Nhật thâm hụt thương mại kỷ lục
Đồng yen yếu đẩy chi phí hàng nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch, khiến thâm hụt tháng 1 của nước này lên tới 17,4 tỷ USD.
Theo số liệu được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày hôm nay (20/2), thâm hụt thương mại tháng 1 của nước này đã lên mức kỷ lục 1.630 tỷ yen (17,4 tỷ USD), do chi phí nhập khẩu năng lượng tăng cao. Xuất khẩu tăng 6,4% so với cùng kỳ, lần đầu tiên trong 8 tháng và vượt dự báo 5,6%, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng tới 7,3%.
Đồng yen giảm giá đã hỗ trợ đáng kể các hãng xuất khẩu của Nhật như Sharp hay Sony. Tuy nhiên, nó cũng đẩy giá hàng nhập khẩu lên cao, trong đó có nhiên liệu hóa thạch thiết yếu do các nhà máy điện hạt nhân đã đóng cửa sau sự cố Fukushima năm 2011. Thâm hụt thương mại kéo dài sẽ đe dọa cán cân thanh toán vãng lai của Nhật Bản, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào trái phiếu nước này.
Container tại một cảng ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Junko Nishioka, nhà kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán RBS cho biết: “Chúng tôi lo ngại việc đồng yen yếu và giá hàng hóa tăng cao sẽ khiến thâm hụt ngày càng lớn, giảm thặng dư tài khoản vãng lai”.
Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 3% so với cùng kỳ, lần đầu tiên kể từ tháng 5 năm ngoái. Xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng 10,9%. Trong khi đó, số liệu này sang châu Âu lại giảm 4,5%. Xuất khẩu ôtô giảm 8%, trong khi sắt và thép lại tăng 24,4%.
Azusa Kato, chuyên gia kinh tế tại BNP Paribas cho biết: “Nhu cầu thế giới hồi phục, đặc biệt là Mỹ, đã hỗ trợ hàng xuất khẩu Nhật Bản rất nhiều”. Ông cũng nhận định thâm hụt tháng 1 của Nhật Bản tăng mạnh là do các yếu tố mang tính tạm thời.
Chính phủ nước này dự đoán thương mại với Trung Quốc, đối tác lớn nhất của Nhật, sẽ hồi phục trong năm nay. Năm 2012, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm và căng thẳng lãnh thổ đã khiến thương mại song phương giảm lần đầu tiên sau 3 năm.
Trong ba tháng qua, đồng yen cũng giảm hơn 13% so với USD khi Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ để chấm dứt giảm phát. Đồng tiền này cũng mất giá ngày hôm nay sau khi tờ Yomiuri đưa tin Toshiro Muto, cựu Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản, có thể không phải là ứng viên kế nhiệm Thống đốc Masaaki Shirakawa. Muto từng cảnh báo việc nới lỏng kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế khi còn đương chức 5 năm trước, dù gần đây ông cho biết đã thay đổi quan điểm.
Theo VNE
100 triệu người có thể chết trước năm 2030 do biến đổi khí hậu
Khoảng 100 triệu người sẽ chết và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3,2% trước năm 2030 nếu thế giới không khắc phục được các vấn đề từ biến đổi khí hậu.
Cảnh báo trên nằm trong một báo cáo được công bố ngày 26.9 sau khi Tổ chức nhân đạo quốc tế DARA ở Tây Ban Nha tính toán tác động biến đổi khí hậu lên kinh tế và con người ở 184 quốc gia từ năm 2010 - 2030, theo hãng tin Reuters.
Báo cáo ước tính mỗi năm có 5 triệu người chết vì ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật, vốn là hệ quả của biển đối khí hậu và nền kinh tế thải ra nhiều khí carbon. Con số này sẽ tăng lên 6 triệu người/năm đến năm 2030 nếu các nền kinh tế vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Biến đổi khí hậu gây ra rất nhiều hậu quả cho con người - Ảnh: Reuters
"Khủng hoảng biến đổi khí hậu ước tính sẽ lấy đi mạng sống của 100 triệu người từ bây giờ cho đến cuối thập niên tới", báo cáo nhấn mạnh. Trong đó sẽ có hơn 90 triệu người ở các nước đang phát triển.
Báo cáo còn chỉ ra rằng tác động của biến đổi khí hậu làm giảm 1,6% GDP thế giới mỗi năm, tương đương 1.200 tỉ USD. Và con số thiệt hại này có thể tăng lên 3,2% trước năm 2030 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng cao.
Nhà kinh tế Anh Nicholas Stern cho Reuters hay thế giới cần phải đầu tư khoảng 2% GDP toàn cầu để có thể hạn chế, ngăn chặn và thích nghi với biển đối khí hậu.
Hồi năm 2010, gần 200 quốc gia đã cam kết cùng nỗ lực hạn chế nhiệt độ tăng trung bình toàn cầu dưới 2 độ C để tránh những tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, giới khoa học khí hậu cảnh báo rằng cơ hội hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C ngày càng thấp khi lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu tiếp tục tăng do đốt nhiên liệu hóa thạch.
Theo TNO
Tham nhũng là nguyên nhân khủng hoảng châu Âu Đã tới lúc không thể bỏ qua mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu và tệ tham nhũng, khi Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha hầu như chưa có biện pháp đủ mạnh để chống lại vấn nạn này. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Đây là cảnh báo được đưa trong báo cáo dài 60...