Nhật thách ra tòa, Trung Quốc tái mặt
Trong bài phát biểu tại Hội nghị đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng những lời lẽ đanh thép nhắm vào phía Trung Quốc. Ngoài việc bóc trần các hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông trong thời gian qua, ông Abe còn có một nước cờ khiến Trung Quốc phải tái mặt.
Thủ tướng Abe lặp đi lặp lại nhiều lần, rằng tất cả các quốc gia phải tôn trọng “luật pháp” trong những lời chỉ trích hầu như không che đậy đối với hành vi của Trung Quốc trên quần đảo Senkaku và các vùng lãnh thổ khác. Nhưng không chỉ kêu gọi chung chung, Thủ tướng Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc ngay trước đông đảo phóng viên.
Thủ tướng Abe muốn cảnh báo với thế giới vì thái độ độc đoán của Trung Quốc
Senkaku là một “phần lãnh thổ của Nhật Bản”, và có lẽ Trung Quốc nên nộp đơn khiếu nại lên tòa án nếu họ tin theo cách khác, ông nói. “Trung Quốc là một trong những thách thức hiện trạng”, ông Abe nói. “Nhật Bản đang kiểm soát hiệu quả Senkaku”.
Khi ông Abe thách Trung Quốc ra tòa, ông Abe đã cho thấy Nhật rất tự tin về phương diện luật pháp trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ Nhật thách Trung Quốc theo đuổi một biện pháp mang tính pháp lý để giải quyết vấn đề trong khu vực.
Ngược lại, Trung Quốc từ xưa đến giờ luôn tuyên bố lãnh thổ, lãnh hải theo kiểu tùy ngôn, bất chấp luật pháp quốc tế và quyền lợi của láng giềng. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ dám theo đuổi những biện pháp mang tính tôn trọng pháp lý như đưa ra tòa án quốc tế.
Bối cảnh Thủ tướng Nhật Abe đưa ra lời thách thức pháp lý với Trung Quốc là ngay sau khi Philippines đưa ra những yêu cầu tương tự. Philippines đã đệ đơn ra tòa án quốc tế đòi phân xử về chủ quyền trên bãi Scarborough ngay sát bờ biển Philipppines. Trung Quốc dù nói họ có quyền lịch sử với khu vực này nhưng không dám cùng Philippines ra tòa để đấu pháp lý mà dùng “cơ bắp” để thách thức tại bãi Scarborough.
Video đang HOT
Vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động phi pháp trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Sau nhiều lần kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc tỏ ý bất hợp tác, Việt Nam đang xem xét khả năng đưa vụ việc ra tòa án quốc tế để làm rõ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Cũng như với Philippines, Trung Quốc tìm những cách để từ chối biện pháp này vì Trung Quốc rất “sợ hãi” khi không đủ chứng lý.
Nhật và ASEAN đang thắt chặt quan hệ trên nhiều lĩnh vực
Khi Philippines lên tiếng ra tòa, Trung Quốc không dám đáp ứng thì quốc tế có thể chưa thấy hết được sự đuối lý của Trung Quốc trong tranh chấp với láng giềng. Nhưng nếu Việt Nam và Nhật đồng loạt đòi Trung Quốc giải quyết bất đồng bằng việc ra tòa thì quốc tế sẽ phải đặt nghi ngờ về những tuyên bố vô lý của Trung Quốc và thái độ bất tuân thủ luật pháp quốc tế của nước này.
Trung Quốc từ bỏ phương thức giải quyết bất đồng bằng con đường luật pháp quốc tế, thế giới sẽ càng hiểu vì sao các nước trong khu vực phải liên kết pháp lý với nhau để đối phó với thái độ hung hăng của Bắc Kinh.
Không phải ngẫu nhiên mà ông Abe tuyên bố Nhật đồng ý viện trợ cho Philippines 10 tàu tuần tra phục vụ ở biển Đông, cho Indonesia 3 tàu và thúc đẩy việc cung cấp cho Việt Nam tàu tuần tra. Nhật đang bước đầu hình thành “liên minh pháp lý” để chống lại thái độ hung hăng bất chấp luật pháp của Bắc Kinh trên biển.
Trong tương lai gần, nếu Nhật và các nước ASEAN đồng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà Bắc Kinh vẫn không dám ra tòa thì e rằng họ khó ngẩng mặt trên trường quốc tế.
Theo Một Thế Giới
Phó Oánh: Mỹ không có chỗ ở Biển Đông, Việt-Trung tự giải quyết?!
Bà Oánh chỉ hòng lòe bịp dư luận, ngăn cản sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và ngụy biện cho Trung Quốc xâm phạm
Đại diện Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La đã có cuộc tranh luận ngay trước phiên khai mạc hội nghị hôm 30/5, trong đó cảnh báo "không có chỗ cho Mỹ" trong vấn đề Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam?!
Theo tờ Straits Times của Singapore, Phó Oánh - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, nói rằng: "Trung Quốc và Việt Nam phải tìm một lối thoát cho bản thân mình và không có chỗ cho Hoa Kỳ trong vấn đề này".
Phó Oánh - Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc
Nhận định trên được đưa ra nhằm nhắm mục tiêu vào những chỉ trích của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và là một trong những tham luận viên tại hội nghị Shangri-La năm nay, người đã nói rằng Mỹ quan ngại về mọi hành động khiêu khích đơn phương của Trung Quốc ngay cả khi Washington không hỗ trợ bất cứ bên nào trong vấn đề xung đột ở Biển Đông.
Phó Oánh còn thách thức cho rằng ông Ben sẽ không thể đến và giải quyết các vấn đề, mà thay vào đó, "Trung Quốc và Việt Nam sẽ phải tìm một lối thoát cho mình".
Ngoài ra, Phó Oánh còn đưa ra cả những chỉ trích đối với Nhật Bản khi cho rằng Tokyo là một nguy cơ lớn cho an ninh khu vực khi cho rằng Bắc Kinh đang đặt ra mối đe dọa cho Tokyo như một cái cớ để sửa đổi chính sách an ninh của mình.
Bắc Kinh đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều hàng chục tàu hỗ trợ tấn công các tàu chấp pháp thực thi quyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế này
Tờ Channel News Asia cho biết, theo giới quan sát,Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất mạnh đến Đối thoại Shangri-la năm nay để biện minh cho các hành động khiêu khích của nước này trên Biển Đông thời gian qua, gồm cả vụ hạ đặt giàn khoan 981 trái phép và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Điều đáng nói là ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cùng "hạm đội" tàu hộ tống bất hợp pháp, Việt Nam đã chủ động liên hệ với phía Trung Quốc 20 lần qua đường ngoại giao để giải quyết vấn đề, nhưng phía Trung Quốc đã từ chối.
Trước phản ứng quyết liệt của chính phủ và người dân Việt Nam, đến nay Bắc Kinh vẫn không chịu rút giàn khoan mà chỉ di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gây bức xúc trong dư luận.
Phát ngôn của bà Oánh chỉ hòng lòe bịp dư luận, ngăn cản sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong vụ giàn khoan 981 và ngụy biện cho Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế - PV.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lộ rõ "tham vọng thực dân" Theo nhà báo nổi tiếng người Palestine Kawther Salam, Trung Quốc đã bộc lộ rõ "tham vọng thực dân," vi phạm rõ ràng chủ quyền của nước láng giềng cũng như luật pháp quốc tế khi ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng nhiều tàu vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt...