Nhật siết nhập khẩu drone Trung Quốc để bảo vệ thông tin nhạy cảm
Nhật Bản đang tìm cách ngăn các nhà thầu Trung Quốc bán drone ( máy bay không người lái) cho chính phủ, trong bối cảnh lo ngại rò rỉ thông tin nhạy cảm đe dọa đến an ninh quốc gia.
Nhật Bản có thể ngăn Trung Quốc cung cấp máy bay không người lái cho chính phủ, để bảo vệ thông tin nhạy cảm, một phần trong nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia, theo 6 người trong chính phủ và đảng cầm quyền am hiểu vấn đề, Reuters đưa tin.
Những nguồn tin này cho biết mối quan tâm chính tập trung vào công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng, an ninh mạng và quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, Tokyo phải cân bằng những lo ngại đó, đặc biệt là việc Bắc Kinh ngày càng thúc đẩy xuất khẩu UAV và camera an ninh, nhằm chống lại sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.
Tokyo cũng phải điều hướng lại vùng biển giữa Trung Quốc và đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản là Mỹ. Washington vốn mâu thuẫn với Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm kinh tế và công nghệ.
Một máy bay không người lái được trang bị cảm biến hiện đại do Nhật Bản sản xuất. Ảnh: Reuters.
“Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối với Nhật Bản. Bên cạnh đó cũng có những lo lắng rằng các công nghệ tiên tiến, thông tin nhạy cảm có thể bị rò rỉ cho Trung Quốc và chuyển hướng cho mục đích quân sự”, một trong nguồn tin nói.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có hàng trăm UAV, trong đó có một số do các công ty Trung Quốc sản xuất. Cảnh sát biển Nhật Bản có khoảng 30 UAV, phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc. Hai cơ quan này cho biết không sử dụng UAV của Trung Quốc cho các mục đích liên quan đến an ninh.
Video đang HOT
Các cơ quan chính phủ khác cũng áp dụng giải pháp tương tự với các UAV Trung Quốc. Người ta vẫn chưa rõ các UAV của Trung Quốc có cần phải thay thế hay không, nhưng các UAV mới mua để sử dụng cho các nhiệm vụ nhạy cảm sẽ phải được bảo mật chống rò rỉ dữ liệu và trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
Quy định mới dự kiến có hiệu lực từ tháng 4/2021, nhưng không đề cập đến quốc gia cụ thể nào. Tuy vậy, nguồn tin cấp cao trong chính phủ Nhật Bản cho biết nó được tạo ra để nhắm vào Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng quy định mới sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất UAV trong nước. Tokyo Aircraft Instrument, nhà sản xuất UAV của Nhật Bản đã phát triển một UAV được trang bị camera có thể bay trong gió mạnh – một phương tiện lý tưởng cho việc khảo sát thiệt hại sau thảm họa.
Bên cạnh thắt chặt quy định về sử dụng UAV trong chính phủ, Tokyo cũng dự định chi khoảng 300 tỷ yen (2,8 tỷ USD) để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
'Thời cơ vàng để ngành xây dựng Việt Nam thay thế Trung Quốc'
"Hầu hết quốc gia sử dụng nhà thầu Trung Quốc đều mong muốn tìm kiếm sự thay thế hiệu quả hơn", doanh nhân Lê Viết Hải khẳng định.
Nhìn về cơ hội hậu đại dịch Covid-19, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình Lê Viết Hải cho rằng đây là thời cơ vàng để ngành xây dựng Việt Nam thay thế Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
"Phát triển ngành xây dựng ra nước ngoài, qua đó gia tăng tổng sản lượng công nghiệp là đóng góp hiệu quả trong việc đưa Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình trong thập kỷ tới, tạo tiền đề để đất nước bứt phá trở thành một quốc gia hùng mạnh", ông Hải phát biểu tại buổi tọa đàm "Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19" ngày 3/10.
Nhiều dự án của nhà thầu Trung Quốc không đảm bảo chất lượng
Theo Chủ tịch Hòa Bình, tổng giá trị ngành xây dựng Việt Nam có quy mô chưa đến 16 tỷ USD trong năm 2019. Trong khi đó, quy mô thị trường xây dựng toàn cầu lên tới 12.000 tỷ USD. Do đó, chỉ cần chiếm được 1% thị trường xây dựng thế giới, quy mô ngành của Việt Nam sẽ tăng giá trị lên tới 120 tỷ USD.
