Nhật sẽ triển khai “Osprey” bất chấp phản ứng của dân chúng?
Ngày 13/02 vừa qua, lục quân Nhật Bản và Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận tái chiếm đảo với sự tham gia lần đầu tiên của máy bay vận tải cánh quạt MV-22 “Osprey”.
Rạng sáng 13/02, lực lượng tự vệ trên lục địa (lục quân) của Nhật Bản đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp với lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ tại một căn cứ hải quân của Mỹ ở California. Lần đầu tiên bộ đội lục quân Nhật đã được vận chuyển trên máy bay vận tải cánh quạt lên thẳng thế hệ mới nhất của hải quân đánh bộ Mỹ là MV-22 “Osprey” để thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo từ tay quân địch.
MV-22 “Osprey” là phương tiện vận chuyển chủ yếu của hải quân Mỹ,
đặc biệt là hải quân đánh bộ
Trong thời gian huấn luyện, doanh trại của hải quân đánh bộ Mỹ ở Pendleton – California được giả định là một hòn đảo bị địch tấn công đánh chiếm, sắp bị thất thủ. Lục quân Nhật bí mật sử dụng máy bay MV-22 “Osprey” vận chuyển quân đổ bộ lên đảo, phối hợp với lực lượng đồn trú còn sót lại đang co cụm kháng cự, phản công tái chiếm đảo.
MV-22 “Osprey” đang cẩu một chiếc xe địa hình Humvee
Đại diện của lực lượng lục quân Nhật cho biết: “Trong diễn tập chúng tôi không sử dụng máy bay trực thăng của mình mà dùng phương tiện vận chuyển quân chủ yếu của hải quân đánh bộ Mỹ là MV-22 “Osprey”". Sự kiện lục quân Nhật lần đầu tiên sử dụng MV-22 “Osprey” để vận chuyển quân đã thể hiện sự hợp tác mật thiết giữa quân đội 2 nước Nhật – Mỹ, tận dụng tối đa ưu thế về số lượng chuyên chở và tính tin cậy, an toàn của loại máy bay này.
Một khẩu pháo nặng vài chục tấn không là gì đối với nó
Video đang HOT
Hiện nay, trong quân đội Nhật Bản không có phương tiện vận chuyển hạng nặng nào, các máy bay trực thăng của họ có tải trọng chuyên chở thấp, không có khả năng vận chuyển các phương tiện tác chiến hạng nặng yểm trợ cho bộ binh. Nếu sử dụng phương thức “trực thăng vận” sẽ phải huy động rất nhiều máy bay dẫn đến không bảo đảm tính bí mật và an toàn, gây khó khăn cho công tác phối hợp, hiệp đồng và chuyển trường máy bay.
Các tàu đổ bộ tấn công Mỹ thường mang theo 6 – 8 chiếc MV-22 “Osprey”
Theo tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, vào cuối năm 2012, người dân Okinawa đã phản đối kịch liệt việc không quân Mỹ ở sân bay Futenma – Okinawa triển khai MV-22 “Osprey” vì tiếng ồn khủng khiếp của nó. Qua sự kiện lần này, có thể nhận thấy, để bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, Chính phủ Nhật sẽ bất chấp sự phản đối của dân chúng, kiên quyết triển khai loại máy bay vận tải “khủng” này.
Một chiếc “Osprey” đang xoay cánh theo chiều dọc để tiết giảm diện tích sàn đỗ.
Để chuẩn bị cho kế hoạch mua sắm MV-22 “Osprey” trong năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật đã đưa vào trong dự toán ngân sách quốc phòng một khoản kinh phí không nhỏ là 8 triệu yên (tương đương 530.000 USD) để kiểm tra và thử nghiệm hiệu quả tác chiến của MV-22 “Osprey”. Cuộc diễn tập thực binh lần này cũng là một phần trong kế hoạch đó.
Theo ANTD
Việt Nam cần nhanh chóng sắm tên lửa siêu hạng Iskander
Với đầu đạn mẹ nặng 380kg, bên trong có 54 đầu đạn con, bao gồm các loại: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên lõi thép; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy; đầu đạn xung điện từ; chỉ cần 1-2 quả "Iskander" có thể phá hủy hoàn toàn trận địa phòng không, trận địa phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy cấp sư đoàn... của địch.
