Nhật sẽ dùng pháo vũ trụ bắn phá thiên thạch
Nhật Bản sẽ dùng pháo vũ trụ gắn trên tàu không gian để bắn phá thiên thạch và thu thập các mẫu vật có giá trị nghiên cứu cao.
Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã bắn thử thành công một khẩu pháo vũ trụ gắn trên tàu vũ trụ Hayabusa 2 để bắn phá thiên thạch và lấy mẫu khoáng chất của nó.
Cơ quan Khám phá Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết vụ bắn thử này sẽ tạo điều kiện cho tàu vũ trụ Hayabusa 2 sẽ được phóng lên vào năm 2014 có thể thu thập được các mẫu vật đất đá lấy từ thiên thạch phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Pháo vũ trụ gắn trên tàu Hayabusa 2 sẽ bắn thẳng vào bề mặt thiên thạch
Trong sứ mệnh sắp được thực hiện vào cuối năm tới, tàu Hayabusa 2 được trang bị khẩu pháo vũ trụ này sẽ dùng đạn kim loại bắn thẳng vào bề mặt của thiên thạch với vận tốc 2 km/s từ khoảng cách 100 mét để tạo ra một lỗ thủng trên thiên thạch.
JAXA hy vọng rằng từ lỗ thủng này các nhà khoa học Nhật Bản có thể thu được những mẫu vật vô giá có khả năng tiết lộ lịch sử hình thành các thiên thạch này bởi các mẫu vật lấy từ lõi thiên thạch không bị ảnh hưởng bởi môi trường hay nhiệt độ trong vũ trụ.
Để điều chỉnh được độ chính xác của khẩu pháo này, các kỹ sư của JAXA đã phải vượt qua rất nhiều thách thức, tuy nhiên họ khẳng định rằng mọi vấn đề đến nay đã được giải quyết.
Video đang HOT
Kỹ sư Takanao Saiki của JAXA cho biết: “Chúng tôi đã xử lý một số vấn đề phát sinh trong quá trình chế tạo khẩu pháo này. Trong các cuộc thử nghiệm, đầu đạn đã bắn trúng mục tiêu với vận tốc như dự kiến.”
Hình minh họa tàu Hayabusa 2 lấy mẫu vật từ thiên thạch sau khi bắn phá
Các nhà khoa học Nhật Bản bắt đầu dự án khám phá thiên thạch bằng tàu vũ trụ Hayabusa 1, trở về Trái đất vào tháng 6/2010 sau khi khám phá thiên thạch Itokawa dài 500 mét.
Tàu Hayabusa 2 kế nhiệm sẽ được phóng vào năm 2014 để nghiên cứu một thiên thạch loại C có tên gọi là “1999 JU3″ được cho là có chứa đậm đặc các chất hữu cơ và nước.
JAXA cho biết: “Các khoáng chất và nước biển từng tạo thành Trái đất cũng như những vật liệu của sự sống được cho là có sự gắn kết chặt chẽ với tinh vân mặt trời nguyên thủy trong hệ Mặt trời sơ khai. Chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện được nguồn gốc của sự sống bằng cách phân tích các mẫu vật thu được từ các thiên thể nguyên thủy này.”
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy “1999 JU3″ là một quả cầu có đường kính xấp xỉ 920 mét với độ phản sáng ở bề mặt là 0,06. Quả cầu thiên thạch này hoàn thành một vòng quay của mình trong khoảng 7,6 giờ. Dự kiến Hayabusa 2 sẽ tới được mục tiêu vào giữa năm 2018 và sẽ bắt đầu trở về Trái đất vào năm 2019.
Theo RT
Nga tuyên chiến với thiên thạch đe dọa Trái đất
Các cơ quan vũ trụ Nga đang nghiên cứu phương án đối phó với một thiên thạch khổng lồ đe dọa tấn công Trái đất vào năm 2023.
Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga và Học viện Khoa học Quốc gia vừa tuyên bố họ đang xúc tiến thực hiện một dự án lớn nhằm ngăn chặn các thiên thạch nguy hiểm có thể đe dọa đến Trái đất.
Ông Oleg Ostapenko, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga (Roskosmos) cho biết hai cơ quan đứng đầu ngành khoa học vũ trụ của nước Nga này sẽ xem xét cụ thể hơn thiên thạch khổng lồ được dự đoán là sẽ đe dọa Trái đất vào năm 2032.
Ông Oleg Ostapenko, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nga
Gần đây, các nhà thiên văn học ở vùng Crimea sau khi phát hiện một thiên thạch có đường kính khoảng 1.300 mét đang lang thang trong vũ trụ với quỹ đạo nằm ngay trên đường đi của Trái đất đã dự đoán rằng thiên thạch này có thể lao vào Trái đất sau 19 năm nữa.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã hối thúc các nhà khoa học vũ trụ nghiên cứu biện pháp để đạt được "mục đích cuối cùng" là ngăn chặn thiên thạch này gây ra thảm họa tận thế cho Trái đất.
Ông Ostapenko cho biết cơ quan của ông sẽ tìm ra cách hữu hiệu để đối phó với mối đe dọa của thiên thạch. Ông nói: "Chúng tôi sẽ công thức hóa các vật thể dạng này, bao gồm các các thiên thạch. Tuy nhiên đầu tiên chúng tôi cần phải vạch ra kế hoạch để xác định cần phải làm gì và làm như thế nào. Hiện chúng tôi đang hợp tác với Học viện Khoa học Nga để thực hiện kế hoạch này."
Ông này cho rằng nhiệm vụ đối phó với thiên thạch mà phó thủ tướng giao cho là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải "khai thác toàn bộ năng lực của nước Nga".
Tiểu hành tinh 2013 TV135 có nguy cơ gây ra thảm họa tận thế trên Trái đất
Tiểu hành tinh mang tên gọi 2013 TV135 được các nhà khoa học ở Trạm Thiên văn Crimea (Ukraine) phát hiện vào ngày 12/10. Hiện nay nó đang đi theo quỹ đạo hướng tới sao Mộc, và sau đó sẽ quay lại tiến sát tới gần quỹ đạo của Trái đất.
Sự tồn tại của thiên thạch này cũng được 2 các nhà thiên văn học khác trên thế giới xác nhận. Theo tính toán của các nhà khoa học, thiên thạch này sẽ quay trở lại Trái đất vào ngày 26/8/2032, mặc dù tỉ lệ thiên thạch này va chạm với Trái đất chỉ là 1/63.000.
Trước đó, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã gợi ý về việc Liên Hợp Quốc xây dựng một lá chắn chống thiên thạch trên toàn thế giới nhằm loại trừ bất cứ nguy cơ thiên thạch tấn công Trái đất nào, mặc dù ông nhấn mạnh rằng hiện chưa có lực lượng không gian nào trên thế giới có được công nghệ hữu hiệu để bảo vệ Trái đất.
Theo Voice of Russia
Nga lên sứ mệnh chống tiểu hành tinh Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga Roscosmos vừa đưa ra một sứ mệnh mới cho mình, đó là chiến đấu chống tiểu hành tinh, RIA Novosti dẫn lời người đứng đầu Roscosmos cho biết ngày 20.10. Nga đặt ra sứ mệnh mới cho ngành khoa học vũ trụ của mình là chống lại sự tấn công của thiên thạch - Ảnh: AFP...