Nhặt sạn trong phim cổ trang Việt, Hoa
Dòng phim cổ trang thường mắc nhiều lỗi hơn các thể loại khác, đặc biệt là khâu trang phục luôn khiến người xem thấy khó chịu.
Tại dòng phim cổ trang, lỗi thường xuất hiện nhiều hơn so với các thể loại phim khác. Đặc biệt lỗi tại khâu trang phục lại càng phong phú, hài hước hơn. Lý giải cho điều này có thể viện dẫn nhiều nguyên do: làm phim cổ trang nhưng trang phục chưa được thiết kế đúng với thời gian, văn hóa và lich sử.
Những diễn viên, các chuyên gia hậu kỳ thường vô tình, thậm chí là cẩu thả cho khâu hoàn thiện tạo hình nhân vật. Việc sao chép thiếu sáng tạo y phục của các phim nổi tiếng cộng với việc lai tạp ý tưởng tạo nên những trang phục thiếu thuyết phục thậm chí là vô lý hoặc nực cười…
Trang phục sao chép, lai tạp
Đây là lỗi điển hình của phim cổ trang Việt. Trong thời gian qua, các đơn vị sản xuất phim liên tục khai thác đề tài phim lịch sử. Cuộc đổ bộ của phim cổ trang Việt đã gặp phải không ít sóng gió. Từ các chuyên gia phê bình phim cho đến khán giả nước nhà đều giành nhiều thời gian quan tâm, phân tích và bình luận về các tác phẩm này. Bên cạnh những lỗi sơ đẳng như sai lịch sử, xây dựng nhân vật không đúng đắn, lời thoại quá hiện đại thì việc nhặt “sạn trang phục” được khán giả bàn tán rất rôm rả.
“Đi sau đẻ muộn”, lại quá thân thiết với “ông lớn” của dòng phim cổ trang như điện ảnh Trung Quốc nên phim cổ Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng. Trong hàng loạt những bộ phim đề tài lịch sử hay lấy bối cảnh quá khứ của Việt, nhân vật được xây dựng tạo hình rất giống với các nhân vật trong phim Trung Quốc.
Hảo hán, anh hùng, thuyền quyên, mỹ nữ, vua chúa, hoàng hậu, nô tỳ cho đến cả thường dân trong phim Trung đều được “bê” về Việt Nam. Mũ, khăn, áo của nam cho đến váy, áo khoác, trang sức, tóc tai của nhân vật nữ đều được các nhà làm phim Việt sao chép đến 95%. Sự giống nhau này không chỉ làm các nhà phê bình phim bức xúc mà còn khiến đông đảo khán giả hoang mang về văn hóa mặc của người Việt xưa.
Phim Thái Tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long gặp khó khăn khi xin công chiếu vì trang phục của diễn viên giống Trung Quốc.
Các nhân vật nữ chính trong phim cổ trang Việt với các kiểu tóc phỏng theo phim kiếm hiệp Kim Dung.
Hai nhân vật trong phim Anh chàng vượt thời gian có trang phục là váy quây và tóc kiểu như mỹ nhân Hoa ngữ xa xưa.
Bộ trang phục của Thạnh Sanh trong phim cùng tên thuần Việt giống của con nhà giàu và pha trộn nhiều ý tưởng.
Lỗi bất cẩn, cẩu thả
Những hạt sạn do lỗi bất cẩn, cẩu thả thường không gây tác hại quá lớn cho tác phẩm điện ảnh, nhưng nó khiến các diễn viên cho đến nhà sản xuất phải xấu hổ với khán giả. Lỗi này thường xảy ra với những bộ phim nhiều tập. Khi các diễn viên chạy show vội vã lao đến trường quay thay đồ, đôi khi quên soi gương thật kỹ.
Kết quả là nhiều khi các anh hùng xưa cũng lấp ló iPhone bên mép túi quần, các cái bang xưa giàu có đến nỗi trên tay lấp lánh đồng hồ vàng hay các cung tần mỹ nữ vẫn nhộn nhịp khua giầy đế đỏ trong hoàng cung. Chưa kể đến nhiều phân cảnh nóng bỏng như người đẹp cởi áo mà tem mác áo nịt ngực vẫn còn vương vấn đậu lại trên thước phim khiến khán giả phải phì cười.
Video đang HOT
Nhân vật Jang Ok Jung của kiều nữ Kim Tae Hee rộn rảng khua giầy cao gót trong hoàng cung.