Ông Hải nhận định trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc nhanh chóng mở rộng ngành xây dựng sang các châu lục, cạnh tranh bằng giá rẻ về cả vật tư và nhân công. Đồng thời, Trung Quốc xây dựng sức mạnh tài chính để tài trợ dưới dạng vốn ứng trước của nhà thầu hoặc vốn cho chính phủ các nước vay để đầu tư công.
Nhưng thực tế là nhiều dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện không đảm bảo tiến độ và chất lượng. Hậu quả là chủ đầu tư trả thêm rất nhiều tiền cho chi phí phát sinh.
Việc đại dịch Covid-19 bùng lên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020, buộc doanh nghiệp nhiều nước phải tư duy lại về tình trạng các chuỗi cung ứng phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên tục trễ hẹn, chưa biết ngày lăn bánh chính thức. Ảnh: Việt Linh.
"Hầu hết quốc gia sử dụng nhà thầu Trung Quốc đều mong muốn tìm kiếm sự thay thế để đem lại sự hiệu quả hơn khi đầu tư và giảm thiểu rủi ro khi bỏ hết trứng vào một giỏ", ông Hải nhìn nhận.
Ông chủ Tập đoàn Hòa Bình cho rằng Việt Nam là một sự lựa chọn thay thế có thể nói là tối ưu ở một số loại công trình. Theo ông, ngành xây dựng Việt Nam có giá cạnh tranh hơn, chất lượng, tiến độ đảm bảo hơn.
Cơ hội vàng của ngành xây dựng Việt Nam
Với 3 lý do gồm năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, nhu cầu thay thế nhà thầu Trung Quốc của nhiều nước và các quốc gia sẽ lấy xây dựng làm đòn bẩy khôi phục kinh tế sau đại dịch, chủ tịch Hòa Bình khẳng định đây là cơ hội quý báu của đất nước trên thị trường xây dựng quốc tế.
Ông Hải nhấn mạnh cần nắm bắt cơ hội này, nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời thay thế nhà thầu Trung Quốc ở thị trường nước ngoài.
Nguồn lực nói trên gồm các công ty xây dựng tổng hợp và chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ liên quan; các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý dự án; nhà sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị nội ngoại thất; nhà thầu phụ chuyên ngành; các công ty logistics; ngân hàng, quỹ đầu tư.
Theo ông Hải, tất cả đều cần sự nỗ lực, hợp tác rất lớn để phát triển mạnh mẽ khi cùng ra biển rộng. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, ngành xây dựng Việt Nam sẽ nâng cao năng lực, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác trên toàn thế giới, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng Trung Quốc.
Ông Lê Viết Hải cho rằng ngành xây dựng Việt Nam phải chớp lấy cơ hội thay thế nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.
"Chúng tôi tha thiết mong Chính phủ, TP.HCM quan tâm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng và các ngành trong chuỗi cung ứng liên quan phát triển đồng bộ ra thị trường toàn cầu. Cần chú trọng truyền thông, kêu gọi sự hợp tác vì sứ mệnh, hoài bão chung, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ của ngành xây dựng Việt Nam trên thị trường quốc tế", chủ tịch Hòa Bình nói.
Ông Hải nhấn mạnh điều này sẽ giúp Việt Nam khai thác hiệu quả nhất giai đoạn đất nước đang có nguồn nhân lực dồi dào để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, có cơ hội trở thành một cường quốc.
Nhà thầu Trung Quốc bị cảnh báo về chất lượng công trình tại Campuchia Mới đây, Bộ Giao thông và Công chính Campuchia cảnh báo nhà thầu Trung Quốc về chất lượng công trình họ đang tiến hành thi công tại nước này. Bộ Giao thông và Công chính Campuchia cho biết họ sẽ không cấp giấy chứng nhận nghiệm thu đối với gói thầu do công ty Trung Quốc đảm nhiệm xây dựng 164km đường Quốc...