Nhật sắp nới hạn chế nhập cảnh với Việt Nam
Nhật Bản lên kế hoạch nới hạn chế đi lại với 4 nước gồm Việt Nam, Australia, New Zealand và Thái Lan do đã kiểm soát được Covid-19.
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm nay cho biết nước này đang lên kế hoạch cho phép 250 người nước ngoài nhập cảnh mỗi ngày, gồm công dân đến từ các nước Việt Nam, Australia, New Zealand và Thái Lan. Nhật Bản chọn 4 quốc gia này vì đã kiểm soát được Covid-19 và do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nhật.
Kế hoạch này dự kiến được thực hiện từ mùa hè năm nay, ban đầu được ưu tiên áp dụng với các doanh nhân như giám đốc điều hành và kỹ sư, tiếp đó là sinh viên và khách du lịch. Nhóm chuyên trách chống Covid-19 của chính phủ Nhật Bản sẽ sớm hoàn thiện kế hoạch.
Công dân 4 nước trên đến Nhật Bản theo cơ chế này sẽ được yêu cầu trình kết quả xét nghiệm âm tính nCoV trước khi khởi hành, và họ sẽ tiếp tục được xét nghiệm sau khi hạ cánh tại Nhật Bản. Họ cũng cần nộp hành trình chi tiết về khách sạn sẽ ở, những nơi dự định ghé thăm và không sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Hành khách có thể được yêu cầu duy trì dữ liệu GPS trên điện thoại thông minh để dễ dàng truy vết tiếp xúc trong trường hợp họ bị phát hiện nhiễm virus.
Video đang HOT
Hành khách theo dõi lịch trình bay tại một sân bay ở Tokyo, Nhật Bản hồi tháng 1. Ảnh: Kyodo News.
Chính phủ Nhật cũng đang xem xét lập các trạm xét nghiệm đối với những người xuất cảnh vì một số quốc gia đã bắt đầu mở cửa biên giới với những người cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, 181 quốc gia, vùng lãnh thổ đã áp lệnh hạn chế đi lại ở các mức độ khác nhau với Nhật để ngăn Covid-19, trong đó có Việt Nam, Australia, New Zealand và Thái Lan. Việc nới lỏng các hạn chế du lịch dự kiến có tính tương hỗ và các cuộc thảo luận đang được tiến hành với các quốc gia này về cách thực hiện mà không gây nguy cơ lây lan nCoV.
Tùy thuộc vào tình hình, chính phủ Nhật sẽ mở rộng danh sách sau này sang các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 7,5 triệu người nhiễm và gần 420.000 người tử vong. Nhật Bản hiện cấm nhập cảnh đối với 111 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như du khách từng đến những nơi này trong hai tuần qua.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét cẩn thận các biện pháp để khôi phục một phần đi lại quốc tế theo từng bước, đồng thời chú ý ngăn ngừa dịch bệnh lây lan”, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói với một ủy ban quốc hội.
Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét công bằng mặt hàng gỗ dán
Bộ Ngoại giao cho rằng việc Mỹ điều tra gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam do nghi dùng nguyên liệu của Trung Quốc cần được xem xét công bằng.
"Vấn đề này cần được xem xét khách quan, công bằng, phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thông lệ quốc tế cũng như quan hệ kinh tế thương mại đang phát triển tốt đẹp của hai bên, đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước", bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo thường kỳ chiều 11/6.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang xem xét điều tra sản phẩm gỗ dán nhập khẩu của Việt Nam.
Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ ngày 10/6 cho biết việc xem xét được thực hiện theo yêu cầu của Liên minh Thương mại Công bằng về Gỗ dán, đại diện cho các nhà sản xuất gỗ dán ở Bắc Carolina và Oregon. Cuộc điều tra sẽ tìm hiểu xem các nhà sản xuất Việt Nam có sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc, vốn đang chịu thuế nhập khẩu của Mỹ, hay không.
Nếu có, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chỉ đạo hải quan nước này bắt đầu thu tiền đặt cọc đối với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam. Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá 183,6% và thuế chống trợ cấp tới 194,9% đối với sản phẩm gỗ dán Trung Quốc.
Công nhân một công ty sản xuất gỗ ở Bình Dương. Ảnh: HHGBD.
Bà Hằng khẳng định Việt Nam luôn thực thi nghiêm túc và đầy đủ các cam kết của WTO, các bộ ngành cũng thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ mà Thủ tướng đã phê duyệt tháng 7/2019. Người phát ngôn cho biết quan hệ kinh tế thương mại đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam phát triển tốt đẹp, với kim ngạch năm 2019 đạt 76 tỷ USD.
"Chủ trương nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại đầu tư song phương theo hướng hài hoà, bền vững, mang lại lợi ích cho cả hai nước", người phát ngôn nói.
Bộ trưởng Công an, Viện trưởng VKS cam kết không hình sự hóa quan hệ kinh tế Phát biểu tại hội nghị Chính phủ với DN hôm qua, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an và Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đều cam kết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Bộ Công an tập trung 6 nhóm giải pháp trọng tâm để hỗ trợ DN...