc tình trạng mất đoàn kết giữa bí thư cấp ủy và chủ tịch UBND.
Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của UBND được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa cán bộ khối UBND với cán bộ khối đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.
Cùng với đó, các bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND hầu hết đã kinh qua các chức danh bí thư hoặc chủ tịch UBND, nên nắm chắc tình hình địa phương, tiếp cận công việc nhanh; có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, tận tụy với công việc; tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, kiến thức của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Từ thực tế này có thể khẳng định, chủ trương nhất thể hóa các chức danh đã giúp cán bộ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành, nâng cao trình độ, năng lực, khả năng tư duy toàn diện, tính quyết đoán, tự chịu trách nhiệm trước tập thể; bộ máy gọn nhẹ, tinh giản biên chế, tiết kiệm được một phần ngân sách, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020 tiếp tục xác định, Quảng Ninh quyết tâm mở rộng nhất thể hóa các chức danh trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện Cô Tô và Tiên Yên; Bí thư đồng thời là Chủ tịch HĐND cấp huyện ở 9 địa phương (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ); thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp huyện: Trưởng ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở 12 địa phương (Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kiêm Chánh Thanh tra ở 7 địa phương (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều, Đầm Hà, Ba Chẽ, Cô Tô); Trưởng Ban Tổ chức kiêm Trưởng phòng Nội vụ ở Uông Bí, Tiên Yên và Cô Tô; Chánh Văn phòng Huyện ủy và Chánh Văn phòng HĐND và UBND ở Tiên Yên và Trưởng Ban Tuyên giáo kiêm Phó Chủ tịch HĐND ở Cô Tô.
Để có những quyết định trên, tỉnh Quảng Ninh đã rà soát lại tất cả tổ chức, bộ máy của cả cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp và cả các cấp cơ sở là chính quyền cấp xã, tổ chức tự quản ở cấp thôn, bản, khu phố.
Như vậy, Quảng Ninh không chỉ dừng ở việc tinh giản biên chế mà gắn kết cả 3 nhiệm vụ: Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng với đổi mới tổ chức bộ máy rồi mới đến tinh giản biên chế. Trong quá trình rà soát dễ nhận thấy Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra về cơ cấu, tổ chức bên trong gần như trùng lặp và đều có chức năng thực hiện nhiệm vụ làm rõ các sai phạm nhằm xử lý, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và kiểm soát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị mà đội ngũ ấy có 76% là đảng viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, dư luận cũng còn băn khoăn với suy nghĩ, việc nhất thể hóa có dẫn đến chuyên quyền độc đoán, “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, làm mất đi vai trò lãnh đạo, kiểm tra của Đảng? Hay lãnh đạo kiêm nhiệm lại cần nhiều hơn những cấp phó để hỗ trợ công việc, rồi vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau khi tinh giản biên chế…?
Vấn đề là phải có cơ chế, thể chế để kiểm soát quyền lực. Phải cụ thể hóa trong cơ chế, thể chế những nguyên tắc khi thực hiện hợp nhất, nhất thể hóa hai cơ quan, phân công rõ đối tượng chứ không phải cộng cơ học hai chức danh này với nhau. Lại cũng có ý kiến cho rằng, “trên đời này làm gì có đường, người ta đi nhiều thì thành đường”, vì vậy, ở Quảng Ninh sẽ cần thận trọng hơn khi thực hiện Đề án, những tiểu đề án cụ thể sẽ làm rõ hơn những bước đi tiếp theo của “nhất thể hóa”.
Trong lần làm việc gần đây với Tỉnh ủy Quảng Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, mô hình đổi mới của Quảng Ninh là phù hợp với chủ trương của Đảng, đổi mới hệ thống chính trị để bắt kịp với đổi mới kinh tế trong tình hình mới. Tổng Bí thư cho rằng, Trung ương Đảng đã có chủ trương về việc đổi mới hệ thống chính trị rất rõ thông qua các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, vì vậy, tỉnh Quảng Ninh không phải băn khoăn về chủ trương mà tiếp tục làm.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư lưu ý Tỉnh không được chủ quan mà phải vừa làm vừa nghiên cứu, rà soát, rút kinh nghiệm, nhất là trong thực hiện nhất thể hóa chức danh phải có cơ chế kiểm soát quyền lực của người đứng đầu không được để phát sinh tiêu cực, hậu quả.
“Đất nước đã thực hiện đổi mới kinh tế nên giờ phải thực hiện đổi mới hệ thống chính trị để bắt nhịp với nhau, xây dựng đất nước phát triển. Trung ương Đảng đồng ý chủ trương Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống chính trị từ việc thực hiện Nghị quyết số 19 và Đề án 25 của tỉnh nhưng phải làm chắc chắn, thận trọng, bài bản. Trung ương Đảng tin tưởng Quảng Ninh sẽ làm được và đặt niềm tin ở Quảng Ninh”, Tổng Bí thư khẳng định.
