Nhật tháo vòng kim cô “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”?
Trước sự lớn mạnh và uy hiếp trên biển ngày càng gia tăng của lực lượng hải quân và chấp pháp Trung Quốc ở khu vực Senkaku, vấn đề sửa đổi hiến pháp và nới lỏng 3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí ngày càng trở nên cấp bách đối với Nhật Bản.
Theo tin của Kyodo News ngày 28-09, trong một bài phát biểu tại thành phố Miyazaki, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Odonera tuyên bố, đã đến lúc phải sửa đổi các điều khoản cấm xuất khẩu vũ khí và các công nghệ có liên quan trong “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.
Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh: “Các loại vũ khí tiên tiến nhất do một vài nước bắt tay hợp tác phát triển đang là xu hướng phổ biến trên thế giới, nhưng Nhật Bản, do sự ước thúc của &’3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí’ nên không thể tham gia vào những kế hoạch kiểu này”.
Giải thích về vấn đề sửa đổi Hiến pháp để cho phép thực thi quyền tự vệ tập thể, ông Odonera cho rằng, cần phải thúc đẩy nhanh quá trình thảo luận. Ông chỉ ra: “Một khi vấn đề xung quanh đang hết sức căng thẳng thì chúng ta nên phải nghiêm túc thảo luận trong những vấn đề hệ trọng của đất nước”.
Bộ trưởng Odonera cũng đề cập đến kế hoạch di chuyển sân bay thuộc căn cứ quân sự Futenma của Mỹ ở quận Okinawa đến một địa điểm ở khu vực Henoko thuộc thành phố Nago, cũng thuộc Okinawa. Ông cho rằng: “Máy bay Mỹ khi huấn luyện sẽ không bay qua thành phố nữa, như vậy sẽ giảm thiểu sự nguy hiểm”. Đồng thời, ông cũng nhắc lại là kế hoạch này sẽ được đẩy mạnh triển khai trên cơ sở “Hiệp định an ninh Nhật-Mỹ”.
Tàu ngầm AIP của Nhật được cả Ấn Độ và Australia quan tâm (Ảnh: Tàu ngầm AIP đầu tiên thuộc lớp Soryu của Nhật mang số hiệu SS-501 Soryu)
Hiên nay, do sự ước thúc của “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” nên Nhật không thể xuất khẩu vũ khí và các công nghệ vũ khí quan trọng trong khi các vũ khí của họ, đặc biệt là những trang thiết bị hàng hải đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nước. Điển hình là công nghệ tàu ngầm AIP, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-1, thủy phi cơ US-2, các loại tàu tuần tiễu… Trong số các nước quan tâm, phần lớn là các quốc gia nhỏ bé nằm bên bờ biển Đông.
Video đang HOT
Tờ Asahi Shimbun của Nhật số ra ngày 19-08 cho biết, trong thời gian qua, để bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, có khoảng 8 quốc gia đã đặt vấn đề nhờ Nhật chi viện. Đây chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á, xung quanh biển Đông – một trong những điểm nóng tranh chấp hiện nay. Họ đánh giá rất cao trình độ công nghệ và các trang, thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt là các phương tiện hàng hải.
Thời gian qua, Nhật đã phải nhiều lần lách luật để viện trợ tàu tuần tiễu cho một số nước đông nam Á như Philippines, Indonesia… Ngày 01-06-2006, Chính phủ của Thủ tướng Koizumi quyết định nới lỏng việc thực hiện 3 nguyên tắc này, sử dụng nguồn vốn ODA cung cấp cho Indonesia 3 tàu tuần tiễu có vũ trang. Đây là lần đầu tiên Tokyo sử dụng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ để cung cấp vũ khí cho một nước khác.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ mới P-1 của Nhật
Đối mặt với những chất vấn của dư luận trong và ngoài nước, Chánh văn phòng nội các Nhật lúc đó chính là Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe đã tuyên bố, Nhật cung cấp vũ khí để Indonesia chống hải tặc, bảo vệ các tuyến đường giao thông trên biển Đông. Hành động này là hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm điều khoản nào của “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”.
Tiếp theo đó, tháng 12/2012, Chính phủ Nhật lại một lần nữa “lách” qua khe hở của 3 nguyên tắc này để cung cấp 10 tàu tuần tiễu cho Philippines tăng cường khả năng tuần tra, giám sát trên biển Đông. Bắc Kinh đã cho rằng Tokyo cung cấp tàu tuần tiễu cho Philippines là vi phạm “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” do chính tay họ soạn thảo tháng 4/1967. Tuy nhiên, Nhật đưa ra lí do cung cấp tàu tuần tra là để nước này sử dụng cho các “hoạt động chung quốc tế”.
