Nhật tăng cường tuần tra đối phó tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) có kế hoạch tăng cường tuần tra tại vùng lãnh hải của nước này ở biển Hoa Đông, nhằm đối phó với tình trạng đánh bắt cá trái phép gia tăng.
Tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Theo đó, JCG dự định triển khai thêm 4 tàu tuần tra cỡ nhỏ trong vòng 3 năm, đồng thời cung cấp thêm một máy bay cỡ nhỏ khác cho lực lượng hiện tại gồm 4 máy bay, trong vòng 5 năm, nhằm tăng cường khả năng tuần tra liên tục 24/24h.
Các quan chức Nhật Bản cho biết, tình trạng tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong khu vực đang tăng lên. Trong thời gian từ 1-4 đến 26-8 vừa qua, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã xua đuổi 169 tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển nước này trong đó phần lớn là tàu Trung Quốc.
Video đang HOT
Cũng theo JCG, tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Theo An Ninh Thủ Đô
TQ chế tàu ngầm siêu âm chạy tới Mỹ trong 100 phút
Trung Quốc đã tiến một bước gần hơn tới tham vọng tạo ra chiếc tàu ngầm siêu âm có thể di chuyển từ Thượng Hải tới San Francisco (Mỹ) trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng hôm 24/8 đưa tin, các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã thành công trong thí nghiệm đưa một chiếc tàu ngầm nhỏ đạt được tốc độ rất cao trong môi trường nước.
Giáo sư Li Fengchen của viện nghiên cứu trên cho biết, đây là công nghệ "bong bóng" (Supercavitation). Có nghĩa là các túi bong bóng khí sẽ bao phủ gần như toàn bộ con tàu để nó tiếp xúc với nước ít nhất, qua đó giảm được lực cản và lực ma sát với nước. "Đây là công nghệ rất phức tạp, nhưng chúng tôi vui mừng vì tìm ra những triển vọng của nó", vị này nói.
Cũng theo giáo sư Li Fengchen thực chất công nghệ này không phải do người Trung Quốc nghĩ ra, nó là thành tựu của Liên Xô trong chiến tranh lạnh.
Khi đó công nghệ Supercavitation đã giúp Liên Xô tạo ra ngư lôi Shakval có tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ là 370km/giờ.
Sự khác nhau giữa tàu ngầm thông thường và tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation
Về lý thuyết Supercavitation có thể giúp vật di chuyển trong nước với vận tốc tối đa lên đến 5.800km/giờ. Và hiện tại các nhà khoa học Trung Quốc đang tự tin sẽ chế tạo được con tàu đạt được vận tốc này, qua đó giúp hành trình xuyên Thái Bình Dương chỉ mất khoảng 100 phút.
Có hai điều khó khăn với tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation. Thứ nhất, đó là việc làm sao đưa nó đến vận tốc 100km/giờ (để tạo ra và duy trì các bong bóng khí). Thứ hai là điều khiển con tàu thế nào khi bánh lái của nó không hề tiếp xúc với nước.
Mô hình tàu ngầm mới được cho là của Trung Quốc
Theo giáo sư Li Fengchen các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết được cả hai vấn đề trên, nhưng từ chối nói chi tiết hơn. Và rằng việc di chuyển dưới nước sắp dễ dàng như bay trên không.
Giáo sư Wang Guoyu, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cơ học chất lỏng, thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong nhiều năm qua thế giới đã gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho công nghệ Supercavitation và bây giờ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là bước đột pháp để Hải quân Trung Quốc thay đổi lại cán cân trên biển.
Theo 24h
Chiến hạm không người lái Trung Quốc quá lạc hậu so với Mỹ, Israel Sau khi ồ ạt phát triển máy bay không người lái (UAV), Trung Quốc đã chuyển sang phát triển tàu không người lái (USV) để tăng cường sức mạnh trên biển. Theo ông Mã Trung Lệ, chuyên gia về máy tàu của Đại học công trình Cáp Nhĩ Tân, trong nhiều thập niên qua, chính phủ Trung Quốc chỉ đầu tư mạnh vào...