Thực tiễn ở Quảng Ninh và một số địa phương khác đang học tập mô hình của Quảng Ninh cho thấy, nhất thể hóa một số chức danh là hướng đi đúng, khả thi nhất hiện nay nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về tinh giản bộ máy, tinh giản đội ngũ cán bộ, công chức. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đã chứng minh, mô hình nhất thể hóa một số chức danh là giải pháp khả thi nhất mang tính đột phá trong thực hiện mục tiêu tinh giản tổ chức gắn với tinh giản biên chế mà Nghị quyết Đại hội XII đã vạch ra.
Nguồn: tapchicongsan.org.vn
Theo VTC
Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch: Rất nguy hiểm nếu chọn sai người
Người giữ vai trò vừa là bí thư, vừa là chủ tịch HĐND, UBND đòi hỏi vừa có năng lực vừa có đạo đức thì mới vận hành bộ máy thông suốt, hiệu quả. Nếu chọn người không có năng lực, thực tiễn, không có đạo đức thì rất nguy hiểm.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, Chủ trương nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện, xã có đủ điều kiện đã được thông qua tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và cũng được làm thí điểm ở các huyện, xã.
"Tôi cho rằng rất phù hợp, cần phải tiến hành nhân rộng ở khắp cả nước" - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Cần chọn đúng người
Thưa ông, việc nhất thể hóa một số chức danh đang được thí điểm ở một địa phương. Theo đánh giá của ông, việc nhất thể hóa có những mặt tích cực như thế nào?
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Việc này sẽ giúp tinh giản đội ngũ cán bộ, đỡ cồng kềnh, đặc biệt tính hiệu quả, hiệu lực được nâng cao. Đây là những cái cần nhấn mạnh. Trước kia, khi Đảng đã có chủ trương chính quyền thể chế hóa thì phải trải qua thêm một thời gian, nếu xảy ra việc chưa tìm được sự thống nhất chung giữa hai cấp HĐND và UBND thì dẫn đến những trục trặc, gián đoạn. Nếu nhất thể hóa, sau khi có sự thống nhất chủ trương của cấp ủy thì Bí thư cấp ủy đồng thời triển khai luôn thể chế của nhà nước, chính quyền xuống dưới dẫn đến việc hiệu lực, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Thưa ông, để thực hiện nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch, người nắm giữ vai trò 2 trong 1 này cần phải có những yếu tố gì?
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Vấn đề năng lực là yếu tố đầu tiên, sau đấy phẩm chất, đạo đức phải đi kèm. Anh vừa làm công tác lãnh đạo của Đảng, vừa thực hiện của công tác lãnh đạo của Chính quyền thì rõ ràng đòi hỏi năng lực rất cao, không những năng lực về lãnh đạo, năng lực quản lý trực tiếp mà ý thức trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật và quy định của Đảng, phẩm chất đạo đức khác cũng phải nâng cao. Như vậy trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cũng phải nâng cao vì rõ ràng yêu cầu là rất lớn.
Nếu không đáp ứng được yêu cầu về năng lực hay phẩm chất, đạo đức thì đều không được. Người giữ vai trò vừa là bí thư, vừa là chủ tịch HĐND, UBND đòi hỏi vừa có năng lực, vừa có đạo đức thì mới vận hành bộ máy thông suốt, hiệu quả. Nếu chọn người không có năng lực, thực tiễn, không có đạo đức thì rất nguy hiểm. Khi thực hiện nhiệm vụ, nhận nhiều trọng trách sẽ là sức nặng khiến công việc không trôi chảy, không dám làm, lại phải xin ý kiến tập thể, hay có tình trạng sợ nên núp bóng tập thể. Việc này dễ dẫn đến sai lầm, dễ mất cán bộ, gây tác hại cho xã hội.
Nhiều người vẫn lo ngại khi thực hiện nhất thể hóa, quyền lực tập trung quá nhiều vào một người dễ dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, xuất hiện hiện tượng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Vậy cần thực việc kiểm soát quyền lực như thế nào, thưa ông?
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Để kiểm soát quyền lực khi nhất thể hóa phải có những cơ chế kiểm soát quyền lực, phải có những quy chế, quy định rất rõ, chi tiết đối với những vị trí này và phải có giám sát của Đảng của HĐND, các cấp chính quyền ở dưới cũng như của nhân dân, v.v... Những đồng chí nào vi phạm chức năng quyền hạn thì phải bị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Để kiểm soát quyền lực khi nhất thể hóa phải có những cơ chế kiểm soát quyền lực. Ảnh minh họa
Vừa rồi Đảng cũng có nhiều quy định. Tại Hội nghị TƯ 8 khóa XII (khai mạc vào sáng 2.10.2018) có quy định về trách nhiệm "nêu gương" của người đứng đầu. Như vậy, dần dần hoàn thiện hóa về cơ chế giám sát để đảm bảo những người nắm vị trí chức vụ có quyền lực thực hiện tốt, hiệu lực, hiệu quả. Như Tổng Bí thư đã nói "phải nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế", do đó, trước hết phải kiểm soát bằng quy chế của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, quan trọng là việc xử lý như thế nào những trường hợp vi phạm đó để răn đe. Cùng với việc phòng chống tham nhũng, chúng ta phải xử lý việc này thật mạnh tay.
