Nhật tăng cường phát triển vũ khí
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vừa thông qua chiến lược mới trong đó đẩy mạnh việc buôn bán vũ khí với nước ngoài và tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ các khu vực hẻo lánh trong nước.
Chiến đấu cơ F-15 của Nhật đậu tại căn cứ của Lực lượng Tự vệ Trên không Nhật Bản. Ảnh: AFP
“Chúng tôi lo ngại rằng công nghệ quốc phòng của nước nhà có thể bị lạc hậu so với bên ngoài nếu không có bước tiến mới”, Asahi Shimbun dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera nói hôm qua.
Theo chiến lược mới, Nhật Bản sẽ tham gia tích cực vào các dự án quân sự quốc tế để phát triển, sản xuất chiến đấu cơ và tên lửa. Bộ Quốc phòng nước này khẳng định chiến lược mới không chỉ giúp giảm chi phí mà còn “tăng khả năng liên minh và tình hữu nghị giữa Nhật và các quốc gia khác thông qua sự tương trợ lẫn nhau”.
Trong bản kế hoạch, Nhật coi Mỹ, Australia, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và nhiều quốc gia thân thiện khác là những đối tác tiềm năng để cùng phát triển thiết bị quân sự và chia sẻ công nghệ vũ khí. Nhật cũng sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tại các vùng hẻo lánh, xa xôi trong nước.
Video đang HOT
Chiến lược mới của Bộ Quốc phòng cho thấy Tokyo muốn phát triển thiết bị không người lái như máy bay hay robot, cũng như các phương tiện đổ bộ, nhằm giám sát những vùng xa trung tâm trước mối đe dọa tiềm tàng từ Triều Tiên hay Trung Quốc.
Kế hoạch này đánh dấu bước tiến đầu tiên sau 44 năm Nhật cấm xuất khẩu vũ khí. Hồi tháng 4, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe quyết định nới lỏng quy định về xuất khẩu vũ khí, từ đó cho phép các công ty Nhật tham gia vào nhiều dự án vũ khí quốc tế.
Chính phủ Nhật cũng đang tiến gần hơn tới quyết định nới lỏng hiến pháp về vấn đề quân sự để cho phép Lực lượng Tự vệ nước này tham chiến ở nước ngoài nếu cần thiết. Sau khi đầu hàng trong Thế chiến II năm 1945, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản chưa hề tham chiến và bị hiến pháp tước quyền phát động chiến tranh, chỉ giới hạn ở vai trò tự vệ.
Những thay đổi trong chính sách quân sự Nhật Bản được áp dụng trong bối cảnh quan hệ Nhật – Trung ngày càng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trung Quốc năm ngoái đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm quần đảo này. Kể từ đó, Tokyo – Bắc Kinh thường xuyên chỉ trích lẫn nhau mỗi lần tàu hay máy bay hai nước chạm trán ở vùng tranh chấp.
Thái độ hung hăng gần đây của Bắc Kinh đối với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông cũng khiến Tokyo quyết tâm đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì an ninh khu vực cũng như hỗ trợ quân sự các nước Đông Nam Á.
Theo VNE
Bất chấp lệnh ngừng bắn, Slavyansk tiếp tục bị pháo kích
Tối ngày 20, rạng sáng 21-6, các khu vực ngoại vi thành phố Slavyansk tiếp tục rung chuyển bởi các đợt pháo kích của quân đội Ukraine bất chấp tuyên bố ngừng bắn đơn phương kéo dài 1 tuần do đích thân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenco tuyên bố trước đó.
>Lệnh ngừng bắn vô hiệu, giao tranh bùng phát ở Đông Ukraine / Tổng thống Ukraine tuyên bố quân đội đang tổng phản công / Quân đội Ukraine tiếp tục pháo kích dữ dội Slavyansk
Theo đại điện tự vệ Slavyansk, tiểu khu Artem bắt đầu bị pháo kích dữ dội vào rạng sáng 21-6, còn làng Semenivka tiếp tục bị tấn công bằng đạn và bom cháy. Sau đó, đã xuất hiện thêm thông tin, nhiều chiến đấu cơ Ukraine đã dùng rocket và bom cháy tấn công một số chốt kiểm soát của tự vệ gần làng Semenivka.
Quang cảnh đổ nát sau vụ pháo kích của quân đội Ukraine.
Các thành viên tự vệ đi tuần tại ngoại vi thành phố Slavyansk.
Hiện tại, chưa rõ con số thương vong do các vụ tấn công nêu trên của quân đội Ukraine. Nhiều người dân địa phương cho biết, hoạt động pháo kích trên của quân đội Ukraine là bất ngờ vì ngay sau tuyên bố của ông P. Poroshenco, các đợt pháo kích nhằm vào Slavyansk và Kramatorsk đã tạm thời dừng lại.
Trong chuyến thăm với vùng Donbass ngày 20-6, Tổng thống Ukraine đã công bố kế hoạch hòa bình gồm 15 điểm để ổn định tình hình miền Đông. Theo đó, quân đội Ukraine tạm thời ngừng bắn, các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải bị giải giáp và thành lập hành lang nhân đạo cho người dân Ukraine và gốc ra thoát khỏi các vùng chiến sự. Ngoài ra, 10 vùng đệm tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine cũng được thành lập.
Kế hoạch hòa bình tại miền Đông Ukraine có chữ ký của Tổng thống Ukraine P. Poroshenco với tiêu đề "Tối hậu thư cho lực lượng tự vệ miền Đông" được chuyển tới điện Kremlin trong tối 20-6. Trong tài liệu này hoàn toàn không đề cập tới khả năng tổ chức đàm phán với người biểu tình yêu cầu liên bang hóa và đại diện các nước cộng hòa tự phong ở Donetsk và Lugansk.
Theo VNE
Mỹ chưa dứt khoát phương án gửi bộ binh sang Iraq tham chiến Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 13/6 cho biết, ông đang nghiên cứu các phương án, ngoại trừ việc gửi bộ binh đến, để giúp Iraq đối phó với cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, đồng thời khuyến cáo quốc gia Tây Nam Á này hàn gắn những chia rẽ, bất đồng. Tổng thống Obama đã loại...