Thành viên Hyomin của nhóm T-ara có vai diễn ấn tượng trong bộ phim Gyebaek bởi cô có nhiều cảnh hành động hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều người tự hỏi ở thời đó, đả nữ kiếm đâu ra đôi bốt da đế cao su sành điệu này.
Đôi giày Trương Bá Chi đi trong Dương Môn Hổ Tướng vẫn còn nguyên thương hiệu của nhãn hàng nổi tiếng.
Càn Long vẫn đeo đồng hồ vàng.
Thảo dân thôn nữ cũng xúng xính đồng hồ
Trang phục hiện đại, sexy
Cùng với mốt khoe ngực rầm rộ, thời trang thoáng mát xuất hiện rất nhiều trong phim cổ trang châu Á thời gian qua. Không chỉ Trung Quốc, Hàn Quốc, phim cổ trang Việt cũng nhiều lần khiến khán giả hoa mắt trước những mỹ nhân khoe lưng trần mênh mông, vai thon nõn nà, chân dài bất tận và vô số những “điểm nóng” khác trên cơ thể.
Nhiều khán giả tròn mắt khi chứng kiến người đẹp trong bối cảnh quá khứ nhưng ngang nhiên mặc áo hai dây, váy quây, áo cúp ngực, áo chẽn, áo hở rốn, quần short, váy ngắn… Ngoài ra hệ thống phụ kiện cũng đa dạng, phong phú, hiện đại không thua kém bất cứ tín đồ thời trang nào trên đường phố Paris.
Dẫu biết phim cổ trang mang nhiều màu sắc thần tiên, mộng tưởng. Các nhân vật thường xuất chúng, hội tụ nhiều tinh hoa cổ quái, thần thông nhưng việc để các người đẹp nhuộm tóc rực rỡ, “phẩy light” nổi bật hay thậm chí là đeo kính giãn tròng đổi màu quá lộ liễu cũng khiến người xem khó chấp nhận.
Trang phục của các nữ diễn viên trong Mỹ nhân kế quá hở hang khiến khán giả phải hoa mắt.
Bào Lôi trong Công chúa bướng bỉnh tha hồ khoe lợi điểm cơ thể.
Hà Mỹ Điền trong phim Liễu tam biến y như vũ công múa bụng màu mè diêm dúa nhưng cực kỳ sexy.
Cao Viên Viên trong phim Tần vương Lý Thế Dân với nhiều pha khoe ngực mát mắt.
Jang Na Ra trong phim Công chúa bướng bỉnh ăn mặc như tiểu thư nước Pháp.
Trần Tú Lệ trong Công chúa bướng bỉnh liên tục bị đạo diễn cho ăn vận thiếu vải.
Người đẹp Hàn Tuyết và những trang phục vừa hiện đại vừa sến sẩm.
Theo Khám phá
Helen Thanh Đào vì sao có mặt ở LHP Kim Mã?
Sự xuất hiện của nữ diễn viên Việt Nam với bộ váy sexy ở LHP danh giá nhất châu Á khiến nhiều khán giả bất ngờ. Tuy nhiên, Helen Thanh Đào là một gương mặt rất được chú ý trên màn ảnh Đài Loan.
Sinh ngày 23/9/1983 tại Đài Loan, cha Helen Thanh Đào (tên thật Lê Thanh Đào) là người Đài Loan, mẹ mang hai dòng máu Việt - Ấn. Ngay từ nhỏ, cô đã được mẹ đưa về Việt Nam sống với bà ngoại. Năm 14 tuổi, cô trở lại Đài Loan, học tại trường nữ sinh Mỹ Cảnh Đài Bắc (Taipei Municipal Jingmei Girls' Senior High School). Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô sang Mỹ du học ngành Kinh tế tại Đại học California, Los Angeles. Năm 22 tuổi, trong một chuyến về Việt Nam, Helen Thanh Đào được phát hiện, đảm nhận vai Khánh Băng trong bộ phim truyền hình Đô la trắng của đạo diễn Trần Cảnh Đôn.
Helen Thanh Đào xuất hiện trên thảm đỏ LHP Kim Mã với tư cách một diễn viên Đài Loan.
