Nhật tái cơ cấu công nghiệp quốc phòng
Bộ Quốc phòng Nhật đã tiến hành một cuộc tái cơ cấu lớn với quyết định chính thức thành lập Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần ( Bouei Soubi-cho) vào ngày 1-10.
Chính phủ Nhật thông báo Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần được thành lập nhằm hợp nhất các cơ quan liên quan đến mua bán và phát triển thiết bị quân sự vào một cơ quan duy nhất thay vì phải thông qua nhiều cơ quan riêng biệt dẫn đến tốn kém, lãng phí ngân sách quốc phòng.
Nhiệm vụ chính của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần là quản lý công tác phát triển và bán thiết bị quân sự giữa các nhà thầu Nhật với các đối tác nước ngoài theo các quy định xuất khẩu vũ khí được nới lỏng hồi tháng 4-2014. Đây là đợt tái cơ cấu lớn nhất của Bộ Quốc phòng Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần do ông Hideaki Watanabe đứng đầu gồm khoảng 1.800 nhân viên. Ông Watanabe từng là tổng giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật.
Video đang HOT
Phát biểu tại lễ thành lập, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani nhận xét Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần là một phần trong chương trình tái cơ cấu lớn của Bộ nhằm ứng phó với môi trường an ninh ngày càng biến động. Ông nói cơ quan nêu trên được thành lập nhằm cắt giảm chi phí mua sắm thiết bị quân sự và tăng cường hợp tác phát triển thiết bị quốc phòng với các quốc gia khác.
Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật) nhận định ưu tiên hàng đầu của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần là giành hợp đồng hợp tác, phát triển tàu ngầm mới cho Úc. Úc cân nhắc tàu ngầm lớp Soryu của Nhật vốn nổi tiếng với động cơ hoạt động êm ái, là ứng viên sáng giá cho chương trình nâng cấp hạm đội tàu ngầm nước này.
Tokyo dự kiến sẽ cung cấp thông tin kỹ thuật cần thiết về tàu ngầm (ảnh) để Úc lựa chọn đối tác cho dự án phát triển và đóng tàu ngầm. Ngoài Nhật còn có hai đối thủ cạnh tranh khác là Đức và Pháp. Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần sẽ chịu trách nhiệm xúc tiến đàm phán để được chọn làm đối tác trước cuối năm 2015.
Cơ quan này cũng sẽ hợp tác với các đối tác nước ngoài để phát triển các công nghệ quốc phòng mới như thỏa thuận Nhật-Anh về phối hợp phát triển công nghệ tên lửa không đối không. Ngoài ra phát triển máy bay chiến đấu tàng hình nội địa thế hệ mới cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Cơ quan Mua sắm, Công nghệ và Hậu cần Nhật.
BẢO CHÂU
Theo_PLO
Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị ngân sách 42 tỉ USD
Ngày 31.8, Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị ngân sách năm kỷ lục: 42 tỉ USD để tăng cường khả năng quốc phòng, mua thêm một loạt chiến đấu cơ F-35 và cả tàu khu trục Aegis giữa bối cảnh gia tăng nguy cơ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Nhật đang mở rộng đáng kể vai trò của quân đội - Ảnh: AFP
Số tiền kể trên là ngân sách năm, bắt đầu từ tháng 4.2016 mà Bộ Quốc phòng đề nghị, sẽ được trình quốc hội để xem xét. Nếu được thông qua, đây là lần thứ 4 dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe, ngân sách quốc phòng Nhật lại gia tăng, lần này ở mức 2,2% so với ngân sách năm nay.
Theo giải thích của chính quyền, nước Nhật cần phải tăng cường vai trò của quân đội giữa bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động lấn chiếm lãnh thổ phi pháp cũng như gia tăng nguy cơ khủng bố. Cụ thể, chính quyền bảo rằng nước Nhật cần tăng cường bảo vệ các đảo ở phía nam trước Trung Quốc.
Trong kế hoạch ngân sách kể trên, Bộ Quốc phòng Nhật đề nghị mua thêm một loạt khí tài mới, bao gồm 17 trực thăng do thám, 6 chiến đấu cơ F-35, 3 máy bay không người lái Global Hawk thế hệ mới, một tàu khu trục Aegis trang bị radar... Chế tạo một tàu ngầm lớp Soryu cũng nằm trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng xứ sở mặt trời mọc để gia tăng khả năng do thám và bảo vệ các đảo của Nhật.
Chính phủ Nhật vấp phải không ít sự phản đối của người dân trước việc mở rộng vai trò của quân đội - Ảnh: AFP
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng muốn triển khai thêm quân đến 2 đảo phía nam nước Nhật là Amami Oshima và Miyako, theo AP.
Yêu cầu kể trên được lên kế hoạch dựa trên cơ sở các hướng dẫn quốc phòng mới ở Nhật, cho phép mở rộng vai trò của quân đội giữa bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.
Thêm vào đó, Bộ Quốc phòng Nhật còn đề nghị chi tiền để tăng cường thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài đối phó với nguy cơ khủng bố gia tăng.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ đưa tàu sân bay mới đến đồn trú tại Nhật Bản Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã cập cảng Yokosuka của Nhật Bản ngày 1.10 để làm nhiệm vụ đồn trú tại đây, thay cho tàu USS George Washington. Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan cập cảng Yokosuka, Nhật Bản ngày 1.10, bắt đầu nhiệm vụ đồn trú thay cho tàu USS George Washington - Ảnh: Reuters Tàu sân...