Nhật sắp khai tử lò phản ứng hạt nhân
Hôm nay, Nhật Bản vừa tắt một lò phản ứng hạt nhân để bảo trì, khiến nước này chỉ còn duy nhất một trong số 54 lò hạt nhân còn hoạt động sau thảm họa động đất sóng thần năm ngoái.
Một công nhân đang trong phòng điều hành lò phản ứng số 6 ở tổ hợp Kashiwazaki-Kariwa, sau khi nó được ngừng hoạt động.
Theo AP, lò phản ứng số 6 ở tổ hợp Kashiwazaki-Kariwa đã được công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ngắt khỏi lưới điện sáng nay. TEPCO cũng là đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, phía đông bắc Tokyo, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân sau thảm họa kép 11/3/2011. Lò phản ứng cuối cùng dự kiến được đóng cửa vào đầu tháng 5, khiến nguy cơ thiếu hụt điện năng của Nhật Bản thêm trầm trọng, trong khi nhu cầu điện trong các tháng nắng nóng mùa hè tăng lên.
Các lò phản ứng của Nhật Bản được ngắt điện 13 tháng một lần để kiểm tra định kỳ. Chưa có lò phản ứng nào được phép hoạt động trở lại sau khi chúng bị đóng cửa vào thời điểm xảy ra thảm họa kép ngày 11/3, vì người dân tiếp tục lo ngại về an toàn hạt nhân sau thảm họa Fukushima. Lò phản ứng hạt nhân cuối cùng nằm ở phía bắc đảo Hokkaido, sẽ được đóng cửa vào tháng 5. Trong khi đó, thời điểm các lò phản ứng này được phép tái khởi động vẫn chưa được xác định.
Trước thảm họa, điện hạt nhân chiếm 1/3 lượng điện được sản xuất ở Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản muốn tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân ngay khi các cuộc kiểm tra chứng minh độ an toàn của chúng, nhưng dự định này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận. Bên cạnh đó, lo ngại phản ứng dữ dội về chính trị, các nhà lãnh đạo địa phương cũng miễn cưỡng tán thành sự phản đối này của dân chúng.
Giới chức Nhật Bản vừa yêu cầu tất cả lò phản ứng hạt nhân phải thực hiện các cuộc kiểm tra độ an toàn. Biện pháp này được thực hiện tương tự như ở Pháp và những nơi khác tại châu Âu, nhằm đánh giá khả năng chịu đựng của lò phản ứng với động đất, sóng thần, bão, mất điện và các cuộc khủng hoảng khác.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã hứa cắt giảm sự lệ thuộc của Nhật Bản vào điện hạt nhân, và đang lên kế hoạch công bố một chính sách năng lượng vào mùa hè tới. Trong khi đó, Nhật Bản đang tạm sử dụng các nhà máy điện chạy bằng dầu và than để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng được yêu cầu giảm lượng điện sử dụng để thực hiện chính sách tiết kiệm của chính phủ Nhật.
Bình An
Theo Infonet.vn
Nhật Bản: Khủng hoảng hạt nhân vượt xa Fukushima
Trên một sườn đồi phía bắc Nhật Bản, những tuabin gió xoay tròn trong không khí lạnh, chế nhạo những nỗ lực củng cố tương lai ngành điện hạt nhân bị thoái chí tại một tổ hợp công nghiệp kế bên.
Trang trại năng lượng gió tại Rokkasho hiện lên gần nhà máy tái chế hạt nhân đầu tiên của Nhật (ảnh), một tổ hợp những tòa nhà không cửa sổ được cho là khởi đầu từ 15 năm trước nhưng giờ chỉ mới gần hoàn thành.
Nhùng nhằng bởi nhiều vấn đề kỹ thuật dai dẳng, nhà máy này được thiết kế để tái chế nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng. Nó nêu ra một điểm yếu thấy rõ trong nỗ lực khôi phục niềm tin trong ngành công nghiệp đã bị tơi tả từ năm ngoái, khi động đất và sóng thần làm hỏng nhà máy điện Fukushima Daiichi, gây rò rỉ phóng xạ và các cuộc di cư hàng loạt.
Nhưng theo các nhà chỉ trích, dự án Rokkasho quá nhỏ bé, quá trễ và toàn ngành công nghiệp này có nguy cơ đóng cửa trong hai thập kỷ tới trừ khi tìm ra một giải pháp.
Jitsuro Terashima, Chủ tịch Viện nghiên cứu Nhật Bản và là thành viên một ủy ban các chuyên gia cố vấn về chính sách năng lượng cho chính phủ, nói rằng "cần phải có một Rokkasho thứ hai".
Dự trữ lâu dài rác phóng xạ cao là một vấn đề chung đối với tất cả các quốc gia chạy điện hạt nhân, kể cả Mỹ, nhưng các chuyên gia nói điều kiện địa chất không ổn định và địa hình dân cư dày đặc của Nhật làm cho thách thức này lớn hơn nhiều.
Theo CATP
Đoạn tình với hạt nhân, người Nhật thiếu điện dùng Một cuộc thăm dò của tờ Asahi hôm thứ Ba cho biết, đa số người dân Nhật Bản phản đối việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân hiện đang đóng cửa để bảo trì. Kết quả này đã phản ánh sự mất lòng tin của công chúng đối với năng lượng nguyên tử và giải pháp của chính phủ kể...