Phải khẳng định được năng lực, phẩm chất đạo đức
Khi gộp chức danh đồng thời "bớt ghế", điều này có thể làm nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí gia tăng sự "đấu đá" trực tiếp trong nội bộ, thưa ông?
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Việc này cũng có thể dễ có, đáng lo ngại nhưng vẫn phải triển khai và lựa chọn cho tốt, phải vì lợi ích chung, khi người được chọn ở vị trí đó mà khẳng định được thì sẽ thuyết phục tất cả. Vừa rồi một loạt địa phương, trong đó nhiều tỉnh cũng toàn là cán bộ rất trẻ như là Nghệ An vừa rồi Chủ tịch tỉnh mới 42 tuổi. Như vậy, nếu như năng lực đã được khẳng định thì sẽ được lựa chọn.
"Mặc đồng phục" cho 500 xã, phường: Chủ tịch Hà Nội lên tiếng
Hiện nay, Đảng cũng đã chuẩn bị tốt quy trình 5 bước trong việc bổ nhiệm cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, có nhiều quy định chặt chẽ hơn, nhiều bổ sung, sửa đổi hơn, phù hợp, đảm bảo chọn đúng con người tốt.
Nhưng suy cho cùng vẫn là cái tâm và đồng thời là trách nhiệm của những người đứng đầu trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Do đó, quan trọng nhất vẫn là con người. Phải chọn cho tốt, vì cái tâm, cái chung. Đồng thời, phải chú ý mặc dù đúng quy trình nhưng cá nhân chưa tốt thì dẫn đến sự méo mó quy định.
Vậy theo ông, đầu là những điều kiện cần và đủ để thực hiện mô hình này, những nơi nào có thể thực hiện được?
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bây giờ theo cái chung, trước hết chúng ta làm thí điểm ở cấp xã và huyện. Trên thực tế, nhiều xã, huyện đã làm chứ không phải thí điểm và đều có kết quả khả quan.
Nhưng tôi có băn khoăn rằng, việc Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thì với góc độ anh làm Bí thư (huyện ủy hoặc Đảng ủy xã) sẽ có toàn quyền, còn ở HĐND, Chủ tịch HĐND sẽ giám sát lại UBND. Nhưng Bí thư lại kiêm Chủ tịch UBND thì cơ quan hành pháp triển khai những chỉ đạo của cấp trên thì thông thường Phó Bí thư lại là Chủ tịch HĐND. Tức là ông Phó Bí thư về mặt Đảng là cấp dưới của ông Bí thư, nhưng khi ông Phó Bí thư lại kiêm Chủ tịch HĐND thì lại giám sát lại hoạt động của UBND mà Bí thư lại là Chủ tịch UBND. Do đó, nếu việc này không được giải quyết cẩn thận thì sẽ dẫn đến mâu thuẫn, khó khăn trong việc giám sát, giải quyết công việc.
Bí thư kiêm Chủ tịch UBND cũng có cái hay, cái tốt bởi vì từ chủ trương ông sẽ giao cơ quan quan hành pháp triển khai luôn sẽ thuận. Tuy nhiên, mối quan hệ trong giám sát đó là một vấn đề cần phải được giải quyết.
Suy cho cùng thì công tác tổ chức cán bộ cũng là công tác của Đảng, sự lãnh đạo chung của Đảng. Tất cả công tác cán bộ là công tác của Đảng. Kể cả cấp xã, huyện thì các vị trí cơ bản đều phải có sự chỉ đạo của Đảng, thống nhất ở trong Đảng rồi thì ra ngoài HĐND bầu rồi thì cũng thuận, nếu chúng ta chuẩn bị tốt, quy hoạch tốt, đào tạo bồi dưỡng tốt, chọn cán bộ tốt, khách quan công bằng thì không vấn đề.
Có sự thống nhất, đưa ra bầu thì tôi tin chắc là sẽ thuận. Nhưng trong quá trình vận hành bộ máy, nhất thể hóa thì có mối quan hệ rõ như tôi nói. Trong mối quan hệ đó phải giải quyết, trong thực tiễn thì cũng nhiều nơi chưa thấy có vấn đề gì, vẫn ổn. Hiện nay, theo Nghị quyết 18 trước hết là tập trung vào cho xã, huyện. Tỉnh thì chưa đặt ra nhưng tôi tin chắc là cũng phải đặt ra.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Hà Nội trình Bộ Chính trị đề án "xóa sổ" HĐND xã, phường, thị trấn? Theo dự kiến, Đề án thí điểm quản lý mô hình Chính quyền đô thị tại Hà Nội sẽ được báo cáo với Bộ Chính trị vào tháng 12.2018, báo cáo Chính phủ vào quý I.2019 và trình Quốc hội xây dựng, ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm quý IV.2019. Sáng nay (1.10), Ban Chấp hành Đảng bộ TP.Hà Nội...