Tên lửa "Iskander" (phiên hiệu NATO: SS-X-26) là loại tên lửa cấp chiến dịch - chiến thuật tiên tiến nhất hiện đang được trang bị trong quân đội Nga. Nó bắt đầu được Bộ Quốc phòng Nga đặt mua và trang bị cho lực lượng lực quân đội từ năm 2005. Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay. Nó có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, điều khiển phóng từ trên xe chở.
"Iskander" có 2 phiên bản, loại chuyên dùng cho xuất khẩu là "Iskander"-E, loại sử dụng trong quân đội Nga là "Iskander"-M. Phiên bản xuất khẩu có tầm phóng tối đa 280km, tối thiểu 50km; phiên bản dùng trong nước có khả năng tấn công tầm xa 480km và có thể hơn nữa.
Xe chở-phóng hệ thống tên lửa "Iskander" có tính năng cơ động cao,
thời gian chuẩn bị bắn rất ngắn
Tên lửa "Iskander" kết hợp nhiều phương thức dẫn đường và điều khiển như: dẫn đường bằng ảnh vệ tinh GPS/GLONASS và điều khiển quán tính trên đường bay. Ngay cả khi chỉ dẫn đường và điều khiển bằng quán tính nó đã có khả năng chính xác rất cao, sai số mục tiêu ở khoảng cách 280km là 30m, còn khi sử dụng điều khiển kết hợp cả ảnh vệ tinh và quán tính, sai số trên lí thuyết chỉ có 1-2m! Ngày 29/05/2007, lục quân Nga đã phóng thử thành công tên lửa hành trình R-500 (P-500) trên hệ thống phóng của "Iskander"-M với kết quả ngoài sức tưởng tượng, rất nhiều chuyên gia quân sự đã chứng thực, sai số mục tiêu chưa tới 1m.
Theo tin từ các quan chức quân sự Nga, bộ chiến đấu của "Iskander" thuộc dạng đầu đạn chùm, đầu đạn mẹ chứa 54 đầu đạn con, bao gồm các loại: đầu đạn phá; đầu đạn xuyên lõi thép; đầu đạn xuyên boong ke, hầm ngầm; đầu đạn cháy; đầu đạn xung điện từ, có thể phá vỡ, quét bay, xuyên thấu, đốt cháy các mục tiêu và phá hủy các công trình điện, điện tử, các hệ thống máy tính...
Các quan chức quân sự Nga còn khẳng định, để phá hủy các mục tiêu mặt đất của địch như: trận địa phòng không, trận địa phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy cấp sư đoàn thì chỉ cần 1-2 quả "Iskander" là đủ, sức công phá của loại tên lửa này gấp 2-3 lần tên lửa thuộc "hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân" của Mỹ.
Hệ thống "Iskander"có thể triển khai trên cả địa hình rừng núi, đầm lầy, bãi bồi ven sông.
Ngoài lớp sơn phủ bên ngoài bằng vật liệu phức hợp đặc biệt, "Iskander" còn có kết cấu ngoại hình rất độc đáo, nâng cao khả năng "tàng hình". "Iskander" được thiết kế ngoại hình dạng hình nón, sau khi phóng nó nhanh chóng vứt bỏ các bộ phận lồi ra bên ngoài như: mấu, móc, khớp (để kết nối cơ học với hệ thống phóng) làm cho tên lửa tròn nhẵn hơn, giảm diện tích phản xạ làm các loại radar không thể phát hiện được. Hơn nữa, trong quá trình bay, nó liên tục cơ động đổi hướng so với hướng phóng ban đầu nên đối thủ khó mà theo dõi được.
Đặc biệt là vận tốc và khả năng quá tải của "Iskander" thật sự kinh người. Tên lửa có khả năng chịu được độ quá tải thông thường là 20g, tối đa là 30g tức là vận tốc trên mức siêu thanh rất xa (tên lửa đã đạt vận tốc siêu thanh thì độ quá tải tối thiểu là 20g), gấp 2-3 lần độ quá tải của các hệ thống tên lửa đánh chặn tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
Một ưu điểm khác của hệ thống phóng "Iskander" là nó có thể phóng được cả các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, chỉ cần vài hệ thống phóng hỗn hợp các loại cùng một lúc, các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương không thể đối phó được. Các quan chức của KBM - cha đẻ của loại tên lửa này giới thiệu, tên lửa "Iskander" chính là khắc tinh của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, khả năng của nó tương tự loại tên lửa đạn đạo nổi tiếng Topol-M, có thể xuyên thủng bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới. Ngay cả các quan chức Israel cũng đã từng thừa nhận, hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow (mũi tên) do Mỹ và Israel liên hợp chế tạo không có khả năng đối phó với loại tên lửa đa đầu đạn này.
