Nhất tâm cầu nguyện cho nhân sinh an lạc cho hòa bình Biển Đông
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông và động thổ xây dựng chùa Xã Tắc nằm trong quần thể di tích đền Xã Tắc và cột mốc biên giới 1368 giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên dòng sông Ka Long (thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) hiền hòa.
Với tinh thần từ bi, yêu chuộng hòa bình và đối thoại, các đại biểu cùng hàng trăm tăng ni, Phật tử và nhân dân có mặt tại buổi Lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông và động thổ xây dựng chùa Xã Tắc được tổ chức sáng 17-6, tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) đã cùng nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc, biển đảo bình yên.
Thả chim bồ câu thể hiện ước vọng hòa bình cho Biển Đông
Chùa Xã Tắc được xây dựng trong quần thể Di tích đền Xã Tắc và cột mốc giới 1368 cạnh bờ sông Ka Long – biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc xây dựng Chùa Xã Tắc có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nguyện vọng tâm linh của nhân dân, đồng thời hoàn thiện thiết chế văn hóa đền – chùa truyền thống của người Việt. Việc xây dựng chùa – đền Xã Tắc sẽ khẳng định cột mốc chủ quyền về tâm linh, văn hóa của dân tộc và đóng góp vào việc tạo lập hòa bình giữa hai dân tộc Việt – Trung. Chùa Xã Tắc sẽ được xây dựng bằng chất liệu gỗ lim, kiến trúc điêu khắc truyền thống của người Việt hài hòa với cảnh quan đền Xã Tắc và cột mốc biên giới 1368 tạo nên không gian văn hóa, tâm linh thiêng liêng. Chùa dựa lưng vào Tổ quốc Việt Nam vững chắc, mặt hướng về bờ sông Ka Long và Biển Đông hùng vĩ với kiến trúc tổng thể bao gồm: Tam Bảo thờ Phật, nhà Tổ thờ Trúc Lâm Tam Tổ và bảo tháp thờ Phật với tư thế vững chãi “Phật tọa dân an”.
Video đang HOT
Tại buổi lễ, đông đảo chức sắc Phật giáo, tăng ni, Phật tử và đại diện các ban, ngành, địa phương đã cùng cầu nguyện cho trời yên, biển lặng, Biển Đông được bình yên và biên giới Việt – Trung luôn luôn hòa bình – hữu nghị – hợp tác và phát triển; cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc. Trong thông điệp về hòa bình cho Biển Đông của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nêu rõ: Trong khi những người con Phật đang thảo luận về việc xây dựng và kiến tạo hòa bình, Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hành động này cũng đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Từ thực tế trên Biển Đông do Trung Quốc tạo nên, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ bị đe dọa bởi sự bành trướng của nước lớn. Trên tinh thần từ bi và yêu chuộng hòa bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi chư vị tôn túc lãnh đạo, tăng ni phật tử Phật giáo trên thế giới, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc cùng lên tiếng ủng hộ chính nghĩa, yêu cầu chính phủ Trung Quốc thực hiện các cam kết theo đúng các quy định của luật pháp quốc tế; thực hiện trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia lân bang trong đó có Việt Nam.
Theo ANTD
Lãnh đạo ngoại giao cấp cao Việt Nam- Trung Quốc họp sáng nay (18-6)
Cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra vào sáng nay 18-6 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (bên phải) và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trước khi bước vào cuộc họp sáng nay
Chủ tịch Ủy ban về phía Việt Nam là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Chủ tịch Ủy ban về phía Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ - Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Cuộc họp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra vào sáng nay 18-6 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Trong phòng họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc
Ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội từ chiều qua 17-6 theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, để tham dự cuộc gặp giữa hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, diễn ra vào sáng nay 18-6.
Ông Dương Khiết Trì, đang đảm nhiệm trọng trách Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, là một vị trí cao hơn vị trí Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc, nắm thực quyền về chính sách ngoại giao của nước này.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương về phía Việt Nam phát biểu mở đầu phiên họp sáng nay 18-6
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết tại cuộc họp báo quốc tế: "Vấn đề Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chắc chắn được bàn đến trong cuộc gặp này".
5 ngày sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm tới Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông gần đây nhất ngày 16-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Như chúng tôi nhiều lần khẳng định, từ trước đến nay và tại họp báo này, Việt Nam luôn hết sức kiên trì trao đổi, tìm mọi kênh thông tin trao đổi, đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hòa bình vấn đề căng thẳng ở Biển Đông. Vì vậy, cuộc gặp hai Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chắc chắn là một kênh, một sự kiện hai bên có thể thảo luận tìm giải pháp cho vấn đề căng thẳng ở Biển Đông".
Theo ANTD
Đại sứ Việt Nam tại Úc phản bác tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc Sau tuyên bố đầy ngang ngược của đại sứ Trung Quốc tại Úc rằng Việt Nam không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và không thể đưa ra yêu sách, đại sứ Việt Nam tại Úc Lương Thanh Nghị đã có bài viết phản bác quan điểm sai trái này. Sau khi tờ The Australian đăng bài của Đại sứ Trung...