Nhật sẽ đưa tên lửa “khủng” ra gần đảo tranh chấp với TQ
Báo Nhật vừa công bố sẽ triển khai một tên lửa đất đối không được nâng cấp ra gần quần đảo Senkaku tranh chấp với Trung Quốc.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc
Giữa bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trong cuộc đối đầu giữa máy bay Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông, Tokyo vừa công bố sẽ triển khai một hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến ra gần quần đảo Senkaku đang tranh chấp. Trung Quốc gọi quần đảo này là Điếu Ngư.
Hệ thống đánh chặn tên lửa mới sẽ bao gồm bệ phóng, radar và các thiết bị khác có thể được lắp đặt trên một phương tiện quân sự, theo tờ báo.
Ngoài ra, lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản, đóng quân trên các đảo của 2 tỉnh Okinawa và Kagoshima, sẽ nhận được một tên lửa đất đối không tầm trung Type 3, theo báo Nhật Yomiuri Shimbun. Tên lửa này sẽ được triển khai trên các đảo Miyako, Ishigaki và Amami Oshima, gần vùng tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Tên lửa đất đối không tầm trung Type 3
Tên lửa này là một mô hình được nâng cấp của hệ thống tên lửa Type 03, còn được gọi là SAM-4 hay Chu-SAM, bắt đầu phục vụ quân đội Nhật Bản từ năm 2003. Việc cải tiến bao gồm mở rộng phạm vi bắn, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ và khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh, máy bay chiến đấu.
Để thực hiện dự án, chính phủ Nhật Bản đã phân thêm 170 triệu USD (gần 3,7 nghìn tỉ đồng) trong dự toán ngân sách quân sự cho năm 2017. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính, toàn bộ chi phí nâng cấp SAM-4 sẽ được trả trong vài năm tới.
Những hạn chế về tài chính cũng buộc Tokyo phải bỏ ý định mua hai hệ thống đánh chặn tên lửa. Hiện nay, nước này chỉ lên kế hoạch được 1 hệ thống, dự kiến sẽ đưa vào phục vụ năm 2021.
Tin tức này xuất hiện khi biển Hoa Đông liên tục chứng kiến các động thái xây dựng quân sự trong thời gian gần đây. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đề xuất các biện pháp quân sự để bảo vệ khu vực tranh chấp, trong đó có việc triển khai các máy bay và tàu tuần tra mới.
Theo Trà My – Spunik (Dân Việt)
Philippines không muốn đàm phán với một TQ đang tức giận
Tổng thống Philippines nói sẽ đàm phán riêng với Trung Quốc chứ không đề cập đến vấn đề này ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới.
Tổng thống Philippines trong một cuộc họp báo ở thành phố Davao, Philippines, ngày 21.8
Ngày 23.8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông hy vọng các cuộc đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông sẽ được diễn ra trong năm nay. Đồng thời, ông cũng tuyên bố sẽ không đề cập đến phán quyết Biển Đông trong một hội nghị thượng đỉnh của khu vực vào tháng tới.
Tòa án trọng tài quốc tế ở Hague đã khiến Trung Quốc tức giận hồi tháng 7 khi đưa ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử ở Biển Đông, và nước này đã vi phạm chủ quyền của Philippines bằng nhiều hành động khác nhau ở khu vực.
Đưa ra vấn đề này tại một hội nghị thượng đỉnh ở Lào của Hiệp hội gồm 10 thành viên của các quốc gia Đông Nam Á, cùng với các đối tác như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản, chắc chắn sẽ càng khiến Trung Quốc tức giận.
Ông Duterte nói với các phóng viên tại dinh tổng thống ở Manila rằng "đàm phán với Trung Quốc trong một cuộc đối thoại ngoại giao sẽ tốt hơn trong hội nghị với sự góp mặt của các quan chức tức giận".
Khi được hỏi về thời gian diễn ra cuộc đàm phán song phương, ông nói: "Trong năm nay."
Bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc
Duterte nói Philippines không có ý định đề cập đến phán quyết Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh. Tuy nhiên ông nói thêm: "Nếu ai đó nhắc đến nó, chúng tôi sẽ thảo luận, nhưng đối với Philippines, chúng tôi sẽ đàm phán".
Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos, vừa đến Hồng Kông tháng này trong nỗ lực nối lại mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh. Ông Ramos cho biết Philippines muốn đàm phán với Trung Quốc để tìm ra một con đường dẫn tới hòa bình và hợp tác.
Tổng thống Duterte cho biết chính phủ của ông muốn nói chuyện với Trung Quốc để ngư dân Philippines có thể trở lại ngư trường bãi cạn Scarborough đang tranh chấp.
Trong năm 2012, Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn này, không cho ngư dân Philippines đánh bắt, buộc Manila phải đâm đơn kiện Trung Quốc trên tòa trọng tài.
Trung Quốc bỏ qua phán quyết của tòa án. Các công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các rạn san hô ở Biển Đông đã đánh động các quốc gia khác, như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Theo Danviet
Mỹ nâng cấp tàu chiến đối phó tàu ngầm Nga, TQ Hàng loạt tàu chiến ven bờ của Mỹ sẽ được nâng cấp giúp hoạt động tốt hơn trong việc tiêu diệt tàu ngầm của đối phương. Từ trái qua phải: Hai tàu chiến ven bờ USS Independence (LCS 2) và USS Coronado (LCS 4) Hải quân Mỹ đang phát triển một chương trình công nghệ chống ngầm, nhằm giảm trọng lượng và cải...