Nhật sẽ chi hơn 800 triệu USD cho người tị nạn Syria, Iraq
Nhât Bản, nước chỉ nhận vỏn vẹn 11 người xin tị nạn trong tổng số 5.000 trường hợp hồi năm ngoái, vừa lên tiếng cam kết sẽ chi 810 triệu USD để giúp đỡ người tị nạn Syria và Iraq.
Thu tương Nhât Shinzo Abe sẽ công bố gói viện trợ 810 triệu USD giúp đỡ người tị nạn khi đăng đàn phát biểu tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29.9 – Anh: AFP
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe dự kiến sẽ công bố gói viện trợ này khi đăng đàn phát biểu tại phiên họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 29.9 tới, đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin.
Hồi cuối tuần trước, Liên Hiệp Quốc cho biết dòng người tị nạn vào châu Âu vẫn không suy giảm, với mật độ 8.000 người/ngày. Tình hình hiện tại mà chính phủ các nước đang phải đối mặt có thể mới chỉ là “bề nổi của tảng băng trôi”, Liên Hiệp Quốc cảnh báo.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 25.9 thông báo sẽ ban hành một gói viện trợ trị giá 2 triệu USD để hỗ trợ người tị nạn Syria, cũng như để thiết lập cộng đồng người tị nạn tại Li Băng, đồng thời sẽ chi thêm 2 triệu USD để giúp các quốc gia thuộc vùng tây Balkan, cnhư Serbia và Macedonia, giải quyết vấn đề người tị nạn.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 9, Tokyo công bố các điều chỉnh trong quy trình tiếp nhận người tị nạn. Các nhà hoạt động tại Nhật Bản cảnh báo sự thay đổi này sẽ khiến người tị nạn khó xin vào đảo quốc này hơn.
Mỹ, quốc gia đóng góp nhiều nhất thế giới cho các hoạt động nhân đạo, mới đây cũng đã ra thông báo cho biết sẽ bổ sung thêm 419 triệu USD vào ngân sách dành cho hoạt động nhân đạo, nâng tổng số tiền viện trợ của nước này lên hơn 4,5 tỉ USD.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Những bài phát biểu làm nên lịch sử tại Đại Hội đồng LHQ
Phiên họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại New York và diễn văn của các nguyên thủ quốc gia là một phần vô cùng quan trọng. Trước đó, một số lãnh đạo thế giới đã để lại dấu ấn đậm nét thông qua những bài diễn văn lịch sử.
Trong bài phát biểu marathon tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/9/1960, cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro đã đưa ra một khẩu hiệu: "Nếu thực hiện triết lý cưỡng đoạt thì sẽ mãi mãi chìm đắm trong triết lý chiến tranh". Ông đã phát biểu liên tục trong bốn tiếng và 29 phút, đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử phiên họp.
Trong bài phát biểu của mình, ông Castro giải thích ý nghĩa thực sự của cuộc Cách mạng Cuba, sự cần thiết phải cải cách chính phủ và cảnh báo Mỹ trước sự tấn công vào nước này. Ông cũng đề cập đến những khía cạnh đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Cuba.
Nhiều nhà lãnh đạo để lại dấu ấn qua những bài diễn văn lịch sử. Nguồn: AP
Ngày 12/10/1960, lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev đã có bài diễn văn đầu tiên tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, tại đây, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia châu Phi khi tách khỏi các nước đô hộ, đồng thời kêu gọi giải trừ quân bị hoàn toàn để loại bỏ khái niệm chiến tranh. Sau đó, báo cáo của truyền thông cho biết, trong khi đọc bài diễn văn của mình, Khrushchev đã ném một chiếc giày về phía ghế ngồi của phòng họp. Những người chứng kiến cho biết, hành động này của ông bộc phát sau khi một đại biểu Philippines so sánh Liên Xô giống như một trại tập trung.
Ngày 13/11/1974, lãnh đạo Palestine Yasser Arafat lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của phong trào Không liên kết. Trong bài phát biểu của mình, ông gọi chủ nghĩa Do Thái là một hình thức phân biệt chủng tộc và một năm sau đó, Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết "Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc". Nghị quyết này sau đó đã bị Mỹ và Israel đề nghị hủy bỏ sau sự kiện sụp đổ bức tường phương Đông năm 1991.
Trong phiên họp thứ 42 của Đại hội đồng ngày 21/9/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi "mối đe dọa người ngoài hành tinh" là một yếu tố quan trọng có thể giúp giải tỏa các xung đột giữa các quốc gia. Ông đã đưa ra ý tưởng này lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Geneva năm 1985. Sau đó, ông Reagan cho biết đó là câu chuyện khoa học viễn tưởng ưa thích của mình và sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Colin Powell đã phải cố xóa phần phát biểu đó của ông Reagan.
Ngày 20/9/2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bắt đầu bài phát biểu của mình tại Đại Hội đồng bằng cách nói rằng "Một con quỷ đã tới đây ngày hôm qua", ám chỉ Tổng thống Mỹ George W.Bush, trước đó đã có bài diễn văn về chính sách ngoại giao của Washington. Ông Chavez cũng cáo buộc Mỹ "bóc lột, cướp bóc và khống chế tất cả mọi người trên toàn thế giới". Tại Venezuela, bài phát biểu của ông được phát sóng trực tiếp và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Các quan chức Mỹ thì cho rằng những lời nói như vậy không xứng với cương vị của người đứng đầu một nước.
Ngày 23/9/2009, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cảnh báo về một "chế độ phong kiến chính trị" và yêu cầu quyền phủ quyết thường trực của Hội đồng Bảo an cần phải được trao cho tất cả các thành viên. Ông cũng cho biết Libya không bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Các diễn giả tại Liên Hiệp Quốc thường giới hạn bài phát biểu của mình trong 15 phút nhưng bài diễn văn của Gaddafi ké dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Kết quả là, phiên dịch viên tiếng Ả Rập đã kiệt sức và phải nhờ đến sự chi viện của một đồng nghiệp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Tuệ Minh (Lược dịch)
Theo Infonet
Xót thương cảnh ngủ bờ ngủ bụi của trẻ em tị nạn Syria Từ năm 2011, đã có hơn 4 triệu người Syria phải tháo chạy khỏi quê hương vì nội chiến, trong đó hàng nghìn trẻ em phải theo cha mẹ lánh nạn. Các em phải ngủ trong rừng, trên đường hoặc trong các trại tị nạn. Nằm dưới nền đất lạnh trong những chiếc chăn đệm cũ kỹ, những đứa trẻ Syria chạy nạn...