Nhật sẽ viện trợ 1 tỉ USD cho Ukraine
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ tài chính trị giá khoảng 1 tỉ USD, trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo với Moscow đang trở nên nguội lạnh vì cuộc khủng hoảng ở Crimea, đài truyền hình NHK đưa tin ngày 21.3.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ công bố gói viện trợ này khi đến dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Hà Lan vào tuần tới, theo NHK.
Gói viện trợ của Tokyo sẽ bao gồm các khoản vay và các hỗ trợ tài chính khác, với tổng trị giá lên đến 977 triệu USD, cho các dự án về cơ sở hạ tầng và các dự án công cộng khác có hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Video đang HOT
Phát biểu trước Nghị viện Nhật vào hôm 19.3, ông Abe khẳng định “việc cải thiện kinh tế Ukraine là quan trọng vì một giải pháp hòa bình cho tình hình tại quốc gia Đông Âu này”.
Được biết, Nhật đã tham gia với Mỹ và các đồng minh khác để gia tăng sức ép đối với Nga về vấn đề Ukraine, bất chấp điều này gây khó khăn cho ông Abe, người đã có nhiều cuộc gặp gỡ hữu nghị với ông Putin kể từ sau khi lên nắm quyền hồi cuối năm 2012.
Thủ tướng Nhật là một trong số ít các nguyên thủ thân phương Tây đến dự buổi lễ khai mạc Olympic Mùa Đông ở thành phố Sochi (Nga).
Hoàng Uy
Theo TNO
Kiev rầu rĩ vì "không có quà", Symferopol mở hội "trưng cầu dân ý"
Trong khi Kiev đang rầu rĩ vì gói viện trợ quân sự của Mỹ không được Quốc hội nước này thông qua thì ở Symferopol, không khí của một ngày hội đã đến cùng với đông đảo phóng viên của hơn 100 hãng truyền thông trên thế giới, để đưa tin về cuộc trưng cầu dân ý của Crimea.
Ngày 14-03, tờ "Thời báo Phố Wall" dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, nhà chức trách Mỹ đã từ chối viện trợ quân sự, mà chỉ cam kết và giúp đỡ về quân lương cho chính quyền mới của Ukraine, do không được sự chấp thuận của Quốc hội nước này.
Trước đấy, Chính phủ lâm thời Ukraine hy vọng sẽ nhận được gói hỗ trợ quốc tế trị giá 35 tỷ USD cho giai đoạn 2014-2015, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ quân sự, bao gồm cả vũ khí, đạn dược và thông tin tình báo. Tuy nhiên, Washington chỉ đồng ý cung cấp các khẩu phần cá nhân, do e ngại quan hệ xấu đi với Moscow.
Tòa nhà chính quyền thành phố miền đông Lugansk của Ukraine bị nhân dân chiếm, treo cờ Nga, đòi độc lập như Crimea
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã không thông qua được dự luật viện trợ giúp Ukraine, lý do là một số đảng viên Cộng hòa đã phản đối tài trợ bổ sung cho IMF. Thượng viện sẽ trở lại vấn đề này nhưng có lẽ sẽ khá lâu.
Theo chiều ngược lại, lãnh đạo trung tâm báo chí Margarita Bereznaia thông báo sáng 14-3 là, để đưa tin về cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea vào ngày 16-3 sắp tới, đại diện của hơn 100 hãng truyền thông từ khắp nơi trên thế giới, gồm các phóng viên đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Pháp..., cũng như các kênh truyền hình của Mỹ và Anh đã đến bán đảo Crimea.
Phóng viên của hơn 100 hãng truyền thông trên thế giới đã đổ về Crimea
Bà Bereznaia đưa ra một nhận xét hóm hỉnh là, "nhiều người trong số họ chờ đợi rằng họ sẽ đến "một điểm nóng", nhưng khi nhìn thấy bầu trời hòa bình và những gương mặt vui vẻ của mọi người, "nói đúng ra là họ thất vọng", nhẹ hơn thì nói là họ có phần lúng túng".
Tuy vậy, đại diện của các phương tiện truyền thông Ukraine đến từ Kiev đã cố gắng tỏ thái độ và làm căng thẳng hơn tình hình bằng những bài viết của mình, bà Bereznaia nhấn mạnh.
Theo ANTD
Ukraine vừa ngả về EU đã nhận cảnh báo bi quan Verkhovna Rada của Ukraine đã thông qua nghị quyết khẳng định đường lối của đất nước là hội nhập với Liên minh châu Âu (EU) và ngay lập tức đã nhận được một lời cảnh báo bi quan từ một cựu chính trị gia. Quyết định hội nhập với Liên minh châu Âu của Quốc hội Ukraine đã được 252 nghị sĩ ủng...