Nhật sẽ tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc đề xuất khoản ngân sách cao kỷ lục cho quốc phòng trong tài khóa 2016, lên đến 5.200 tỉ yen (42 tỉ USD), theo tờ The Japan Times ngày 10.8.
Binh sĩ Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong một cuộc diễu binh ở căn cứ Asaka – Ảnh: AFP
Tờ báo cho biết đã có được dự thảo ngân sách của Bộ Quốc phòng chuẩn bị trình chính phủ Nhật Bản. Trong khoản chi nói trên có 140 tỉ yen được dành cho việc bố trí lại các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm kế hoạch di dời căn cứ Futenma ở tỉnh Okinawa.
Bên cạnh đó, khoản ngân sách mới còn được dùng mua 17 máy bay trực thăng tuần tra SH-60 cho Lực lượng phòng vệ biển và các loại phương tiện tác chiến cho Lực lượng phòng vệ trên bộ.
Chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản có xu hướng giảm kể từ khi đạt đỉnh 4.960 tỉ yen trong tài khóa 2002, nhưng đã tăng liên tiếp kể từ tài khóa 2013 sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền vào tháng 12.2012.
Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là xuất phát từ các hoạt động gây lo ngại của Trung Quốc cũng như các mối đe dọa quân sự như khủng bố.
Video đang HOT
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Philippines sẽ tăng 25% ngân sách quốc phòng, đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội
Philippines đang lên kế hoạch tăng 25% ngân sách quốc phòng trong năm tới, chủ yếu nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, giới chức Philippines cho biết ngày 21/7.
Philippines đã đặt mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quóc (Ảnh: globalaviationreport)
Đề xuất ngân sách quốc gia 2016, dự kiến được Tổng thống Benigno Aquino trình lên quốc hội để phê chuẩn vào đầu tuần tới, sẽ dành số tiền kỷ lục 25 tỷ peso (552 triệu USD) cho chi tiêu quốc phòng.
Theo giới chức quốc phòng và ngân sách của Philippines, các khoản quỹ có thể được sử dụng để mua các tàu khu trục hải quân, máy bay tuần tra.
"Chúng ta cần bảo việc điều rõ ràng nằm trong quyền tài phán lãnh thổ của mình", Bộ trưởng ngân sách Florencio Abad nói, khi ông được hỏi liệu việc gia tăng này có liên quan tới tranh chấp biển đảo giữa Philippines với Trung Quốc.
"Chắc chắn, chúng ta cần ít nhất là có khả năng giám sát hiệu quả các diễn biến trong khu vực, đặc biệt tại các khu vực tranh chấp", ông Abad nói thêm.
Theo dự thảo ngân sách 3 nghìn tỷ peso, chi tiêu quốc phòng sẽ tăng từ mức 20 tỷ peso của năm ngoái và tăng gấp 5 lần so với năm 2013.
Đề xuất ngân sách quốc phòng 2016 nằm trong khuôn khổ một chương trình hiện đại hóa quân đội trị giá 75 tỷ peso (1,68 tỷ USD) được Tổng thống Aquino phê chuẩn vào năm 2013.
Tuy nhiên, ngân sách trên chưa thấm vào đâu so với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, với mức ngân sách 142 tỷ USD cho năm nay.
Là một trong những nước có nền quân đội nghèo nàn nhất khu vực, quân đội Philippines chủ yếu dựa vào tàu và máy bay cũ kỹ để giám sát tình hình Biển Đông, nơi căng thẳng đã gia tăng gần đây.
Nhưng Manila đang tăng cường hiện đại hóa quân đội sau khi chi tiêu quốc phòng bị giảm xuống chỉ 5 tỷ peso vào năm 2013 do chính phủ tập trung các nguồn lực cho việc phục hồi sau siêu bão Haiyan, khiến 7.350 người chết và mất tích.
"Ngân sách mới sẽ cho phép chung tôi mua các thiết bị mới cho các lực lượng vũ trang Philippines", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arsenio Andolong cho biết. "Chúng tôi đang thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hóa và sẽ cần tất cả sự trợ giúp mà chúng tôi có thể nhận... Điều này bao gồm việc mua các tàu khu trục và máy bay tuần tra".
Hai trong số 12 máy bay chiến đấu mà Philippines mua của Hàn Quốc dự kiến sẽ được chuyển giao vào đầu tháng 11 tới.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Tháng 1/2013, Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc lên Toà trọng tài quốc tế về vấn đề Biển Đông, trong đó yêu cầu làm rõ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không phù hợp với Công ước quốc tế về luật biển năm 1982.
Một phiên tòa được Liên hợp quốc hậu thuẫn dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong những tháng tới rằng liệu tòa có quyền tài phán đối với đơn kiện của Philippines để tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc là phi lý hay không.
Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào tiến trình phân xử.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Liên minh Trung- Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Mỹ? Tuy Mỹ vẫn có sức mạnh quân sự số một thế giới nhưng Trung Quốc và Nga đang cố sức để đuổi kịp và khoảng cách ngày càng rút ngắn lại. Cuộc tập trận trên biển Địa Trung Hải mới đây được đánh giá là nhằm tạo đối trọng quyền lực với Mỹ. Tàu đô đốc Moska rời căn cứ Sevastopol, tham gia...