Đầu đạn của "Iskander" bao gồm 54 đầu đạn con với nhiều chủng loại
"Iskander" còn có khả năng liên kết thu thập các thông tin mục tiêu từ tất cả các phương tiện trinh sát trên không, mặt đất và vệ tinh. Chỉ 10s sau khi phóng là nó đã hoàn tất các nội dung công việc phức tạp, bao gồm: xác định điểm phóng, tính toán tham số đường bay, đầu dẫn quang học rà soát xong các thông tin địa hình, địa vật. Đầu dẫn quang học của nó (đoạn cuối phối hợp thêm ảnh vệ tinh hoặc các phương tiện truyền dẫn số liệu trinh sát trên không, trên mặt đất) có thể hoạt động tốt trong điều kiện đêm tối và nhiễu điện từ dày đặc.
Hệ thống tên lửa "Iskander" có khả năng tác chiến tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất như nhiệt độ công tác trong khoảng 50oC, xe chở có thể triển khai tại mọi địa hình đầm lầy, bãi bồi cát lún. Mỗi quả tên lửa "Iskander" có vòng đời khoảng 10 năm (vòng đời cơ bản, chưa tính nâng cấp), hoạt động liên tục trong 3 năm mà không cần bảo dưỡng lớn.
Một ưu điểm khác là hệ thống "Iskander" có khả năng tác chiến độc lập rất cao. Một xe chở - phóng "Iskander" được biên chế 2 quả tên lửa, trên chiến trường xe này có thể không cần dùng các phương tiện trinh sát chiến lược như vệ tinh và máy bay trinh sát mà chỉ cần một ảnh chụp thực địa của mục tiêu và tiếp nhận chỉ lệnh phóng của lính trinh sát thực địa, sau đó phóng quả tên lửa đầu tiên, không đầy 1 phút sau tiếp tục phóng quả thứ 2.
"Iskander" có khả năng xuyên phá mọi lá chắn phòng thủ, là khắc tinh của Patroit - Mỹ
Xe chở - phóng có thể tùy tình huống để lựa chọn mục tiêu và tự xác định tọa độ của mục tiêu bằng các thiết bị độc lập trên xe, có thể hoàn tất quy trình phóng độc lập với tổ nhân viên trên xe chỉ có 3 người, thời gian từ khi triển khai thiết bị đến khi phóng quả đầu tiên chỉ cần 4 phút, trong điều kiện đang hành quân chuyển thành trạng thái chiến đấu, thời gian chuyển cấp cho đến khi phóng quả tên lửa đầu tiên cũng chỉ mất có 6 phút.
22/07/2010, tờ Tờ "Đông Phương nhật báo" (tên tiếng Anh là Oriental Daily News) của Hồng Kông đã đưa tin, Nga có ý định xuất khẩu cho Việt Nam loại tên lửa lừng danh "Iskander"-E. Nếu như được trang bị loại tên lửa có tính năng vượt trội các loại thuộc thế hệ Scud, lục quân Việt Nam sẽ sở hữu uy lực tấn công mặt đất mạnh nhất khu vực. Thế nhưng đây có thể chỉ là tin đồn vì hơn 2 năm đã trôi qua mà vẫn không có thêm một thông tin chính thức nào từ cả 2 phía Việt Nam và Nga.
Theo ANTD
Lầu Năm Góc tăng vai trò nữ binh sĩ Ngày 24.1, tờ The New York Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho hay Lầu Năm Góc sẽ mở rộng vai trò của nữ binh sĩ khi dỡ bỏ hạn chế họ tham gia một số vị trí chiến đấu. Trước đây, vào năm 1994, Bộ Quốc phòng nước này ban hành quy định không cho phép nữ giới tác...