10 tàu tuần tiễu này được Nhật Bản cung cấp cho Philippines theo phương thức viện trợ phát triển của Chính phủ (Viện trợ không hoàn lại – ODA). Tháng 4 năm ngoái, tại hội nghị hiệp thương quốc phòng và ngoại giao tổ chức tại Washington, Mỹ và Nhật đã xác định sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư của chính phủ Nhật Bản để cũng cấp tàu tuần tiễu cho các quốc gia châu Á và Philippines chính là nước đầu tiên được nhận quy chế này.
Theo ANTD
"Sát thủ săn ngầm" P-3C Orion đang về biển Đông
Ngày 22-09, trang mạng Đông phương của Trung Quốc cho biết, Đài Loan sắp sửa tiếp nhận chiếc đầu tiên trong lô 12 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion mua từ Mỹ.
Ngày 21-09, một vị quan chức cao cấp của cơ quan quân sự Đài Loan cho biết, cơ quan quân sự của hòn đảo này sẽ tiếp nhận chiếc đầu tiên, trong loạt 12 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion trong ngày 23 hoặc 24 tháng này.
Thông tấn xã Trung ương Đài Loan cũng cho biết, chiếc P-3C đầu tiên sẽ được bàn giao nguyên chiếc, máy bay sẽ do phi công người Mỹ điều khiển bay từ Mỹ sang Đài Loan, nhưng trên máy bay cũng sẽ có những nhân viên Đài Loan đồng hành, đến khi máy bay tiếp đất ở Đài Loan mới được coi là bàn giao xong.
Tuy nhiên, lịch trình bàn giao có thể sẽ bị ảnh hưởng của siêu bão Usagi đang tràn về phía bắc biển Đông. Quan chức quân sự Đài Loan cho biết, máy bay sẽ căn cứ vào điều kiện thời tiết để hạ cánh xuống Hawaii hay Guam để tiếp liệu, sau đó sẽ bay đến sân bay ở căn cứ quân sự Bình Đông - Đài Loan.
Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion
Hiện nay, phía Mỹ cho biết, lịch trình vẫn bảo lưu như kế hoạch cũ, chưa có bất cứ sự điều chỉnh nào, các máy bay tiếp theo sẽ lần lượt bàn giao trong các tháng tiếp theo. Cả Đài Loan và Mỹ đều khẳng định, sẽ hoàn tất hợp đồng bàn giao 12 "sát thủ săn ngầm" P-3C Orion trong năm 2015, bình quân mỗi năm sẽ bàn giao 4 chiếc.
P-3C Orion là sản phẩm của Công ty Lockheed Martin - Mỹ, thuộc loại máy bay trinh sát, chống ngầm cất cánh từ đất liền, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa, tác chiến chống hạm và yểm hộ cho biên đội tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết. Với bán kính tác chiến 4.000 hải lý, phạm vi tác chiến của P-3C sẽ bao trùm toàm bộ khu vực biển Đông.
Tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-3C có chiều dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13, công suất mỗi động cơ là 4.600hp đảm bảo cho máy bay đạt vận tốc tối đa 750 km/h, hành trình tối đa 9.000 km, bán kính hoạt động tối đa gần 4.000 km, với phi hành đoàn 11 người.
P-3C có khả năng hoạt động liên tục trên không 16 tiếng, nhân viên bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên tổng hợp. Thiết bị trinh sát ngầm mang theo là các loại radar, thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, ngoài ra còn hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng.
Ngư lôi Mk-54 phiên bản phóng từ máy bay
Phần bụng phía trước của P-3C thiết kế 1 khoang đạn có kích thước 3,91m X 2,03m X 0,088m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo vũ khí với tổng khối lượng lên đến 9 tấn, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến đa dạng cả trên biển và trên bộ.
Hệ thống vũ khí chủ yếu bao gồm: Tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất hạng nhẹ AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54.., ngoài ra nó có thể mang theo bom nổ dưới nước, bom thông thường và các loại thủy lôi.
Theo ANTD
Nhật dễ dàng đánh bại máy bay, tàu ngầm Trung Quốc Ngày 26/08 vừa qua, tạp chí "Asiaweek"của Hồng Kông, kỳ 1 tháng 9 (bản giới thiệu) đã có bài phỏng vấn ông Toshio Tamogami - cựu tư lệnh lực lượng tự vệ trên không Nhật Bản. Vị thượng tướng nghỉ hưu này cho biết, lực lượng hải, không quân Nhật Bản hơn rất xa so với Trung Quốc. Đề cập đến vấn đề...