Nhật tăng nguồn ODA, “nhắm” dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 4/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng chia sẻ quan điểm đẩy mạnh hợp tác giữa 2 nước với nhiều kế hoạch tín dụng ODA tới đây. 2 Thủ tướng cũng đồng quan ngại về hành động bồi lấp, chạy đua quân sự trên Biển Đông.
Đầu tư trước 1 đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
2 Thủ tướng tại cuộc hội đàm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Thủ tướng Shinzo Abe và Chính phủ Nhật Bản, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản, ủng hộ Nhật Bản có vai trò và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ mong muốn cùng hợp tác chặt chẽ để đưa quan hệ giữa hai nước phát triển ngày càng toàn diện, hiệu quả và thực chất. Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường tiếp xúc ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao, thực hiện hiệu quả các cơ chế đối thoại và hợp tác giữa hai nước.
“Tôi rất vui được đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – một người bạn thân thiết của tôi. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng. Nhật Bản cam kết hỗ trợ Việt Nam về hạ tầng cả chất lượng và số lượng hướng đến phát triển hạ tầng chất lượng cao” – Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu.
Hai Thủ tướng nhất trí duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc, đối thoại ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, tăng cường sâu sắc hơn nữa sự tin cậy về chính trị. Theo đó, Thủ tướng Shinzo Abe hoan nghênh chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngài Thủ tướng Abe cũng nhận lời sớm thăm lại Việt Nam.
Về hợp tác kinh tế, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các dự án quan trọng, sớm hoàn thành Tầm nhìn trung và dài hạn về hợp tác nông nghiệp. Thủ tướng Shinzo Abe cam kết dành nguồn vốn ODA ở mức cao giúp Việt Nam phát triển bền vững, cam kết cung cấp ODA vốn vay cho dự án Bệnh viện Chợ Rẫy 2 (Bệnh viện hữu nghị Việt – Nhật).
“Tôi xin chân thành cảm ơn và đánh giá cao việc Ngài Thủ tướng Abe ủng hộ đề nghị của Việt Nam về cam kết vốn ODA đợt I tài khóa 2015 trị giá 300 tỷ Yên, tương đương 3 tỷ USD cho các dự án của Việt Nam” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Video đang HOT
Thủ tướng Shinzo Abe cũng cam kết xem xét nghiêm túc đề nghị của Việt Nam về việc duy trì và tăng quy mô hỗ trợ các Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình hỗ trợ quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh; tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược phát triển Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt – Nhật hướng đến 2020, tầm nhìn 2030.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tích cực hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực; khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tham gia Dự án Đại học Việt – Nhật; mở rộng tiếp nhận điều dưỡng viên…. Hoan nghênh và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu đầu tư khu “đô thị thông minh” Bắc Hà Nội. Hai bên nhất trí cao tạo mọi thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp hai nước tăng mạnh kim ngạch thương mại, đầu tư FDI và du lịch giữa hai nước.
“Hai bên khẳng định lại quyết tâm triển khai hiệu quả các dự án quy mô lớn mà Lãnh đạo cấp cao 2 bên đã thỏa thuận, trong đó có Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam; Nghiên cứu đầu tư trước một đoạn cần thiết trong tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam; Tăng cường hợp tác về đầu tư, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời nghiên cứu khả năng hợp tác trong kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD do Ngài Thủ tướng Abe công bố tháng 5/2015 nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại Châu Á” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí tăng cường hợp tác trên các diễn đàn khu vực và thế giới. Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Nhật Bản vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua; ủng hộ “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Nhật Bản vì mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới trên nguyên tắc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, cùng thịnh vượng.
Chia sẻ quan ngại việc lấn đảo làm căn cứ quân sự
Các vấn đề được chia sẻ thẳng thắn, chân thành trong cuộc hội đàm cấp cao Nhật – Việt.
Hai Thủ tướng cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông.
“Hai bên chia sẻ quan ngại sâu sắc của các nhà Lãnh đạo Mekong – Nhật Bản, của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông thời gian gần đây, đặc biệt là những hoạt động lấn biển, xây đảo quy mô lớn. Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự do hàng hải và hàng không, yêu cầu các bên liên quan không có những hành động gây phức tạp và mở rộng tranh chấp trên Biển Đông, nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
“Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc việc đơn phương thay đổi hiện trạng quy mô lớn và xây dựng căn cứ quân sự trong khu vực. Chúng tôi cam kết cùng duy trì trật tự hàng hải và hàng không. Chúng tôi rất vui sẽ hợp tác cùng nhau đóng góp cho sự ổn định của khu vực và quốc tế” – Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu.
Hai Thủ tướng cho biết với sự nỗ lực và thiện chí của hai bên, hai Thủ tướng đã nhất trí tuyên bố cơ bản kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một số vấn đề kỹ thuật còn lại hai đoàn đàm phán sẽ thảo luận để hoàn tất. Hai bên sẽ nỗ lực để cùng các thành viên khác sớm kết thúc đàm phán TPP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao đóng góp của Nhật Bản vào thành công của Hội nghị cấp cao Mekong – Nhật Bản lần này với việc thông qua “Chiến lược Tokyo 2015″ xác định phương hướng của cơ chế hợp tác này trong giai đoạn tiếp theo.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một loạt các văn bản thỏa thuận gồm: Hiệp định vay vốn của 5 dự án ODA tài khóa 2014 trị giá hơn 66 tỷ Yên; Công hàm trao đổi 3 dự án ODA viện trợ không hoàn lại tài khóa 2015 của Nhật Bản dành cho Việt Nam; Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản về việc thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Nhật Bản về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và năng lượng; Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Nhật – Việt.