Với gương mặt xinh đẹp và diễn xuất tự nhiên, ngay vai diễn đầu tiên, Helen Thanh Đào đã nhanh chóng trở thành một cái tên quen thuộc, được yêu thích trên màn ảnh Việt với giải Nữ diễn viên phụ HTV được yêu thích năm 2006. Sau đó, cô tham gia các phim Hai mảnh đời (2006), Giá mua một thượng đế(2006), Ván cờ tình yêu (2007), Luật giang hồ (2007), Cuộc chiến hoa hồng (2008), Sóng gió thương trường (2008), Tiếng dương cầm trên biển (2009) và Định mệnh (2009).
Năm 2010, mẹ cô qua đời, Helen Thanh Đào quyết định chia tay màn ảnh Việt, trở lại quê cha Đài Loan. Đó cũng là lý do vì sao khán giả Việt Nam không thấy cô xuất hiện trên màn ảnh Việt.
Một mình ở Đài Loan sau khi cha mẹ qua đời (cha cô mất năm cô 15 tuổi), Helen Thanh Đào vẫn không từ bỏ niềm đam mê nghệ thuật của mình. Cô tiếp tục tìm kiếm cơ hội diễn xuất, thậm chí lên mạng theo dõi những đợt casting với mong muốn trở lại phim trường. Tuy thời gian sống ở Đài Loan không nhiều nhưng vốn tiếng Quan thoại rất tốt nên may mắn sớm mỉm cười với Helen Thanh Đào.
Helen Thanh Đào cùng các diễn viên trong "Nhớ mùi hương đu đủ"
Cô bắt đầu sự nghiệp diễn viên tại Đài Loan bằng vai nữ chính trong bộ phim Nhớ mùi hương đu đủ trên Đài truyền hình Công Thị (Taiwan Public Television). Tiếp đó là Chia tay với anh (Đài truyền hình Đài Loan). Với hai tác phẩm truyền hình này, Helen Thanh Đào bắt đầu được khán giả Đài Loan biết đến và trở thành một trong những gương mặt mới được báo chí săn đón khi tham gia bộ phim điện ảnh Dạ liên hương (My Little Honey Moon) của đạo diễn Trịnh Hữu Kiệt.
Helen Thanh Đào được đề cử giải Nữ diễn viên chính xuất sắc LHP Kim Chung với vai diễn trong phim "Dạ liên hương"
Trailer của phim "Dạ liên hương"
Trong Dạ liên hương, Helen Thanh Đào đóng vai Quỳnh Nga - một cô gái người Việt làm dâu xứ Đài có số phận kém vui khi con gái bị bệnh tự kỷ, còn chồng thì không chịu thông cảm cho nỗi nhớ quê hương của người vợ xa xứ. Ngoại hình xinh đẹp, nét diễn chân thực, vai diễn đầu tiên trên màn ảnh Đài Loan này đã đưa cô vào danh sách đề cử giải Nữ diễn viên chính xuất sắc LHP Kim Chung (một LHP uy tín của truyền hình Đài Loan).
Helen Thanh Đào trong "Mùa chim di cư"
Tác phẩm mới nhất của Helen Thanh Đào là Mùa chim di cư - một bộ phim điện ảnh về đề tài gia đình rất cảm động, lấy nước mắt của nhiều khán giả do đạo diễn Thái Ngân Quyên thực hiện, đã công chiếu vào cuối tháng 9 vừa rồi. Vẫn đảm nhận vai một cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan, diễn xuất của Helen Thanh Đào được đánh giá cao, có sự tiến bộ thấy rõ.
Helen Thanh Đào và Trang Khải Huân - bạn diễn trong phim "Mùa chim di cư",
được đề cử giải Nam diễn viên phụ xuất sắc tại LHP Kim Mã vừa qua.
Thời gian gần đây, Helen Thanh Đào đã trở thành cái tên hot trên các trang báo Đài Loan, khán giả gọi cô là " Lâm Chí Linh Việt Nam", nhiều chương trình truyền hình đã mời cô trò chuyện với tư cách là một ngôi sao trẻ.
Theo TTVN
Nỗi khổ không ai thấu của phim cổ trang Việt Phim cổ trang nội địa thường gặp nhiều khó khăn, mà khó nhất là làm vừa lòng khán giả. Từ trước đến nay, số lượng phim cổ trang, kiếm hiệp Việt Nam không nhiều. Những lý do khiến nhà sản xuất ít làm phim dạng này thì có thể là thiếu vốn đầu tư, kịch bản không hấp dẫn... Nhưng có lẽ, cái...