Nhật tăng gấp đôi tàu tới Senkaku/Điếu Ngư đối phó Trung Quốc
Tokyo tuyên bố cử thêm 6 tàu tuần duyên nữa đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chưa đầy một tuần sau khi hai tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi vào khu vực này.
Tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: AP
Theo SCMP, động thái này của Nhật được cho là để đối phó với những lo ngại ngày càng tăng trước sự hung hăng của Trung Quốc. Tuần trước, tàu Hải Cảnh 2307 và 2337 của Bắc Kinh xâm nhập vùng lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư.
Khi lực lượng tuần duyên Nhật yêu cầu rời đi, thủy thủ Trung Quốc tuyên bố “từ xưa đến nay, đây là lãnh thổ của Trung Quốc” và nói rằng các vùng biển lân cận cũng thuộc về nước này.
Video đang HOT
Theo Yoichi Shimada, giáo sư môn Quan hệ Quốc tế, Đại học tỉnh Fukui, Tokyo phải mất khá lâu để đưa ra quyết định điều tàu bổ sung.
“Ngày càng có nhiều người trên thế giới nhận ra thái độ khiêu khích và hung hăng của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là những hành động của nước này thực hiện ở Biển Đông,” Shimada nói. “Đó là lý do tại sao tôi cho rằng hoàn toàn hợp lý khi Nhật điều thêm tàu tuần duyên. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ lợi dụng điều này như một cái cớ để tăng cường năng lực hàng hải vốn đã rất mạnh của mình.”
Hồng Hạnh
Theo VNE
Nhật Bản, Trung Quốc sắp có cơ chế ứng xử trên biển
Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đang bàn thảo để đưa ra một cơ chế ứng xử trong trường hợp tàu hai nước đối đầu trên biển.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Want China Times ngày 23.6 trích dẫn các nguồn tin Trung Quốc từ Want Daily, tờ báo chung cơ quan chủ quản với Want China Times, cho biết đại diện của 2 nước đã có những cuộc gặp để bàn cơ chế phối hợp trên biển.
Với cơ chế này, tàu tuần duyên, tàu hải cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản có thể liên lạc và ứng xử với nhau bằng tiếng Anh hoặc thông báo với nhau khi có tranh chấp hay bất đồng trên biển. Cơ chế này sẽ được hai bên thống nhất và cho ra mắt vào tháng 7 tới, Want China Times trích các nguồn tin từ Trung Quốc cho hay.
Cơ chế ứng xử này sẽ áp dụng cho cả vùng nhận dạng phòng không, vùng đặc quyền kinh tế cách bờ biển mỗi nước 370 km và cả vùng biển mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Trong khi đó, tờ Japan Times (Nhật Bản) ngày 23.6 dẫn nguồn hãng tin Kyodo lại cho biết các quan chức hai nước vẫn chưa thống nhất liệu cơ chế ứng xử này có áp dụng cho vùng biển tranh chấp hay không.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang có tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo kiểm soát.
Máy bay Nhật Bản bay trên vùng trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP
Want China Times cho biết thêm cơ chế ứng xử sẽ không áp dụng cho vùng lãnh hải và vùng trời của 2 nước.
Đây sẽ là cơ chế ứng xử trên biển đầu tiên của Trung Quốc với một nước láng giềng, trong khi một cơ chế ứng xử tương tự với các nước trong khu vực Đông Nam Á được đề cập đến hơn chục năm nay vẫn chưa được Bắc Kinh xúc tiến hoàn tất.
Giới quan sát cho rằng Trung Quốc cố tình trì hoãn việc hoàn tất bộ quy tắc ứng xử với các nước ở Biển Đông vì không muốn sử dụng luật để ứng phó với xung đột trên biển, thay vào đó Trung Quốc muốn sử dụng "luật của kẻ mạnh".
Theo Thanhnien
Nhật - Trung sắp thỏa thuận tránh đối đầu quân sự Nhật và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận xác định quy trình liên lạc giữa tàu hải quân và phi cơ quân sự hai nước khi chạm trán bất ngờ, để giảm nguy cơ đối đầu. Tàu hải giám Haijian 51 của Trung Quốc và một tàu tuần duyên Nhật Bản trong một lần chạm trán gần quần đảo hai nước có...