P.Thảo
Theo Dantri
Mỹ sẽ yêu cầu Việt Nam giảm lệ thuộc nhập nguyên liệu từ TQ?
Wall St. Journal dẫn nhận định của các nhà đàm phán Mỹ cho biết, nếu Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi, thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công nghiệp vải sợi Mỹ.
TPP và các đối tác
Tuần báo Phố Wall (Wall St. Journal) đưa tin cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu các nước gia nhập khu vực thương mại Thái Bình Dương (TPP) giảm thiểu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo Wall St. Journal, khuyến nghị trên được Hoa Kỳ đưa ra với mục đích giúp đỡ và tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của chính nước Mỹ.
Báo Wall St. Journal cũng bình luận rằng, đề nghị này của Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ gặp phải sự chống đối của các doanh nghiệp và các giới chức bởi có thể họ sẽ cho rằng làm như vậy sẽ gây gián đoạn cho các hệ thống cung ứng truyền thống của họ.
Nhiều khả năng trong thời gian tới, Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ thông qua luật pháp trao thêm quyền cho Tổng thống Obama để đưa ra các quyết định cuối cùng về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước đối tác, trong đó có Việt Nam.
Hàng dệt may Việt Nam vốn nổi tiếng thế giới
Như vậy, có thể hiểu rằng, nếu muốn được thông qua, các chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ sẽ yêu cầu Việt Nam, quốc gia nổi tiếng bởi năng lực xuất khẩu hàng may mặc phải giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu vải sợi do Trung Quốc sản xuất, vì Trung Quốc không phải là một đối tác trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP.
Wall St. Journal dẫn nhận định của các nhà đàm phán Mỹ cho biết, nếu Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi, thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công nghiệp vải sợi Mỹ, lĩnh vực vốn có giá trị hàng xuất khẩu lên tới 20 tỉ USD (thống kê năm 2014).
Nếu chấp nhận các điều kiện trên, Việt Nam sẽ phải nhập vải sợi từ Hoa Kỳ và Mexico, hai nước chính trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thay vì Trung Quốc.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP Khi trao đổi với phóng viên báo điện tử Người đưa tin về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an nhận định: Trước hết ta phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, gia nhập TPP là một việc hết sức cần thiết và mang tính tất yếu. Ta không thể không tham gia TPP được. Trong đó, phương châm đa dạng hóa quan hệ kinh tế, không thể phụ thuộc vào một quốc gia nào cả và mở rộng thị trường là những yếu tố không thể không nhắc tới. Về lịch sử hình thành, từ năm 2005 đại diện thương mại 4 nước gồm Brunei, Singapore, Chile và New Zealand ký một Hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tới tháng 9/2008, Mỹ đã tuyên bố cùng với 4 nước thành viên cũ đàm phán một Hiệp định TPP hoàn toàn mới. Sau đó, cả Australia, Peru, Canada, Việt Nam, Malaysia, Mexico và Nhật Bản đều tham gia. Nói về mặt thuận lợi, Việt Nam có vai trò và vị trí quan trọng đối với các nước trong đàm phán TPP. Việt Nam với số dân hơn 90 triệu dân, là thị trường đáng kể và có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh thêm ở chỗ, nó có biến thành những điểm thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam hay không sẽ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, khả năng tổ chức nền kinh tế của các nhà quản lý. Rõ ràng, một khi đã gia nhập sân chơi này mà anh có sự đột phá về tư duy quản lý và tổ chức nền kinh tế thì sẽ hiệu quả. Cộng với việc cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mà giá thành cạnh tranh thì đương nhiên cơ hội để phát triển kinh tế là quá rõ ràng. Còn nếu không, anh sẽ bị thụt lùi lại và bị thất bại. Nói như vậy, chúng ta cũng có những thách thức không nhỏ. Đó là trình độ công nghệ còn thấp, không thể sản xuất từ A - Z mà vẫn còn phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu để hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng điều hành quản lý của Việt Nam còn chưa cao ở cả cấp độ doanh nghiệp và quản lý vỹ mô. Thành công tới đâu thì đều tùy thuộc vào trình độ điều hành của các cấp quản lý mà cao nhất Nhà nước Việt Nam. Phải tính đến mọi phương án để nắm bắt từng điểm mạnh của nền kinh tế.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tam giác hợp tác Việt-Nhật-Mỹ tăng cường khi Biển Đông 'dậy sóng" Trong vài năm vừa qua, quan hệ hợp tác ba bên Việt Nam-Nhật Bản-Mỹ được tăng cường vì nhiều lý do. Trong đó, Biển Đông "dậy sóng" là một động lực quan trọng. Tin tức từ The Diplomat ngày 23/6 bình luận, tương lai của quan hệ hợp tác 3 bên Việt - Nhật - Mỹ đang có một cái nhìn sâu sắc...